Kinh nghiệm huy động nguồn lực của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 29 - 31)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1. Kinh nghiệm huy động nguồn lực của tỉnh Lạng Sơn

Là một tỉnh miền núi, biên giới nên việc cân đối ngân sách cho xây dựng nông thôn mới là hết sức khó khăn đối với Lạng Sơn. Mặc dù đã rất quan tâm, chắt chiu từng đồng vốn, song nguồn lực phân bổ cho các xã là không nhiều. Ví dụ như xã Sơn Hà, tuy là một trong những xã điểm tập trung chỉ đạo của huyện Hữu Lũng, tính riêng các nguồn vốn ngân sách cấp trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới trong vòng 2 năm qua chỉ ở mức trên 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nguồn lực khiêm tốn này lại có tác dụng rất lớn trong việc khơi gợi sức dân, huy động được sức mạnh nội lực trong cộng đồng. Trong 4 năm qua, huyện đã cân đối ngân sách hỗ trợ cho nhân dân trong xã gần 800 tấn xi măng với tổng kinh phí khoảng

802 triệu đồng, từ nguồn hỗ trợ này xã đã tăng cường tuyên truyền, vận động và huy động được nhân dân đóng góp đối ứng gần 1 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn. Điển hình như thôn Na Hoa, mỗi hộ tự nguyện đóng góp 950.000 đồng, hay như thôn En, đóng góp 1.800.000 đồng/hộ... để bê tông hóa đường liên thôn. Ngoài ra, còn nhiều hộ tự nguyện hiến đất để mở rộng đường cho đạt với tiêu chí nông thôn mới. Qua đó đã nâng tỷ lệ km đường được bê tông của toàn xã lên 73,52%. Không kể ngày công lao động, diện tích đất đã hiến để xây dựng công trình công cộng, chỉ tính riêng số tiền trực tiếp đóng góp để củng cố hạ tầng nông thôn, trong 4 năm qua, nhân dân xã Sơn Hà đã huy động được hơn 1,2 tỷ đồng, chiếm trên 50% nguồn lực đầu tư vào địa bàn. Theo thống kê của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới thì trong vòng 2 năm qua, tổng nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là gần 450 tỷ đồng. Trong đó, ngoài nguồn vốn hơn 65 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, Lạng Sơn đã chắt chiu từ ngân sách tỉnh, huyện, xã dành nguồn lực đầu tư trên 85 tỷ đồng cho các xã. Nguồn vốn tín dụng và vốn lồng ghép từ các chương trình khác khoảng 270 tỷ đồng. Đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh đã huy động được gần 29 tỷ đồng.

Hàng loạt các chương trình được triển khai, kết quả cụ thể là đã có rất nhiều ngôi nhà bán trú được xây dựng ở vùng sâu vùng xa thông qua chương trình của Tỉnh đoàn thanh niên; hàng vạn người dân có nhu cầu được tạo điều kiện vay vốn xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất thông qua các kênh của Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh… Nhiều địa phương còn băn khoăn về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Nhưng giờ, những băn khoăn, nghi ngại ấy đã qua đi. Cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp đang tạo ra một nguồn lực tổng hợp làm nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng nông thôn mới (theo Văn phòng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn) [28].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)