nguồn lực từ cộng đồng (n=30)
STT Nội dung Tỷ lệ (%)
1 Người dân chưa hiểu rõ về chương trình NTM 100 2 Nhân thức của người dân còn hạn chế 63.87
3 Thu nhập của người dân còn hạn chế 90
4 Hầu hết các gia đình đều ít lao động - 5 Người dân muốn được đền bù khi hết đất 34
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Theo ý kiến của cán bộ xã, thôn thì nguyên dẫn đến những khó khăn trong huy động nguồn lực đó là: 100% ý kiến của cán bộ cho rằng do người dân chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM; 63,87% ý kiến cho là do nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, 90% cán bộ cho là do thu nhập của người dân còn thấp cũng là một nguyên nhân khiến cho việc huy động dân đóng góp gặp khó khăn. Theo nghiên cứu của tác giả, nhiều nơi xây dựng thành công chương trình nông thôn mới thì đầu tiên phải là nhận thức của cán bộ và đặc biệt là của người
dựng nông thôn mới là vì nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần cho chính mình). Điều kiện thành công tiếp theo là ở những vùng đó thu nhập của người dân tương đối khá (cả làm nông nghiệp cũng như ngành nghề phi nông nghiệp). Đây có thể là bài học để huyện Văn Bàn cần đưa thêm các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp, vừa phát triển sản xuất nhất là tăng thu nhập. Để từ đó mỗi khi cần đóng góp người dân sẽ tích cực ủng hộ. Giống như mong ước của Bác Hồ “dân giàu nước mạnh”, ta có thể hiểu rất đơn giản là dân có giàu thì nước mới mạnh.
3.3.3. Huy động nguồn lực ở xã Khánh Yên Hạ
3.3.3.1. Một số đặc điểm của xã Khánh Yên Hạ khi xây dựng NTM * Tiềm năng và những thuận lợi khi xây dựng NTM:
Xã Khánh Yên Hạ là một xã vùng 2 của huyện Văn Bàn, cách trung tâm huyện 8 km về phía Đông Nam, xã có tổng diện tích tự nhiên 6.512,69 ha, xã có 17 thôn bản với 1.200 hộ và 5.094 nhân khẩu, có 3 dân tộc trong đó dân tộc Tày chiếm 69%. Dân tộc Kinh chiếm 26%. Dân tộc Mông chiếm 5%. Phát triển kinh tế ở mức độ trung bình, cơ cấu ngành nghề chủ yếu vẫn là sản xuất nông lâm nghiệp chiếm trên 75% và phân chia thành 17 thôn bản. Thu nhập bình quân đầu người 26,33 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 101 hộ chiếm 8,4%. Tốc độ phát triển kinh tế ở mức trung bình, cơ cấu ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp chiếm đến 75%.
Để xây dựng xã Khánh Yên Hạ trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 có nền nông nghiệp bền vững, nông thôn hiện đại, văn minh, nông dân có đời sống vật chất và tinh thần phát triển. Việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới là cần thiết nhằm giúp Đảng bộ, chính quyền xã đánh giá một cách khách quan thực trạng phát triển kinh tế - xã hội để lập Kế hoạch, quy hoạch xây dựng mục tiêu phấn đấu đạt các tiêu chí cụ thể cho từng năm và cả giai đoạn. Thông qua việc rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM các
ngành chức năng của tỉnh, huyện xây dựng kế hoạch đầu tư, phân bổ kinh phí nhà nước hỗ trợ sát với nhu cầu thực tế của địa phương.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, được sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, huyện, sự đồng thuận, hưởng ứng của Đảng uỷ, HĐND - UBND xã, cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Khánh Yên Hạ quyết tâm xây dựng và phát triển toàn diện để xã Khánh Yên Hạ trở thành một xã đạt chuẩn bộ tiêu chí nông thôn mới năm 2017.
* Tiềm năng và thuận lợi:
Tiềm năng phát triển về nhân lực: Khánh Yên Hạ có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động là 3.199/5.094 người chiếm trên 62% dân số, số lao động đã được qua đào tạo chiếm 20% (trong đó, trình độ cao đẳng, đại học chiếm 350 người, chiếm 11%)
Khánh Yên Hạ có tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa, xã đã hình thành vùng cây ăn quả có múi (cây bưởi Diễn) với diện tích trên 30 ha, vùng chuyên canh rau của huyện.
Hệ thống các công trình hạ tầng như giao thông liên xã, liên xóm, các công trình như trụ sở làm việc của Đảng uỷ - HĐND - UBND; trường học; trạm y tế; hệ thống nước sạch đã được xây dựng khá đồng bộ và cơ bản đạt chuẩn NTM.
* Khó khăn, hạn chế:
Trình độ dân trí không đồng đều, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chưa có nhiều mô hình ứng dụng KHCN cao trong sản xuất nông nghiệp, công tác chuyển giao ứng dụng KHCN vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ.
Sản xuất chủ yếu vẫn nhỏ lẻ, áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất còn hạn chế. Ngành nghề của địa phương chưa thực sự phát triển, còn manh mún, sản xuất tiểu thủ công nghiệp của địa phương chưa được quy hoạch.
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ xã, thôn tham gia xây dựng nông thôn mới, nhất là trong công tác lập quy hoạch còn hạn chế.
Nhận thức của một bộ phận nhân dân về công tác xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
3.3.2.2. Tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng NTM
Tính đến tháng 12/2017, theo số liệu thống kê sơ bộ của xã, tổng vốn được hỗ trợ và huy động từ cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã là: 77.000 triệu đồng. Trong đó, nguồn ngân sách từ trung ương hỗ trợ là 51.000 triệu đồng. Các nguồn huy động khác nhân dân đóng góp 26.000 triệu đồng (đóng góp bằng hiến đất và công lao động quy ra tiền).
