Sự hiểu biết của cán bộ về chương trình NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 72 - 76)

STT Nội dung 3 xã (n=30)

Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Mục tiêu của chương trình 13 43,34

2 Các tiêu chí thực hiện chương trình 22 73,34 3 Các bước triển khai thực hiện 17 56,67 4 Biết được vai trò của mình trong

chương trình XD NTM 20 66,67

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Qua kết quả của bảng số liệu trên cho ta thấy: đội ngũ cán bộ cấp xã và thôn đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu về chương trình xây dựng nông thôn mới. Trước hết theo ý kiến của tác giả, để có kết quả như vậy đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của huyện Văn Bàn. Từ bước tuyên truyền vận động về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ. Để chính những cán bộ này tuyên truyền, hướng dẫn và cùng với những chủ thể của xây dựng nông thôn mới là người dân chung sức xây dựng nông thôn mới với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa. Tuy sự hiểu biết của cán bộ về mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở mức hơi thấp (trên 40%). Nhưng về đa số đều có hiểu biết về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (khá cao trên 70%); Các bước triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới cần được tổ chức tập huấn cụ thể, bằng các hoạt động đã thành công ở các nơi có điều kiện giống với huyện Văn Bàn. Để từ đó cán bộ cùng người dân mới có thể cùng nhau xây dựng địa phương mình đạt xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Còn đối với cán bộ xã và thôn thì gần 2/3 đội ngũ đã có sự hiểu biết rằng: với bản thân mình là cán bộ có những vai trò nhất định để làm tốt nhiệm vụ được các cấp giao cho.

Thực tế hiện nay, nhận thức của đại bộ phận cán bộ và người dân tại địa bàn nghiên cứu có nên hay không nên thực hiện các chỉ tiêu xây dựng

nông thôn mới? Hay đây là nhiệm vụ (đối với cán bộ các cấp) cần phải làm; cũng có thể với người dân làm nông thôn mới làm cho ai? Không phải cần thiết cho bản thân người dân địa phương. Các vấn đề này cần được trả lời tại bảng số dưới đây:

Bảng 3.6: Đánh giá của cán bộ và người dân về việc triển khai xây dựng NTM tại địa phương

STT Nội dung Cán bộ (n=30) Người dân (n=90) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 25 83 56 63 2 Cần thiết 05 17 34 37 3 Không cần thiết 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Qua phỏng vấn sâu người dân địa phương về nông thôn mới thu được kết quả. Sự hiểu biết của người dân còn rất mơ hồ về chương trình nông thôn mới nhưng khi được hỏi thì đa phần người dân đều cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm trên 60% số ý kiến). Đối với các hộ được điều tra đều cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết. Về phía cán bộ thì có 83 % ý kiến cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết và các ý kiến còn lại cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết. Đến đây thì tác giả có thể yên tâm rằng người dân thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới vì lợi ích của chính bản thân mình. Còn với cán bộ là vì mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội, góp phát triển kinh tế, xã hội hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn văn minh giàu đẹp.

Sau khi tác giả đã nghiên cứu về nhận thực và tư tưởng của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới. Bước tiếp theo để thực hiện xây dựng

nông thôn mới cần trả lời câu hỏi người dân và cán bộ cần làm những công việc cụ thể gì để xây dựng nông thôn mới. Phần dưới đây trả lời câu hỏi, người dân tham gia những việc gì để xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình.

Bảng 3.7. Những việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới (n=90)

TT Nội dung công việc Số

lượng

Tỷ lệ (%)

1 Bầu tiển ban xây dựng nông thôn mới 46 51,11 2 Góp ý kiến trong bản quy hoạch và đề án xây

dựng NTM 28 31,9

3 Góp ý kiến vào nội dung thực hiện 10 11,12

4 Lập kế hoạch thực hiện 5 6

5 Tiền 0 0

6 Tài sản (đất đai, hoa màu, cây cối, vật liệu,...) 55 61,49

7 Công lao động 69 76,3

8 Tập huấn khuyến nông 52 57,94

9 Giám sát thi công công trình 20 22,2

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả điều tra phỏng vấn của tác giả cho thấy rằng. Người dân tại địa bàn nghiên cứu tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác nhau để xây dựng nông thôn mới như: bầu tiển ban xây dựng nông thôn mới; góp ý kiến trong bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM; góp ý kiến vào nội dung thực hiện; lập kế hoạch thực hiện; tài sản (đất đai, hoa màu, cây cối, vật liệu,...); công lao động; tập huấn khuyến nông; giám sát thi công công trình. Mặc dù vậy, ta nhận thấy rất rõ ràng rằng, tỷ lệ người dân tham gia vào từng công việc lại rất khác nhau. Có những công việc nhiều người tham gia, nhưng cũng có nhiều việc tỷ lệ được tham gia rất thấp. Trả lời cho câu hỏi trên, tác giả đã tiến hành hỏi, phỏng vấn, thảo luận nhóm với người dân và cán bộ các xã trên. Câu trả

lời nhận được có thể mô tả như sau:

Người dân trên địa bàn huyện đa phần còn khó khăn về kinh tế nên để đóng góp bằng tiền mặt cho xây dựng nông thôn mới là rất hạn chế. Đây cũng là khó khăn của huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Văn Bàn nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, rất cần các nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, tỉnh và các nguồn xã hội hóa.

Đông đảo ý kiến người dân nói rằng đã tham gia là đóng công lao động của các thành viên hộ gia đình cho chương trình xây dựng nông thôn mới (chiếm 76,3%). Qua đây, cho ta thấy sự động thuận của người dân trong xây dựng nông thôn mới là cao. Cũng như công tác tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu về nông thôn mới ở huyện Văn Bàn là khá tốt.

Công việc thứ ba có sự tham gia đông đảo của người dân là các lớp tập huấn khuyến nông. Từ trước đến nay, công tác tập huấn khuyến nông luôn được người dân ghi nhận thành quả, người dân đi tham gia tập huấn đã được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình mình.

Nổi lên một vấn đề cần khắc phục là sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch hay lập kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới còn rất thấp. Thực trạng này cần có giải pháp cụ thể như: cần tuyên truyền, vận động để chính cán bộ lãnh đạo và người dân hiểu rõ vai trò của người dân trong việc trên là quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo thực hiện thành công chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)