Tài nguyên cây tinh dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.2. Tài nguyên cây tinh dầu

Từ lâu loài người đã sử dụng tinh dầu trong nhiều lĩnh vực. Có thể thấy rằng cách đây khoảng 4.000 năm người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng tinh

dầu để ướp xác các vua chúa, Hoàng đế. Ngoài ra việc sử dụng tinh dầu để chữa bệnh, làm gia vị đã có từ hàng ngàn năm trước đây.

Ngày nay, sau ngành thực phẩm và ngành dược phẩm thì ngành sử dụng nguồn nguyên liệu lớn thực vật có tinh dầu là ngành công nghiệp hương liệu và dược-mỹ phẩm, đây thực sự là những ngành đem lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, tinh dầu còn được sử dụng trong công nghiệp sơn, công nghiệp chế biến một số hoá chất như tecpin, menthol, cineol, long não...

Qua điều tra và thừa kế các kết quả nghiên cứu gần đây, đã thống kê được 146 loài thực vật có tinh dầu thuộc 120 chi, 55 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Dương xỉ (Polyodiophyta), Thông (Pipnophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta).

Nguồn thực vật có tinh dầu ở rừng Hương Sơn khá đa dạng và phong phú. Số lượng chi trong mỗi họ rất khác nhau, dao động từ 1-8 chi/họ, trung bình một họ có 2,18 chi. Các họ có nhiều chi chứa tinh dầu như: họ Cúc (Asteraceae) có 9 chi; họ Cam (Rutaceae) có 8 chi; họ Vang (Caesalpiniaceae) và họ Long não (Lauraceae) đều có 5 chi/họ; Na (Annoaceae), họ Bông (Malvaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae) đều có 4 chi/họ; 48 họ còn lại có từ 1-3 chi (bảng 3.11).

Bên cạnh đó, số lượng loài phân bố trong các họ rất khác nhau, dao động từ 1-13 loài/họ, trung bình 1 họ có 2,65 loài. Họ Cam (Rutaceae) và họ Cúc (Asteraceae) có số loài nhiều nhất (tương ứng 13 và11loài/họ); tiếp đến họ Long não (Lauraceae), họ Vang (Caesalpiniaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae) đều có 8 loài/họ; họ Dâu tằm (Moraceae) có 6 loài; họ Cà (Solanaceae) 5 loài; và 3 họ đều có 4 loài gồm họ Bông (Malvaceae), họ Na (Annonaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Ngọc lan (Magnoliaceae). 44 họ còn lại có từ 1-3 loài.

Phân tích tương tự như trên cho thấy số lượng loài phân bố trong các chi cũng rất khác nhau. Chi Ficus có 5 loài; chi Litsea 4 loài; chi

Zanthoxylum, Phyllanthus, Clausena, Michelia, Gnaphalium và Senna đều có 3 loài. 112 chi còn lại chỉ có từ 1-2 loài. Trung bình 1 chi có 1,21 loài. Có thể thấy rất nhiều chi đơn loài.

Bảng 3.8: Biến động số lượng loài và chi trong họ thực vật có tinh dầu ở rừng Hương Sơn (Hà Nội)

Biến động về số lượng loài/số họ Số lượng loài Số lượng họ Số lượng loài Số lượng chi Số lượng chi Số lượng họ

Như vậy, ngoài việc đánh giá đa dạng ở các bậc taxon thì việc phân tích về số chi trung bình của một họ (hệ số họ), số loài trung bình của một chi (hệ số chi) và số loài trung bình của một họ cho thấy rõ hơn về cấu trúc hệ thống nguồn tài nguyên cây tinh dầu và hình dung sự phân bố loài trong các bậc taxon ở khu vực nghiên cứu. Theo cách tính này thì trung bình một họ có 2,18 chi (tức hệ số họ là 2,18); trung bình một chi có 1,2 loài (hệ số chi là 1,21) và trung bình một họ có 2,65 loài (tức số loài trung bình của một họ là 2,65).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w