Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 43 - 49)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn

ĐVT: %

TT NỘI DUNG 2015 2016 2017 2018

1 Ngành nông, lâm, thủy sản 34,9 33,5 31,27 30,8 2 Ngành công nghiệp - xây dựng 39,1 38,3 42,58 42,9

3 Ngành dịch vụ 26 28,2 26,75 26,3

(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)

Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện thì ngành nông nghiệp có xu hướng giảm: Tỷ trọng giá trị trong GDP của ngành nông nghiệp năm 2018 là 30,8% giảm 3,5% so với năm 2015. Trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2018 là 42,9% tăng 3,48% so với năm 2015. Tỷ trọng ngành dịch vụ hầu như không tăng từ năm 2016 đến 2018. Điều này cho thấy kinh tế huyện Văn Bàn có sự chuyển biến chậm khi so với kỳ vọng trong 3 năm trở lại đây.

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn huyện Văn Bàn và thủy sản trên địa bàn huyện Văn Bàn

ĐVT: %

TT NỘI DUNG 2015 2016 2017 2018

a Nông nghiệp 89,98 90,52 90,78 90,2

b Lâm nghiệp 8,92 8,33 7,59 8,1

c Thuỷ sản 1,1 1,16 1,6 1,7

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn)

Trong cơ cấu nông lâm thủy sản của huyện Văn Bàn đã có sự chuyển dịch khá rõ ràng, tuy nhiên tốc độ chuyển cơ cấu còn chậm. Huyện luôn tích cực chỉ đạo công tác chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, ngô lai vào sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất như gieo xạ bằng công cụ cải tiến, quản lý dịch hại trên cây lúa...được triển khai ứng dụng trong sản xuất, chủ động xây dựng và thực hiện kịp thời, hiệu quả phương pháp phòng trừ các đối tượng dịch hại lúa, ngô. Một số cơ chế chính sách hỗ trợ trong sản xuất lương thực được triển khai như: Hỗ trợ gieo cấy lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, ngô lai, chỉ đạo thâm canh cao, hỗ trợ kinh phí để triển khai các mô hình, tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hỗ trợ mua sắm thiết bị sản xuất. Ngoài ra, đối với những xã có thể phát triển nuôi thủy sản, huyện cũng quan tâm tích cực đầu tư, hỗ trợ để bà con nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập.

Bảng 2.4: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện Văn Bàn

ĐVT: Ha

Năm Tổng số

Cây hàng năm Cây lâu năm

Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây ăn quả 2015 17.340 16.666 11.377 813 774 85 689 2016 17.955 17.120 11.890 725 835 85 745 2017 18.561 17.776 12.363 697 785 40 740 2018 19.163 18345 13982 894 818 63 781

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn)

Qua bảng số liệu trên thể hiện, huyện Văn Bàn đã có chuyển dịch cơ cấu cây trồng rất cụ thể: tập trung phát triển cây ăn quả, cây lương thực có hạt. Theo nhận định của tác giả, chủ trương của huyện là vừa phát triển lâu dài, vừa ổn định lương thực cho bà con nông dân trước mắt. Huyện tăng diện tích cây ăn quả là đúng định hưởng của tỉnh, tuy nhiên cây ăn quả thường cần có thời gian kiến thiết cơ bản. Lúc này, trước hết Phải giải quyết tốt lương thực cho người dân. Ngoài ra, khi sản lượng lương thực tăng lên vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa cung cấp thức ăn phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương.

* Ngành chăn nuôi:

Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Văn Bàn

ĐVT: Con

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2015 22.247 3.795 65.783 430.410 4.500

2016 22.688 3.896 66.700 461.000 5.010

2017 22.736 4.234 67.542 449.000 8.624

Qua bảng số liệu cho thấy số lượng gia súc (trâu, bò) có xu hướng tăng mạnh đặc biệt là năm 2017 so với năm 2015. Năm 2016 số lượng trâu tăng 441 con so với năm 2015 và số lượng bò tăng 101 con. Đến năm 2017 số lượng bò tăng lên thêm 338 con, tương ứng số lượng trâu vẫn tiếp tục tăng 48 con. Số lượng lợn cũng có xu hướng tăng: năm 2016 tăng 917 con so với năm 2015 và năm 2017 thì số lượng lợn đã tăng hơn so với năm 2017 là 842 con. Còn số lượng gia cầm và dê thì có xu hướng tăng mạnh trong năm 2017. Tăng nổi bật là dê, số lượng đầu con dê năm 2017 tăng gần gấp đôi năm 2015.

Hiện nay trên địa bàn huyện tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp, cải tạo, chọn lọc thay đổi giống gia súc, gia cầm bằng các giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao góp phần rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế; phương thức chăn nuôi của nông dân đã có nhiều thay đổi, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngày càng giảm, số hộ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp ngày càng nhiều. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2017 đạt 229.600 triệu đồng, sản lượng thịt hơi năm 2017 là 5.532 tấn.

