4. Ý nghĩa của đề tài
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đạt được những mục đích đề ra, luận văn phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề, các phương pháp cụ thể bao gồm:
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng quyết định đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài.
Văn Bàn là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn.
* Chọn xã nghiên cứu
+ Chọn 3 xã trong 22 xã triển khai chương trình xây dựng NTM của huyện Văn Bàn để nghiên cứu: Xã Làng Giàng, xã Khánh Yên Hạ và xã Liêm Phú.
+ Ba xã được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này có nhiều đặc điểm khác nhau về kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, thể hiện cho 3 vùng đặc trưng của huyện Văn Bàn:
Xã Làng Giàng: Là xã vùng 2 nằm ở phía tây huyện Văn Bàn, 65% dân tộc tày sinh sống.
Xã Khánh Yên Hạ: Là xã vùng 2 nằm ở phía đông bắc huyện Văn Bàn. Xã Liêm Phú: Là một xã vùng 3 nằm ở phía tây bắc của huyện Văn Bàn.
+ Phỏng vấn đại diện 5 đoàn thể chính trị - xã hội ở từng xã (Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên), Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM, Trưởng Ban quản lý xây dựng NTM, tổng cộng có 21 cán bộ 3 xã được phỏng vấn.
+ Phỏng vấn mỗi xã 3 trưởng thôn, tổng cộng có 9 cán bộ lãnh đạo cấp thôn được phỏng vấn. Tổng số cán bộ xã và cán bộ thôn điều tra phỏng vấn ở 3 xã là 30 cán bộ.
+ Tại mỗi xã lựa chọn 3 thôn để tiến hành điều tra, mỗi thôn chọn mẫu 10 hộ để điều tra phỏng vấn. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở mỗi xã là 30 hộ. Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 3 xã nghiên cứu là 90 hộ.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Để có được đầy đủ thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá đáp ứng yêu cầu của mục đích nghiên cứu đề tài tiến hành từng bước và sử dụng nhiều phương pháp thu thập số liệu:
- Thông tin thứ cấp: Tổng hợp lý luận về nguồn lực và huy động nguồn lực trong phát triển nông thôn và xây dựng NTM; tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến các chương trình xây dựng NTM, trong đó tập trung vào nội dung liên quan đến nguồn lực cho thực hiện chương trình; tập hợp, phân loại rõ từng loại nguồn lực, bản chất từng loại, thực tế huy động, các cơ chế chính sách huy động, khó khăn, trở ngại trong việc huy động từng loại nguồn lực; tổng hợp các tài liệu từ các chương trình phát triển nông thôn trong nước và quốc tế để rút ra một số bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực cộng đồng có thể áp dụng phù hợp cho xây dựng NTM ở Việt Nam.
- Thông tin sơ cấp: Nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM theo quan điểm, ý kiến của những đối tượng trả lời khác nhau:
Dùng phiếu điều tra: Công việc này được tiến hành sau khi đã lựa chọn được đối tượng điều tra. Phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu sau: + Điều tra 30 cán bộ có liên quan đến công tác xây dựng NTM ở xã, thôn những thông tin về việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM.
+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nông dân ở 03 xã (mỗi xã 30 hộ) với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị, tiến hành làm thử trước hết ở một số ít hộ, sau đó được chỉnh sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và cuối cùng là
dùng để điều tra phỏng vấn toàn bộ các hộ nông dân được chọn. Số liệu thu thập được thông qua điều tra và được kiểm tra lại.
Số liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng chủ yếu đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM tại các xã nghiên cứu... xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như là cơ sở để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện.
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.3.3.1. Tổng hợp, xử lý số liệu
* Đối với số liệu sơ cấp (số liệu đã công bố)
Sau khi được thu thập, toàn bộ những số liệu này được xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê dùng để so sánh, đối chiếu đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết.
* Đối với số liệu sơ cấp
Toàn bộ số liệu thu thập được trên các phiếu điều tra đều được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán EXCEL trên máy vi tính xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề ra.
2.3.2.2. Phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra, qua đó nhận biết tính quy luật. Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như tình hình kinh tế, trình độ học vấn, mức ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình... qua đó đánh giá được sự huy động nguồn lực trong xây dựng NTM.
- Phương pháp thống kê so sánh
Tiến hành phân tích thực trạng, sự đóng góp của người dân và các doanh nghiệp, HTX... trong xây dựng NTM. Đề tài sử dụng phương pháp
thống kê so sánh để phân tích và phản ánh tình hình, những chỉ tiêu này dùng để phản ánh thực trạng về kinh tế hộ, về sản xuất nông nghiệp, tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng công trình có sự tham gia đóng góp của người dân và các hoạt động của chương trình xây dựng NTM. Từ đó xác định hiệu quả có được từ vai trò của người dân nông thôn.
- Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển nông thôn của Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT, cán bộ huyện, xã của địa bàn nghiên cứu; trao đổi, thảo luận với cán bộ Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã, các chủ hộ tham gia chương trình từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, viết báo cáo
- Tổng hợp các thông tin điều tra phỏng vấn tại 3 xã
- Xử lý và phân tích thông tin, số liệu bằng phần mền Excel