Ảnh hưởng của phương pháp và số dảnh cấydòng bố đến khả năng đẻ nhánh của dòng bố R50 trong sản xuất hạt lai F

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 64 - 66)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.4.1. Ảnh hưởng của phương pháp và số dảnh cấydòng bố đến khả năng đẻ nhánh của dòng bố R50 trong sản xuất hạt lai F

năng đẻ nhánh của dòng bố R50 trong sản xuất hạt lai F1

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành bông lúa. Thông qua khả năng đẻ nhánh để có thể tạo được số bông của dòng bố đủ lớn trên một đơn vị diện tích để cung cấp đủ lượng phấn cho dòng mẹ. Vậy phương pháp và số dảnh cấy dòng bố ảnh hưởng như thế nào đến khả năng đẻ nhánh của dòng bố R50? Kết quả được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.11.

Qua bảng số liệu cho thấy: - Về khả năng đẻ nhánh:

Phương pháp cấy và số dảnh cấy/khóm có ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của dòng bố R50. Số nhánh dao động từ 17,3 nhánh (ở công thức P1S1) đến 23,6 nhánh (ở công thức P3S2). Sự chênh lệch về khả năng đẻ nhánh giữa 2 công thức này là khá lớn (6,3 nhánh).

Phương pháp cấy chia 3 (P3) tạo không gian thông thoáng nhất nên khả năng đẻ nhánh là cao nhất đạt 22,9 nhánh, sau đó đến phương pháp chia đôi (P2) đạt 20,3 nhánh và cuối cùng là phương pháp chập (P1) chỉ đạt 19,4 nhánh.

Số dảnh cấy/khóm cũng ảnh hưởng tương tự đến khả năng đẻ nhánh, cấy 9 dảnh/khóm (S3) có khả năng đẻ nhánh nhiều nhất đạt 23,8 nhánh, sau đó đến cấy 6 dảnh/khóm (S2) đạt 21,1 nhánh và cuối cùng là cấy 3 dảnh/khóm (S1) chỉ đạt 17,7 nhánh.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phương pháp cấy và số dảnh cấy dòng bố R50 đến khả năng đẻ nhánh của dòng bố R50

Công thức nhánh/khóm Số Số nhánh hữu hiệu/khóm hữu hiệu (%)Tỷ lệ nhánh

P1S1 17,3 11,8 68,5 P1S2 19,2 16,1 83,9 P1S3 21,6 14,7 67,8 P2S1 17,9 13,0 72,6 P2S2 20,4 19,1 93,8 P2S3 22,6 16,3 72,2 P3S1 18,0 12,4 69,0 P3S2 23,6 16,9 71,6 P3S3 27,1 16,2 59,8 Trung bình theo phương pháp cấy P1 19,4 14,2 73,2 P2 20,3 16,1 79,3 P3 22,9 15,2 66,4 Trung bình theo số dảnh cấy/khóm S1 17,7 12,4 70,0 S2 21,1 17,4 82,5 S3 23,8 15,7 66,0 - Về số nhánh hữu hiệu/khóm:

Số nhánh hữu hiệu dao động từ 11,8 nhánh ở công thức P1S1 đến 19,1 nhánh ở công thức P2S2.

Phương pháp cấy chia đôi (P2) có khả năng cho số bông hữu hiệu cao nhất đạt 16,1 nhánh đồng thời cũng là công thức có tỷ lệ hình thành bông hữu hiệu cao nhất đạt 79,3%. Điều này có thể do phương pháp cấy chia đôi tạo ra sự cân đối giữa khả năng đẻ nhánh và khả năng hình thành nhánh hữu hiệu. Phương pháp cấy chia ba (P3) do không gian cấy thông thoáng nên khả năng đẻ nhánh rất cao, đẻ lai rai nên số bông hình thành nhánh vô hiệu thấp, dẫn đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu là thấp nhất chỉ đạt 66,4%.

Khả năng hình thành nhánh hữu hiệu ở các công thức số dảnh cấy/khóm khác nhau là khác nhau, khả năng hình thành nhánh hữu hiệu cao

nhất ở mức cấy 6 dảnh/khóm (đạt 17,4 nhánh) và cũng đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu là cao nhất 82,5%. Điều này có thể do ở mức cấy 6 dảnh/khóm sẽ cân đối giữa khả đẻ nhánh và lượng dinh dưỡng có thể cung cấp cho cây. Còn ở mức cấy 3 dảnh/khóm thì số nhánh hữu hiệu chỉ đạt 12,4 nhánh.

Như vậy, phương pháp cấy và số dảnh cấy/khóm khác nhau đã tạo ra không gian đẻ nhánh khác nhau và khả năng hình thành nhánh hữu hiệu là khác nhau giữa các công thức. Công thức P3S3 có khả năng đẻ nhánh cao nhất (đạt 27,1 nhánh) nhưng công thức P2S2 có số bông hữu hiệu/khóm là cao nhất (đạt 19,1 nhánh) và đồng thời cũng là công thức có tỷ lệ hình thành bông hữu hiệu cao nhất đạt 93,8%.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w