2.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm

Dân số và lao động là lực lượng quyết định sự phát triển và xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn huyện. Nếu só sánh với mặt bằng chung các huyện trên cả nước, thì huyện Văn Bàn là một huyện có số dân và lao động ở mức trung bình. Tổng dân số của huyện Văn Bàn qua ba năm được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.6: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

Năm Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị. nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn I. Tổng số dân (người)

2015 84.709 42.694 42.015 5.692 79.017

2016 86.078 43.492 42.586 6.134 79.944

2017 87.316 44.146 43.170 6.324 80.989

2018 88.126 45.321 42.805 6.409 81.717

II. Cơ cấu (%)

2015 100 50,4 49,6 6,72 93,28

2016 100 50,53 49,47 7,13 92,87

2017 100 50,56 49,44 7,25 92,75

2018 100 50,86 49,14 7,84 92,16

(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)

Tổng dân số của huyện Văn Bàn năm 2017 là 87.316 người, trong đó nam có 44.146 người (chiếm 50,56% tổng dân số của toàn huyện), nữ giới với tổng số người là 43.1709 (chiếm 49,44% dân số của huyện). Phần lớn dân cư của huyện tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, miền núi (80.989 người chiếm 92,75%). Đây cũng là xu hướng chung của các huyện miền núi nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Tỷ lệ người dân sống ở thành thị chiếm 7,25% (6.324 người), đây chủ yếu là nhóm dân cư là cán bộ, công chức, giáo viên và người dân làm dịch vụ phu nông nghiệp. Với phần đông dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn miền núi, đây là lực lượng lao động đông đảo phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống

Cơ sở hạ tầng luôn là tiền đề và cơ sở để các vùng kinh tế phát triển. Sau 20 năm thực hiện Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Cơ sở hạ tầng nông thôn đã sự thay da đổi thịt thực sự, tác động đến đời sống người dân vùng còn khó khăn. Hiện nay, cả hệ thống chính trị tiếp tục hướng đến sự phát triển bền vững và thực hiện thành công chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để “nông thôn mới” thể hiện hiện bằng “diện mạo mới, sức sống mới”. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống người dân huyện Văn Bàn được thể hiện qua bang số liệu dưới đây.

Bảng 2.7: Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện địa bàn huyện ĐVT: Xã, thị trấn Tổng số xã, thị trấn 2016 2017 2018 23 23 23 Trong đó: 1. Số xã, TT chưa có điện 0 0 0

2. Số xã, TT chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. 0 0 0 3. Số xã, TT đã có đường ô tô đến trung tâm xã, thị

trấn 23 23 23

Chia ra các loại đường:

- Đường nhựa 21 21 21

- Đường cấp phối 02 02 02

4. Số UBND xã,TT chưa có điện thoại 0 0 0

5. Số xã, TT được công nhân xoá mù chữ và phổ cập

GD tiểu học 23 23 23

6. Số xã, TT được công nhận phổ cập GD tiểu học

đúng độ tuổi 23 23 23

7. Số xã, TT chưa có trường tiểu học 0 0 0

8. Số xã, TT chưa có trường trung học cơ sở 0 0 0 9. Số xã, TT có cán bộ y tế nhưng chưa có trạm y tế 0 0 0 10. Số xã, TT có trạm y tế nhưng chưa có cán bộ y tế 0 0 0

Qua bảng số liệu cho thấy kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Bàn là tương đối phát triển: trên địa bàn huyện hiện nay tất cả các xã, thị trấn đều đã có điện, có điện thoại, có trường tiểu học, có đường ô tô đi được đến trung tâm xã, thị trấn và tất cả các xã, thị trấn đều đã có trạm y tế và có cán bộ y tế.

*. Tiêu chí Giao thông: Có 9/22 xã đạt tiêu chí. Tăng 09 xã so với kết quả rà soát năm 2011, tăng 7 xã so với kết quả năm 2015.

*. Tiêu chí Thủy lợi: Có 22/22 xã đạt tiêu chí. Tăng 01 xã so với năm 2015. Xây dựng mới 74 công trình thủy lợi, đáp ứng trên 90% nhu cầu tưới tiêu trên các cánh đồng, 53 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh năm 2010 là 72,3% lên 90% năm 2017.

*. Tiêu chí Điện: Có 16/22 xã đạt tiêu chí, tăng 08 xã so với kết quả năm 2015. Toàn huyện có 22/22 xã đã được sử dụng điện lưới Quốc gia, tỷ lệ thôn bản đã có điện đạt 95,3% tăng 12,04% so với kết quả năm 2011, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới QG 96% tăng 6,69% so với năm 2011.

*. Tiêu chí Trường học: Có 15/22 xã đạt tiêu chí, tăng 03 xã so với kết quả năm 2015. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn có nhiều chuyển biến cụ thể: bậc học mầm non có 88,89% trường đạt chuẩn, tăng 61,97% so với năm 2010; cấp Tiểu học có 89,66% trường đạt chuẩn, tăng 42,43% so với năm 2011; cấp THCS có 62,5% trường đạt chuẩn, tăng 30,5% so với năm 2011, cấp THPT có 50% trường đạt chuẩn, tăng 25% so với năm 2011.

*. Tiêu chí Thông tin và Truyền thông: Có 19/22 xã đạt tiêu chí. Tăng 8

xã so với kết quả rà soát năm 2011, giảm 2 xã so với năm 2015 do thay đổi nội dung hoàn thành tiêu chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)