Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất nhân dòng mẹ 135S

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 71 - 73)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất nhân dòng mẹ 135S

Đối với hệ thống lúa lai hai dòng, thì dòng mẹ TGMS được duy trì trong điều kiện nhiệt độ thấp (dưới ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục). Sự chuyển đổi tính dục phụ thuộc chặt vào điều kiện nhiệt độ môi trường trong khoảng 10 - 18 ngày trước khi lúa trỗ. Do dòng TGMS phản ứng chặt với điều kiện nhiệt độ, khi gặp điều kiện nhiệt độ trong khoảng giới hạn nhiệt độ trên thì dòng TGMS có hạt phấn hữu dục và ngược lại sẽ bất dục.

Có thể nói: trong nhân dòng mẹ TGMS thì thời vụ chính là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất nhân dòng mẹ.

Dòng mẹ 135S cũng tuân theo quy luật trên. Vì vậy, cần xác định được thời vụ nhân dòng thích hợp để thu được năng suất nhân dòng cao. Qua nghiên cứu thời vụ nhân dòng mẹ 135S chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.15.

Qua bảng số liệu cho thấy: số bông hữu hiệu/khóm ở các thời vụ khác nhau là khác nhau, có xu hướng giảm, từ 4,6 bông ở thời vụ 1 xuống còn 4,1 bông ở thời vụ 3. Còn số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt không có sự sai khác lớn giữa các thời vụ.

Trong các yếu tố cấu thành năng suất, chúng tôi nhận thấy thời vụ gieo cấy ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ hạt chắc. Tỷ lệ hạt chắc dao động từ 68,4% ở thời vụ 1đến 87,6% ở thời vụ 2. Thời vụ 2 là thời vụ có tỷ lệ đậu hạt cao nhất đạt 87,6% và cũng là thời vụ có năng suất thực thu cao nhất đạt 41,2 tạ/ha.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nhân dòng mẹ 135S

Chỉ tiêu Thời vụ Bông hữu hiệu/khóm Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) Thời vụ 1 4,6 222,3 68,4 22,7 31,1 c Thời vụ 2 4,3 222,8 87,6 22,7 41,2 a Thời vụ 3 4,1 223,7 79,7 22,9 37,5 b LSD5% 3,2 CV% 3,9

Thời vụ 2 có tỷ lệ đậu hạt và năng suất thực thu cao nhất vì thời vụ 2 gieo mạ ngày 17/12/2008 nên thời kỳ mẫn cảm nhiệt độ của dòng mẹ 135S vào khoảng ngày 19/3 đến 05/4 đây là thời điểm có nhiều ngày có nhiệt độ thuận lợi cho quá trình phân hoá hạt phấn, tỷ lệ hạt phấn hữu dục cao tạo cơ sở cho tỷ lệ đậu hạt và năng suất thực thu cao. Trong khi đó, thời vụ 3 gieo mạ ngày 24/12/2005 nên thời kỳ mẫn cảm nhiệt độ vào khoảng ngày 23/3 đến 08/4, đây là thời kỳ nhiệt độ đã tăng, có nhiều ngày nhiệt độ cao trên nhiệt độ cảm ứng nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt phấn hữu dục, tỷ lệ đậu hạt đạt 79,7%, năng suất thực thu đạt 37,5 tạ/ha. Còn thời vụ 1 gieo ngày 10/12/2008

nên thời kỳ mẫn cảm nhiệt độ sớm hơn vào khoảng ngày 16/3 đến 27/3, đây là thời kỳ có nhiều ngày nhiệt độ dưới 200c (Nhiệt độ giới hạn sinh học dưới) dẫn đến tỷ lệ hạt phấn hữu dục thấp nên tỷ lệ hạt chắc là không cao (68,4%) và năng suất thực thu thấp chỉ đạt 31,1 tạ/ha. Qua kết quả này, chúng tôi nhận thấy nếu bố trí thời vụ nhân dòng quá sớm (trước thời vụ 1, gieo ngày 10/12) thì giai đoạn mẫn cảm nhiệt độ sẽ vào khoảng nửa đầu tháng 3 – đây là thời kỳ nhiệt độ thấp, nhiều ngày nhiệt độ dưới 200c. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo với vùng Đồng bằng Sông Hồng không nên bố trí thời vụ nhân dòng quá sớm (trước ngày 10/12).

Năng suất thực thu ở các thời vụ khác nhau là khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Trong 3 thời vụ chúng tôi nghiên cứu, thời vụ 2 gieo ngày 17/12 có tỷ lệ đậu hạt cao nhất (87,6%) và cũng đạt năng suất thực thu cao nhất 41,2 tạ/ha.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w