.10 Đóng góp của nhân dân xã Làng Giàng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 83 - 110)

các công trình xây dựng NTM

STT Nội dung Tổng giá trị

(triệu đồng)

Nhân dân đóng góp

(triệu đồng)

1 Giao thông 1.015 330,34

2 Kênh mương nội đồng

3 Nhà văn hóa xã 1.170 500

4 Môi trường (Nghĩa trang) 3.086 1.778

Nguồn: Báo cáo 3 năm xây dựng NTM của xã Làng Giàng

Qua bảng trên, chúng ta thấy nguồn vốn đóng góp của nhân dân thì mới được phân bổ vào 2 nội dung đó là xây dựng CSHT và phát triển kinh tế và tổ chức sản suất: trong đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất chiếm đến 99,65%, còn nội dung phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất chỉ chiếm 0,35%.

Tuy nhiên, xã Làng Giàng đã huy động được nguồn lực rất lớn từ các doanh nghiệp trên địa bàn xã. Ông Đàm Sông Hương, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trong chương trình xây dựng NTM tính đến tháng 12/2017, Làng Giàng đã huy động được 10 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình. Chính vì vậy đến cuối năm 2017 xã đã có 12 công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và đang phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Giao thông nông thôn, một trong những tiêu chí khó đạt được của chương trình xây dựng NTM đã được Làng Giàng hoàn thành trong năm 2017. Đối với việc xây dựng đường bê tông, một số thôn của xã đã có những cách thức triển khai thực hiện rất phù hợp. Như việc làm đường ở thôn Ích Nộc một trong những thôn khó khăn nhất của xã, toàn bộ hệ thống chính trị của xã Làng Giàng đã vào cuộc, xuống tận thôn tổ chức họp dân tìm hiểu những vướng mắc của người dân. Thông qua đó, lãnh đạo xã hiểu ra khó khăn lớn nhất của nhân dân thôn Ích Nộc là kinh phí đóng góp khá lớn, nhất là với hộ nghèo. Ngay sau đó, lãnh đạo xã và đại diện thôn đã họp, đề ra sáng kiến “Lá lành đùm lá rách”, gia đình nào khá giả sẽ cho gia đình khó khăn hơn vay tiền, tạo điều kiện cho những hộ nghèo góp công để giảm bớt số tiền phải đóng góp. Đồng chí Bí thư Chi bộ Ích Nộc cho biết: Để làm được 1.000m đường bê tông, mỗi khẩu trong xóm phải đóng góp 800 nghìn đồng, trung bình mỗi gia đình phải đóng từ 3 đến 5 triệu đồng. Mặc dù đó là số tiền khá lớn nhưng bằng sự đồng lòng, chung tay góp sức của tập thể thôn Ích Nộc đã nhanh chóng đóng góp đủ và xây dựng hoàn thiện đoạn đường trên.

3.3.5. Huy động nguồn lực ở xã Liêm Phú

3.3.5.1. Một số đặc điểm của xã Liêm Phú khi xây dựng NTM

Liêm Phú là vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái, khí hậu, đất đai thuận lợi cho sinh trưởng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch sinh thái. Tương lai xã Liêm Phú là khu du lịch sinh thái, ẩm thực của huyện.

Tuy nhiên, xã cũng còn rất nhiều khó khăn:

- Trồng lúa, trồng rừng được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nhưng mức đầu tư thâm canh còn thấp.

- Công tác chuyển giao ứng dụng KHCN vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ. Người sản xuất chưa được đào tạo các kĩ thuật mới một cách hệ thống và toàn diện.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất trồng lúa không tập trung, sản xuất chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, manh mún khó áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất.

- Công tác tham mưa của một số đoàn thể còn hạn chế, nội dung hoạt động của tổ chức đoàn thể ở cơ sở chưa có chiều sâu, tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt còn chưa cao. Năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, tinh thần trác nhiệm với công việc được phân công chưa cao, chưa phát huy được vai trò tham mưu, đề xuất.

3.3.5.2. Tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng NTM

Tính đến tháng 12/2017, theo báo cáo tổng kết của xã Liêm Phú tổng nguồn vốn của NSNN đầu tư xây dựng NTM là 6.973 triệu đồng, vốn huy động từ các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn là không triệu đồng, vốn huy động từ nhân dân là 3.338 triệu đồng.

