KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 3.1.1. Chương trình xây dựng NTM của huyện giai đoạn 2015-2017 3.1.1. Chương trình xây dựng NTM của huyện giai đoạn 2015-2017
- Huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách như: Chính sách tín dụng; Chính sách hỗ trợ về Y tế; Chính sách hỗ trợ giáo dục; Chính sách khuyến nông - khuyến lâm; Chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ tiếp cận thông tin... trên địa bàn 22 xã của huyện.
- Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình đã được thành lập từ huyện xuống xã, đến thôn, bản và luôn được củng cố, kiện toàn. BCĐ nông thôn mới & GNBV huyện đã được kiện toàn lại tại Quyết định số 950 - QĐ/HU ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Huyện ủy Văn Bàn.
- BCĐ xây dựng NTM huyện thường xuyên tổ chức họp thường kỳ hằng tháng, quý, năm và chỉ đạo các đơn vị phụ trách các tiêu chí, phòng ban chuyên môn, BCĐ các xã tập trung tiếp tục phát triển sản xuất, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Chỉ đạo thành viên BCĐ huyện bám sát cơ sở, nắm bắt khó khăn vướng mắc kịp thời giải quyết tháo gỡ cho cơ sở.
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động và có giải pháp cụ thể để tối ưu nguồn lực xã hội hóa thực hiện chương trình.
* Kết quả lập đồ án xây dựng NTM và phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân:
- Các đồ án quy hoạch đều đã được công bố, công khai, thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch theo đúng quy định.
- Việc triển khai đầu tư thực hiện nội dung theo đồ án đã được phê duyệt trên địa bàn các xã còn hạn chế do chưa có nguồn lực đầu tư dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý QH.
- Các đồ án Quy hoạch chi tiết trung tâm xã và các điểm dân cư trên địa bàn xã đã được phê duyệt và công bố, công khai. Tuy nhiên, đến nay vẫn
chưa có kinh phí thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa theo đúng quy định, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định.
* Kết quả triển khai mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân:
Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
* Kết quả xây dựng hạ tầng nông thôn:
- Triển khai chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã tổ chức lập quy chế quản lý quy hoạch chung nông thôn mới trên địa bàn các xã theo hướng dẫn số 862/SXD-QHKT ngày 18/4/2017 của sở Xây dựng tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn Quy chế quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới để đảm bảo đạt tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 4758/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Lào Cai.
- Trên địa bàn huyện, hiện nay có 22/22 xã được lập quy hoạch chung tổng thể xây dựng nông thôn mới. Các đồ án quy hoạch đều đã được công bố, công khai, thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch theo đúng quy định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn thiếu quy chế quản lý quy hoạch chung.
* Kết quả thực hiện theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới:
Đến hết năm 2017 trên địa bàn huyện có 06/22 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, đạt 27,3%. Đạt 240 tiêu chí/22 xã, bình quân đạt 10,91 tiêu chí/xã.
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả rà soát các tiêu chí NTM huyện Văn Bàn tính đến tháng 12/2017 huyện Văn Bàn tính đến tháng 12/2017 ĐVT: xã TT Thực hiện các tiêu chí 2015 2016 2017 1 Số xã đạt 19/19 tiêu chí 2 4 6 2 Số xã đạt 15 - 18 tiêu chí 3 1 0 3 Số xã đạt 10 - 14 tiêu chí 2 3 3 4 Số xã đạt 05 - 09 tiêu chí 15 14 11 5 Số xã đạt dưới 05 tiêu chí 0 0 2
Qua đây cho ta thấy, mặc dù là huyện miền núi có nhiều khó khăn, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới còn thấp. Nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện. Huyện Văn Bàn đã đạt được nhưng kết quả bước đầu đáng khen ngợi. Đã có 6 xã về đích nông thôn mới vào năm 2017, nhưng vẫn còn 2 xã chỉ dưới 5 tiêu chí. Từ năm 2016, tiêu chí về đường giao thông nông thôn nâng lên, nên hai xã vùng ba bị mất tiêu chí đườn giao thông thôn. Trung bình cả huyện các xã đạt 10,9 tiêu chí trên 1 xã. Với thành tích đó đáng được biểu dương dù còn nhiều vấn đề cần sự quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị. Vì số lượng các xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí còn nhiều 11/22 xã chiếm 50% tổng số xã của huyện. Những xã có xuất phát điểm tốt, thuận lợi đều đã đạt 19/19 tiêu chí, còn lại đa phần đều còn rất khó khăn. Có những tiêu chí như: môi trường, tăng thu nhập, có hình thức HTX hoạt động hiệu quả có liên kết sản xuất, chợ, nghĩa trang,... thì rất khó đạt được. Vì địa bàn rộng, địa hình chia cắt, thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp không có làng nghề. Để có được góc nhìn bao quát về thành tựu và những tồn tại được đánh giá trong dưới đây.
