4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.5. Bài học kinh nghiệm huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn
mới đối với huyện Văn Bàn
Qua những thực tiễn đã thành công trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trên. Tác giả rút ra một số kinh nghiệm trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng cho huyện Văn Bàn như sau:
- Để về đích nông thôn mới cùng như huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Phải tuyên truyền sâu, rộng từ cán bộ, công chức, viên chức cho đến người dân. Cán bộ cấp trên hiểu sâu sắc mới tuyên truyền cho cán bộ cấp dưới hiểu và thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình. Để từ đó, cán bộ cấp dưới triển khai tuyên truyền, vận động và cùng thực hiện với người dân. Đến lúc này, khi người dân đã thực sự hiểu rằng nông thôn mới là “của dân, do dân và vì dân”, người dân là chủ thể và là người hưởng lợi, khi đó triển khai thực hiện xây dựng NTM mới có hiệu quả.
- Xây dựng nông thôn mới khi triển khai thực hiện không hô hào theo kiểu khẩu hiệu chung chung. Mà cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết, từng năm và cả giai đoạn. Khi lập kế hoạch thực hiện ngoài cán bộ cần có sự tham gia của người dân cùng với doanh nghiệp, HTX. Chỉ khi có ý kiến của cả ba bên: chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Mới xác định được cần những nguồn lực nào? tỉnh, huyện đầu tư, hỗ trợ những gì? doanh nghiệp có thể
đóng góp bao nhiêu? người dân có thể góp bao nhiêu tiền, bao nhiêu vật liệu, bao nhiêu công lao động.
- Muốn thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì nguồn lực cần được đáp ứng. Vì nguồn lực từ ngân sách Nhà nước không đáp ứng đủ nên cần có nguồn lực huy động xã hội hóa khác. Để quản lý và huy động được nguồn lực xã hội hóa phải họp có sự thống nhất của Ban chỉ đạo NTM và người dân cũng như doanh nghiệp. Về chủ trương huy động, mục đích huy động, vật tư, kinh phí, lao động cho từng công trình, hạng mục. Công khai, minh bạch vốn góp hay diện tích đất cần sử dụng để xây dựng công trình. Từ đó thống nhất trong cấp ủy, chính quyền địa phương, triển khai thống nhất đến cán bộ và người dân,…
- Các thông tin về quy hoạch, kế hoạch, tiến độ và nguồn lực (tài chính, vật tư và công lao động,…) cần được thống nhất thông qua tại hội nghị của Hội đồng nhân dân xã, cũng như buổi họp toàn thôn. Các địa phương cần huy động nguồn lực tài chính, đất đai từ nguồn xã hội hóa. Cần nêu rõ số hộ, số khẩu, số hộ nghèo, số hộ không có khả năng đóng góp, số hộ có khả năng đóng góp nhiều hơn. Tổng hợp số doanh nghiệp có thể huy động để có số kinh phí có thể huy động từ các nguồn khác nhau. Còn về diện tích đất có thể được hiến của cả công trình hay diện tích đất hiến của từng hộ gia đình cũng phải được thống nhất và công khai. Tất cả các công việc đều được bàn bạc cụ thể, thống nhất công khai và dân chủ, ghi biên bản cụ thể, thống nhất bằng Nghị quyết của cuộc họp.
- Cần thu hút được các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới.
- Công khai, minh bạch các khoản thu chi và ghi chép sổ sách đầy đủ. Tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới (bằng các hình thức như: góp bằng tiền, vật tư, hiến đất, vận động được các nguồn tài trợ,….). Thành lập được Ban giám sát thi
công, quản lý và sử dụng công trình, dự án (có sự tham gia đầy đủ của các bên: chính quyền, người dân, nhà tài trợ,…)
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong sử dụng các nguồn lực (vốn, vật tư, hay khối lượng, tỷ lệ phối trộn vật liệu,…).
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế, xã hội huyện Văn Bàn