Kinh nghiệm huy động nguồn lực của tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 31 - 32)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.3. Kinh nghiệm huy động nguồn lực của tỉnh Đồng Nai

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã tác động tích cực đến tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai, đó là: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2011- 2014 đạt 4,74%/năm; giá trị sản xuất thu hoạch trên 1 ha diện tích trồng trọt và chăn nuôi đến cuối năm 2014 đạt gần 100 triệu đồng/ha; đời sống vật chất, tinh thần của hầu hết người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên; thu nhập bình quân của người dân nông thôn đến cuối năm 2014 đạt 32,58 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh (đối với khu vực nông thôn hộ nghèo thu nhập 650.000 đồng/người/tháng - cao hơn chuẩn quốc gia) đã giảm xuống còn dưới 1%. Kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn ngày càng được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống ở vùng nông thôn. Dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân được nâng lên rõ rệt. Hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Những kết quả đạt được trong thời gian qua, bên cạnh sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, còn có sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã đồng hành, cùng sát cánh trong phong trào "Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới". Điều đó đã thể hiện qua tổng vốn đầu tư cho xây dựng NTM là gần 62.735 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chỉ chiếm 15%, còn lại là nhân dân và doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng tích cực tham gia đóng góp.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy Đồng Nai rút ra một số kinh nghiệm trong hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM:

Một là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt, quyết đoán trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng

Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM phải xác định và thể hiện "bốn rõ”

Ba là, đối với trách nhiệm của chính quyền, nhất là đối với chính quyền cơ sở phải bảo đảm "bốn sâu sát".

Bốn là, đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải thực hiện nghiêm, đầy đủ "bốn phải",

Năm là, đặc biệt coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và "Dân vận khéo" với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để nông dân hiểu và nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm [29].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)