3.1.2. Đánh giá chung 3.1.2.1. Mặt đạt được 3.1.2.1. Mặt đạt được
- Cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã, sự ủng hộ của BCĐ tỉnh, lãnh đạo các cơ quan của tỉnh và sự đóng góp nhiệt tình về vật chất, hăng hái đóng góp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới bằng ngày công lao động, hiến đất xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của nhân dân trên địa bàn các xã, BCĐ huyện, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, các dự án phát triển sản xuất, thực hiện tốt chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện; các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn đã có sự phối hợp tốt trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM & GNBV.
- Công tác tuyên truyền được quan tâm chú trọng thông qua các phóng sự, bài viết, panô, áp phích… để nhân dân nắm được chủ trương chính sách
của nhà nước từ đó chủ động tham gia làm cơ sở để vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới làm đổi thay bộ mặt nông thôn.
- Công tác XĐGN luôn được BCĐ huyện quan tâm chỉ đạo. Các cơ quan, ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện.
- Các Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo Quyết định 293/QĐ-TTg; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Chương trình 135 được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
3.1.2.2. Mặt chưa đạt được
- Sản xuất chưa có nhiều đột phá, chưa hình thành được các liên kết trong sản xuất.
- Thực hiện XD đường GTNT: Tiến độ thi công các công trình đường GTNT khởi công mới năm 2017 rất chậm, các công trình chuyển tiếp năm 2016 sang có 02 xã chưa thực hiện hoàn thành.
- Các chương trình XDNTM như VSMT, ANTT chưa đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Chưa huy động được tối đa nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới.
3.2. Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới của huyện Văn Bàn Văn Bàn
3.2.1. Thực trạng huy động nguồn vốn
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành là một chương trình khung toàn diện để cộng đồng chung sức xây dựng một nông thôn mới hiện đại. Để xây dựng thành công chương trình này thì một trong những nguồn lực quan trọng nhất nguồn lực tài chính. Tỉnh Lào Cai nói chung, huyện Văn Bàn nói riêng đã thực hiện linh động và hiệu quả cơ chế huy động vốn phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Thời gian qua, cơ chế huy động vốn của huyện Văn Bàn được thực hiện theo hướng: đa dạng hoá các nguồn vốn thông qua lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương, trong đó HĐND tỉnh Lào Cai quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn vốn tín dụng; các nguồn vốn hợp pháp khác. Kết quả huy động nguồn vốn của huyện Văn Bàn được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 3.2: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018
TT Nội dung Năm 2016 (Tr.đồng) Năm 2017 (Tr.đồng) Năm 2018 (Tr.đồng) I Nguồn vốn 1 Ngân sách Nhà nước - Trung ương + Vốn Chương trình 135, Trái phiếu CP, NTM 355.408 25.882 72.802 + Vốn lồng ghép từ các chương trình MTQG khác 117.715 106.598 9.026 - Tỉnh 117.715 112.055 - Huyện - Xã 0 0 0 2 Vốn tín dụng 52.429 0 0
TT Nội dung Năm 2016 (Tr.đồng) Năm 2017 (Tr.đồng) Năm 2018 (Tr.đồng)
sở sản xuất kinh doanh
4 Nhân dân đóng góp 21.774 72.871 98.924 5 Vốn khác (nếu có) 1.099 0 0 II Vốn đầu tư, hỗ trợ 1 Quy hoạch 2.200 0 0 2 Xây dựng kết cấu hạ tầng 0 0 0 3 Phát triển sản xuất 0 1.969 8.153 4 Tuyên truyền 60 30 100 5 Tập huấn 0 0
6 Đào tạo nghề lao động nông thôn
0
300
7 Quản lý 0 0 100
8 Nội dung khác (nếu có)
(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)
Trong giai đoạn đầu thực hiện Chương trình, nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn được thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, theo đó huyện Văn Bàn được hỗ trợ 100% từ Ngân sách Trung ương cho: công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã".