Bảng 3.11: Nguồn vốn xây dựng NTM tại xã Liêm Phú đến tháng 12/2017

STT Nguồn vốn Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Ngân sách Nhà nước 3.635 52 2 Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã 0 0 3 Vốn tín dụng 0 0 4 Vốn nhân dân đóng góp 3.338 48 Tổng cộng 6.973 100

(Nguồn: Báo cáo 3 năm xây dựng NTM của xã Liêm Phú)

Cũng giống như các địa phương khác, nguồn vốn xây dựng nông thôn mới của xã Liêm Phú chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước: 3.635 triệu đồng chiếm 52%. Nguồn vốn này được đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: đường giao thông, chợ, trường học, nhà văn hóa,… Đây là các tiêu chí hữu hình, nhìn chung dễ làm, cần huy động nguồn lực lớn lại có thể thay đổi ngay hiện trạng bộ mặt hạ tầng nông thôn. Các tiêu chí về cơ sở hạ tầng

dễ dàng đạt được nếu so với các tiêu chí như: tăng thu nhập, cơ cấu lao động, việc làm hay tổ chức kinh tế.

Nguồn huy động từ nhân dân chiếm đạt 3.338 triệu đồng chiếm tỷ lệ 48% tổng vốn xây dựng NTM. Giá trị nguồn đóng góp này được quy từ tiền nhân dân hiến đất phục vụ xây dựng các công trình KT-XH, huy động công lao động. Là một xã vùng khó khăn của huyện, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập đầu người thấp. Nên đóng góp bằng tiền mặt từ người dân là không có. Giá trị tiền trên chủ yếu là từ diện tích đất của các hộ gia đình hiến được quy ra tiền mặt. Ngoài ra, là công lao động của người dân được quy ra tiền mặt. Thêm vào đó, người dân cũng đóng góp bằng vật tư xây dựng như: đá, sỏi, cát, gỗ,….

Nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ở xã Liêm Phú trong 3 năm (2015 - 2017) tất cả đều dùng cho công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong 3 xã nghiên cứu thì nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới ở xã Liêm Phú là thấp hơn cả, đặc biệt là vốn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã của Liêm Phú là không có. Sở dĩ nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, hợp tác xã của xã khó như vậy là do trên địa bàn xã thì chỉ có một doanh nghiệp là Doanh nghiệp khai thác thủy điện và 4 hợp tác xã Nông lâm dịch vụ.

Liêm Phú là một xã miền núi và thu nhập chính của người dân là từ sản xuất nông nghiệp, trồng rừng; từ năm 2010 chương trình NTM đã được triển khai và đi vào thực hiện tại xã, tuy nhiên do còn nhiều vấn đề khó khăn nên việc huy động nguồn lực của cộng đồng cho xây dựng NTM ở xã Liêm Phú còn rất ít.

Như vậy theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, thì vốn huy động từ cộng đồng dân cư của cả 3 xã nghiên cứu là tương đối cao. Tuy nhiên, vốn huy động từ tín dụng và doanh

nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác lại rất thấp (đặc biệt là xã Liêm Phú), trong 3 xã nghiên cứu thì chỉ có xã Khánh Yên Hạ là huy động được nguồn vốn từ doanh nghiệp tương đối cao (chiếm hơn 30%) và vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư là thấp hơn so với Quyết định 800/QĐ-TTg còn 2 xã Làng Giàng và Liêm Phú thì nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước vẫn là chủ yếu (chiếm hơn 60%).

3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Văn Bàn nông thôn mới tại huyện Văn Bàn

3.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Văn Bàn

Cơ cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, như trước khi thực hiện chương trình xây dựng NTM các xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, huyện Văn Bàn nói riêng, điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản thấp kém, nhiều thôn vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn chưa có đường cấp phối, chưa có điện lưới quốc gia; khoảng cách giữa các thôn, các xã khá xa, có thôn đi xuống xã phải mất 2-3 giờ đi bộ; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, vào năm 2011 trước khi xây dựng NTM tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Lào Cai là trên 40 % (theo tiêu chí cũ), năm 2015 tỷ lệ nghèo theo chí nghèo đa chiều còn 34,45%, trong đó huyện Văn Bàn 27%, hộ nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn nên khi triển khai xây dựng NTM việc huy động nguồn lực từ người dân tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất khó khăn. Việc thực hiện NTM của huyện Văn Bàn nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung các tiêu chí có xuất phát điểm thấp, năm 2012 bình quân mỗi xã đạt 4 - 5 tiêu chí, có xã đạt 01 tiêu chí, vì vậy để hoàn thành các tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM của khu vực là khó khăn, cần có nguồn vốn lớn, trong khi đó nguồn cấp từ trung ương hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu.

