Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt lai F

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 54 - 55)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.2.2.Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt lai F

suất và năng suất hạt lai F1

Để có thêm những căn cứ xác lập tỷ lệ hàng bố mẹ trong sản xuất hạt lai F1 tổ hợp Việt Lai 50, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt lai F1. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt lai F1

Công thức Tỷ lệ diện tích hàng mẹ (%) Số bông/khóm Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1000 hạt (g) NSTT (kg/ha) CT1 (2:14) 61,9 5,1 221,7 39,6 21,8 1320,9 d CT2 (2:16) 65,2 5,0 220,5 37,8 21,8 1377,9 c CT3 (2:18) 68,0 5,2 219,7 35,5 22,0 1598,2 a CT4 (2:20) 70,4 5,2 223,4 32,6 22,1 1480 b CT5 (2:22) 72,4 5,0 221,1 30,1 21,9 1380,9 c LSD5% 3,5 CV% 6,1

Chúng tôi nhận thấy: số bông/khóm, số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt không có sự sai khác lớn giữa các công thức. Số bông/khóm của các công thức dao động từ 5,0 đến 5,2 bông/khóm. Số hạt/bông đều đạt khoảng 220 hạt/bông và khối lượng 1000 hạt đều đạt khoảng 22,0 gam. Mặc dù số bông/khóm, số hạt/bông không có sự khác lớn giữa các công thức nhưng do tỷ lệ hàng bố mẹ ở các công thức khác nhau dẫn đến diện tích dòng mẹ cũng

khác nhau (diện tích dòng mẹ tăng từ công thức 1 đến công thức 5) kéo theo số hoa của dòng mẹ trên đơn vị diện tích sản xuất hạt lai cũng tăng tương ứng, tạo tiền đề nâng cao năng suất hạt lai F1.

Về tỷ lệ đậu hạt, có sự sai khác giữa các công thức, khi tăng tỷ lệ hàng bố mẹ thì tỷ lệ đậu hạt giảm. Tỷ lệ đậu hạt giảm từ 39,6% (ở công thức 1) xuống mức 30,1% ở công thức 5. Điều này do sự mất cân đối giữa tỷ lệ hoa bố/hoa mẹ, khi tăng tỷ lệ hàng bố mẹ thì dòng bố không đủ lượng phấn để cung cấp cho dòng mẹ.

Thông qua ảnh hưởng đến số bông của dòng mẹ trên đơn vị diện tích và tỷ lệ đậu hạt của dòng mẹ, tỷ lệ hàng bố mẹ đã ảnh hưởng khá rõ đến năng suất thực thu hạt lai F1. Các công thức tỷ lệ hàng bố mẹ khác nhau cho năng suất khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Năng suất thực thu hạt lai F1 tăng từ công thức 1 đến công thức 3, công thức 3 đạt mức cao nhất 1598,2 kg/ha, khi tăng lên mức công thức 4 và 5 thì năng suất thực thu có xu hướng giảm.

Qua nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến sản xuất hạt lai F1 tổ hợp Việt Lai 50 chúng tôi rút ra công thức 3 (tỷ lệ 2 hàng bố : 18 hàng mẹ) là công thức phù hợp, đạt tỷ lệ hoa bố/hoa mẹ là hợp lý và cho năng suất thực thu là cao nhất (1598,2 kg/ha). Hiện nay, trong sản xuất một số tổ hợp lai thông thường tỷ lệ hàng bố mẹ dao động khoảng 2 hàng bố với 14 hàng mẹ, 15 hàng mẹ hoặc là 16 hàng mẹ. Vì vậy, đây có thể là một trong những biện pháp kỹ thuật đột phá góp phần nâng cao năng suất hạt lai giảm giá thành hạt giống thông qua tăng tỷ lệ hàng bố mẹ, tăng diện tích cấy dòng mẹ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 54 - 55)