Đến ngày 08/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Theo Quyết định này huyện Văn Bàn tiếp tục được hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông
thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã. Ngoài ra, do Văn Bàn không thuộc diện các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, do đó các xã của huyện Văn Bàn còn được hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình MTQG về xây dựng NTM đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện nói riêng, phát triển KTXH nói chung, huyện Văn Bàn đã tích cực hưởng ứng phong trào "toàn dân xây dựng nông thôn mới", huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM.
Từ số liệu của bảng trên ta thấy, năm có nguồn vốn cao nhất là năm 2016, trong đó chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đến hơn 355.408 triệu đồng (chủ yếu là nguồn ngân sách dành cho chương trình 135). Như chúng ta đã biết mục tiêu của Chương trình 135 đầu tư lớn vào các công trình điện đường trường trạm. Cùng với nguồn vốn hơn 117.715 triệu lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác. Đặc biệt cũng giống như các địa phương trên toàn quốc, nhờ lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau bước đầu các xã đều tập trung cao cho các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng. Sang đến năm 2018, nguồn vốn từ Chương trình 135 giảm (ngân sách Trung ương) làm số vốn từ ngân sách cho huyện giảm rõ rệt. Tuy nhiên, có tín hiệu tích cực là nguồn ngân sách từ các nguồn khác lại tăng lên khá mạnh mẽ.
Nhất là nguồn vốn góp từ nhân dân (98.924 triệu đồng). Do tính chất đặc thù là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tác
giả đã đi tìm hiểu sâu về hình thức đóng của người dân mà đối tượng là hộ gia đình. Câu trả lời thu được là: nguồn vốn góp từ người dân thu được chủ yếu từ diện tích đất người dân hiến làm đường, làm nhà văn hóa,.... được quy ra tiền mặt.
Nguồn vốn của tỉnh mặc dù có giảm (năm 2016: 117,715 triệu) nhưng vẫn còn 112.055 triệu đồng năm 2018. Một kết quả nữa cho thấy công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM tại huyện đã có kết quả bước đầu là có đóng góp của các doanh nghiệp, các HTX và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy chỉ đóng góp phần nhỏ nhưng đã có những tín hiệu tích cực từ doanh nghiệp và HTX. Nếu như năm 2016 còn chưa có đóng góp, thì sang năm 2017 đã có trên 5.000 triệu/đồng/năm. Đến năm 2018 vốn góp của doanh nghiệp và HTX giảm 2.000 triệu/đồng/năm đạt 3.051 triệu/đồng/năm. Để giải thích cho sự sụt giảm này ta có thể đi theo mấy giả thuyết như: có thể các doanh nghiệp và HTX sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nên khó khăn về kinh tế, dẫn đến đóng góp ít đi. Với vai trò là bệ đỡ và tạo sân chơi công bằng cho doanh nghiệp và HTX. Nhà nước đặc biệt là tỉnh Lào Cai và huyện Văn Bàn cần có chính sách hỗ trợ, cơ chế thu hút đầu tư phù hợp và môi trường kinh doanh tốt để khuyến khích, tạo điều kiện doanh nghiệp và HTX phát triển. Để rồi từ đó, doanh nghiệp và HTX sẽ có nhưng đóng góp nhiều hơn cho huyện trong xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, cũng có trường hợp vốn đóng góp của và HTX bị thất thoát, quản lý và sử dụng không hiệu quả và hợp lý. Làm cho các doanh nghiệp và HTX rút dần vốn đóng góp xây dựng NTM. Biện pháp đối với trường hợp này là huyện và các xã cũng như cộng đồng dân cư phải minh bạch, công khai, giám sát và quản lý, sử dụng tốt các nguồn vốn đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Đối với nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ, cũng có nhiều thay đổi tích cực. Như đã trình bày ở trên, vốn đầu tư dành cho quy hoạch (2.200 triệu/đồng/năm) năm 2015. Nhưng sang các năm sau chỉ tiêu về quy hoạch đã