Trong 3 xã nghiên cứu thì chỉ có xã Khánh Yên Hạ là tổ chức được: "Hội nghị chung tay xây dựng nông thôn mới" tại địa phương vào tháng 7/2017. Hội nghị đã góp phần tuyên truyền giúp người dân trong xã hiểu rõ hơn về chương trình xây dựng NTM và thu hút được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trên địa bàn vào chương trình xây dựng NTM của xã.
Các nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM ở xã Khánh Yên Hạ trong 3 năm qua mới chỉ tập trung chủ yếu cho xây dựng CSHT (chiếm khoảng 98% tổng vốn đầu tư), hoạt động phát triển sản xuất được đầu tư ít (khoảng 2%). Trong 3 năm (2015 - 2017) xã Khánh Yên Hạ mới chỉ triển khai thực hiện được 01 chương trình hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi năm 2016 theo kế hoạch của xã tại 3 thôn với tổng vốn là 100 triệu đồng theo kế hoạch của huyện, tỉnh phân bổ. Đầu tư hỗ trợ cho 01 hộ chăn nuôi 500 con vịt; 01 hộ chăn nuôi 80 con lợn thịt.
Xét trên tỷ trọng các nguồn lực đầu tư cho NTM thì chúng ta thấy các khoản đóng góp của nhân dân và vốn ngân sách địa phương xã Khánh Yên Hạ là tương đối cao.
Sự đóng góp tiền và công sức lao động của cộng đồng trong xây dựng NTM ở xã Khánh Yên Hạ chủ yếu là vào các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.
Nhìn chung, việc huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới ở xã Khánh Yên Hạ làm tương đối tốt. Người dân hầu hết là sẵn sàng đóng góp tiền, công lao động cũng như ý kiến vào chương trình xây dựng nông thôn mới; việc hiến đất thì còn gặp khó khăn.
3.3.4. Huy động nguồn lực ở xã Làng Giàng
3.3.4.1 Một số đặc điểm của xã Làng Giàng khi xây dựng NTM:
Xã Làng Giàng là một xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, cách trung tâm huyện 3 km về phía tây, xã có tổng diện tích tự nhiên 2.953,68 ha, xã có 12 thôn bản với 945 hộ và 4.152 nhân khẩu, có 5 dân tộc trong đó dân tộc Tày chiếm khoảng 54%, dân tộc Giáy chiếm khoảng 29%, dân tộc Dao chiếm 12%, dân tộc Kinh chiếm 4%, dân tộc Mông chiếm 2%. Phát triển kinh tế ở mức độ trung bình, cơ cấu ngành nghề chủ yếu vẫn là sản xuất nông lâm nghiệp chiếm trên 80%. Xuất phát điểm của xã là đạt được 4/19 tiêu chí, sau 3 năm thực hiện từ 2015 đến 2017 xã đạt thêm 13/19 tiêu chí.
* Tiềm năng, lợi thế và những thuận lợi khi xây dựng NTM:
- Về vị trí địa lý xã Làng Giàng nằm gần trung tâm huyện, có đường quốc lộ 279 chạy qua, giao thông đi lại thuận tiện.
- Tiềm năng phát triển về nhân lực: Làng Giàng có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm trên 62% dân số, số lao động đã được qua đào tạo chiếm 40%.
- Làng Giàng là xã có điều kiện tiềm năng về tài nguyên khoáng sản để phát triển ngành công nghiệp khai thác, đồng thời đó cũng là thế mạnh cho Làng Giàng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Làng Giàng có đồng đất khí hậu thuận tiện cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Làng Giàng có lực lượng lao động dồi dào tỷ lệ lao động chiếm 62%, người dân có truyền thống lao động cần cù, có trình độ kỹ thuật lao động là lợi thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển.
- Hệ thống các công trình hạ tầng như giao thông liên xã, liên xóm; các công trình như trụ sở làm việc của Đảng uỷ - HĐND - UBND; trường học; trạm y tế, hệ thống nước sạch đã được xây dựng khá đồng bộ và cơ bản đạt chuẩn NTM.
* Khó khăn - hạn chế:
- Là một xã chịu ảnh hưởng của nhiều dự án khai thác khoáng sản, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm chưa có tính quy hoạch; chưa có nhiều mô hình ứng dụng KHCN cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các mô hình trang trại, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
- Hệ thống giao thông, thủy lợi tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, vùng lúa, vùng ngô sản lượng còn thấp và chưa được quy hoạch chưa đáp ứng được yều cầu của sản xuất.
- Công tác chuyển giao ứng dụng KHCN vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ. Người sản xuất chưa được đào tạo các kĩ thuật mới một cách hệ thống và toàn diện, chưa thay đổi nếp sản xuất cũ còn lạc hậu, chưa có cách tiếp cận linh hoạt với nền kinh tế thị trường.
- Ngành nghề của địa phương chưa thực sự phát triển, còn manh mún sản xuất tiểu thủ công nghiệp của địa phương chưa được quy hoạch.
- Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả biến động mạnh, suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động và ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
- Tăng trưởng kinh tế tuy phát triển xong chưa thực sự vững chắc, thu nhập của người dân chưa thực sự ổn định.
- Các dự án khai thác khoáng sản đã và đang tác động đến môi trường sinh thái địa phương ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững sau này.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.
- Nhận thức của một bộ phận nhân dân về công tác xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, còn trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước.
3.3.4.2. Tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng NTM
Tính đến cuối năm 2017, xã Làng Giàng đã triển khai xây dựng công trình gồm có: đường giao thông nông thôn, nhà văn hoá UBND xã, kênh mương nội đồng, nhà văn thôn.