Nguồn lực tài chính từ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình 135 đối với huyện Văn Bàn những năm gần đây có xu hướng giảm, việc cấp vốn dàn trải nhiều năm cho một công trình nên khó khăn để cho các

doanh nghiệp ứng vốn để thi công công trình, dẫn đến những năm đầu việc nợ đọng công trình xây dựng về NTM còn khá phổ biến. Vốn tín dụng từ ngân sách trung ương cho các tỉnh có xu hướng giảm, vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hàng năm Trung ương phân bổ không nhiều, trong khi đó một số ngân hàng tình trạng nợ xấu hàng năm tăng, không thu được vốn, dẫn đến tình trạng người dân thiếu vốn để đầu tư sản xuất còn diễn ra. Huy động nguồn tài chính từ cộng đồng dân cư được thực hiện vận động tự giác, tuy nhiên để huy động tập chung vẫn cần thông qua việc phân bổ nghĩa vụ đóng góp theo hộ gia đình là chủ yếu, xong không thể huy động đóng góp của người dân ở mức cao, vượt quá khả năng.

3.4.2. Chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Để thực hiện Chương trình xây dựng NTM Chính phủ đã ban hành các chính sách để thu hút doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, nay là nghị định số 57/2018/NĐ- CP, ngày 17/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, theo đó có các chính sách về ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời hạn từ 11 đến 15 năm đầu; hỗ trợ tập trung đất đai, hỗ trợ tiếp cận tín dụng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, ngày 04/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, chính sách này chủ yếu hỗ trợ các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm như: Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con giống lợn, trâu, bò đực giống cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối

giống dịch vụ

Nghị định số 65/2017/NĐ-Cp, ngày 19/5/2017 của Chính phủ ban hành chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác cây dược liệu; chính sách này chủ yếu hỗ trợ sản xuất giống dược liệu đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nuôi trồng, khai thác dược liệu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mức hỗ trợ 01 lần đến 15 triệu đồng/01 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua giống dược liệu cho dự án trồng cây dược liệu tập trung có quy mô từ 05 ha trở lên hoặc cho dự án chăn nuôi tập trung có quy mô từ 02 ha trở lên.

Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; với mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai cũng ban hành các Nghị quyết, quyết định, công văn chỉ đạo như: Quyết định số 61/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Qui định về đầu tư xây dựng công trình Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Công văn số 1456/UBND-NLN ngày 08/4/2016 về cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Lào Cai

3.4.3. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trên địa bàn huyện

Năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ quản lý các cấp, nhất là cán bộ cấp cơ sở là yếu tố đảm bảo sử dụng đúng, có hiệu quả nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước; tổ chức vận động, tham gia quản lý của người dân, đảm bảo huy động tối đa nguồn lực xây dựng NTM. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý địa phương thuộc nhóm tiêu chí hệ thống chính trị trong số 19 tiêu chí thuộc bộ tiêu chí về xây dựng NTM.

Năng lực của một số cán bộ trong ban quản lý, ban chỉ đạo, tiểu ban phát triển nông thôn mới còn hạn chế, sự hiểu biết về chương trình nông thôn mới còn còn hạn chế, một số cán bộ chưa thật sự tâm huyết.

Việc cán bộ tổ chức tuyên truyền nông thôn mới đến với người dân chưa thực sự bài bản, chưa mang lại hiệu quả, các bài tuyên truyền không được chuẩn bị kỹ về nội dung và những vấn đề chính về nông thôn mới nên khi tuyên truyền thì người dân không hiểu được.

Vai trò của một số cán bộ đoàn thể, một số Đảng viên vẫn chưa được phát huy trong phong trào xây dựng NTM tại địa phương.

3.4.4. Nhận thức của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Văn Bàn trên địa bàn huyện Văn Bàn

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM đạt kết quả tốt thời gian qua còn có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên và kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Văn Bàn. Ngay khi Chính phủ và tỉnh Lào Cai ban hành các quyết định về chương trình MTQG về xây dựng NTM, huyện Văn Bàn đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, đề án phát triển KTXH, chương trình; thông qua 5 chương trình, với 16 đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó có đề án riêng về chương trình xây dựng nông thôn mới cho từng giai đoạn. Đồng thời chỉ đạo Đảng ủy các xã ban hành Nghị quyết để lãnh đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng về chương trình xây dựng NTM được nâng cao. Được quan tâm chỉ đạo thực hiện với nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, sâu rộng, giai đoạn 2010 - 2018 đã thực hiện 450 chuyên mục, với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 83 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)