Kinh nghiệm huy động nguồn lực của huyện Yên lạc tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 32 - 36)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.3. Kinh nghiệm huy động nguồn lực của huyện Yên lạc tỉnh Vĩnh Phúc

Đến tháng 01/2016 huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc có 15/16 xã hoàn thành đạt chuẩn NTM, được Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015 công nhận huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh.

Đề cập về kết quả và bài học kinh nghiệm đạt được trong xây dựng NTM của huyện Yên Lạc, đồng chí Đỗ Đình Việt, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Trưởng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM huyện cho biết: “Yên Lạc là huyện thuần nông, nhưng con người nơi đây luôn năng động trong sản xuất, kinh doanh, tiếp cận cái mới, cái tiến bộ, từ đó, đã đưa một huyện thuần nông phát triển kinh tế theo nhiều hướng chú trọng dịch vụ. Yên Lạc luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của tỉnh. Ngay từ những năm 2000, Yên Lạc luôn là đơn vị dẫn đầu các huyện trong tỉnh về đầu tư

phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, viễn thông, nhất là phong trào làm đường GTNT. Đó chính là nền tảng để Yên Lạc tiên phong trong xây dựng NTM quy mô toàn huyện từ năm 2010”.

Để triển khai xây dựng NTM thành công, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Lạc, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đưa mục tiêu xây dựng huyện NTM vào Nghị quyết. Theo đó, Huyện ủy tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu trên bằng việc ban hành 3 Nghị quyết chuyên đề và UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn theo các tiêu chí NTM. Nội dung của các nghị quyết cũng như các đề án, kế hoạch bao hàm toàn diện và đầy đủ các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa và thể hiện rõ 5 mục tiêu được cụ thể hóa bằng 7 phong trào thi đua yêu nước. Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện, bước đầu huyện lựa chọn làm điểm ở các thôn, xã có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và người dân cần cù, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư cho sản xuất nông nghiệp như ở các xã Liên Châu, Yên Đồng, Nguyệt Đức. Hàng tháng, Thường trực BCĐ nghe các thành viên và UBND huyện, các tiểu ban giúp việc tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện các tiêu chí sau đó rút kinh nghiệm kịp thời làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp khắc phục, đồng thời nhân rộng những điển hình. Với cách làm sáng tạo, hiệu quả, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Yên Lạc được đông đảo cán bộ đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia. Trong 4 năm qua, toàn huyện huy động được 4.546 tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM, trong đó, vốn xây dựng cơ sở hạ tầng là 3.536 tỷ đồng, vốn phát triển sản xuất và các hoạt động khác là hơn 1.000 tỷ đồng. Đến nay, 100% số đường giao thông liên thôn, xã được bêtông hóa theo tiêu chuẩn Bộ GTVT; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 90% số thôn, làng, gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình, thôn, làng văn hóa. Năm 2015, thu nhập bình quân của người dân bình quân đầu người đạt gần 77 triệu đồng/người. Từ việc thành công

trong xây dựng NTM, người dân trong huyện được thụ hưởng thành quả đó, ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng tích cực duy trì giữ gìn và nâng cao các tiêu chí NTM, xây dựng cộng đồng văn hóa, ấm no hạnh phúc [26].

1.4.4. Kinh nghiệm huy động nguồn lực của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Với mục tiêu trở thành huyện NTM vào năm 2019, những năm qua, huyện Lương Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tập trung nguồn vốn; lồng ghép hiệu quả chương trình xây dựng NTM với các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực từ nhân dân, doanh nghiệp…

Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM, 19/19 xã đều đạt dưới 10 tiêu chí, bình quân đạt 5,05 tiêu chí/xã. Với xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, huyện xác định, để hoàn thành các tiêu chí NTM, nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu bước vào xây dựng NTM, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm huy động các nguồn lực thực hiện chương trình. Theo đó, huyện vận dụng linh hoạt, lồng ghép hiệu quả chương trình xây dựng NTM với các chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án trên địa bàn để tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí theo lộ trình. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM tại các xã; đảm bảo đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo kế hoạch đề ra. Huyện tạo điều kiện thuận lợi để các xã chủ động phát huy nguồn lực tổng hợp; chỉ đạo các xã rà soát, chọn lọc các công trình thật sự cần thiết để đầu tư và đầu tư theo thứ tự ưu tiên, có lộ trình cụ thể, tránh nợ đọng khi đã đạt chuẩn sau này.

Cùng với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, huyện Lương Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa trong xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền được triển khai dưới nhiều hình thức giúp người dân nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò chủ thể của mình. Ngoài ra, huyện thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm

"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo công khai, minh bạch thu - chi, nghiệm thu, thanh, quyết toán các công trình. Đồng thời thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng, biểu dương, khuyến khích kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những mô hình, cách làm hay trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM. Nhờ đó, nhân dân và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tích cực tham gia, ủng hộ, đóng góp xây dựng NTM bằng nhiều hình thức như: Đóng góp kinh phí, ủng hộ ngày công lao động, hiến đất…

Giai đoạn 2011 - 2017, huyện Lương Sơn huy động được hơn 1.500 tỷ đồng đầu tư xây dựng NTM. Trong đó, nhân dân đóng góp trên 180 tỷ đồng, hiến hơn 100 nghìn m2 đất các loại, ủng hộ hàng trăm nghìn ngày công lao động... Từ nguồn lực đó, huyện đã đầu tư xây dựng hàng trăm công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ phát triển sản xuất.

Nhờ huy động tốt các nguồn lực, qua 7 năm triển khai, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lương Sơn đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, toàn huyện có 10/19 xã đạt chuẩn NTM; bình quân đạt 16,47 tiêu chí/xã; bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều đổi mới. 100% xã đã được quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch NTM. 100% đường giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng cơ bản được cứng hóa. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,83%. 100% xã đạt tiêu chí lao động có việc làm thường xuyên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%...

Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Năm 2018, huyện phấn đấu có 6 xã đạt chuẩn NTM và 100% xã đạt chuẩn vào năm 2019 để cán đích huyện NTM của tỉnh. Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; chỉ đạo các xã đăng ký đạt chuẩn rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từng tiêu chí, cụ thể hóa

nhiệm vụ, giải pháp. Trong huy động nguồn lực đầu tư thực hiện các tiêu chí NTM, huyện xác định nguồn lực xã hội hóa là quan trọng và tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân chung sức xây dựng NTM; có cơ chế khuyến khích, huy động các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia đóng góp thực hiện các tiêu chí. Đồng thời, huyện sẽ lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM với các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia... để ưu tiên cho các công trình thuộc chương trình xây dựng NTM [38].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện văn bàn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)