Kỹ thuật làm mạ 1 Ngâm ủ giống:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 113 - 115)

3.1. Ngâm ủ giống:

Trước khi ngâm, phải xử lý hạt giống, có thể chọn một trong các phương pháp sau:

+ Xử lý nước nóng 54- 600C (ba sôi hai lạnh)

+ Xử lý nước vôi trong: hoà 5kg vôi đã tôi vào 100lít nước, chắt lấy nước trong, ngâm lúa 12 giờ sau đó đãi sạch nước vôi.

+ Xử lý bằng thuốc diệt nấm Farizan, hoặc một số thuốc diệt nấm trên hạt khác

Xử lý xong, đãi sạch, ngâm hạt giống vào nước sạch đến no nước, sau đó đãi kỹ, để trong rá cho ráo nước rồi đậy kín, giữ ở nhiệt độ 30 – 350C đến khi

nảy mầm đều, mầm dài khoảng 0,3 cm thì gieo. (chú ý: tuyệt đối không ủ hạt

giống ở nhiệt độ quá cao hoặc trong các loại bao khó thoát nước như: nilon, bao PP, PE… )

+ Bố ngâm 72 giờ, mẹ ngâm 48 giờ, ủ nứt nanh và gieo.

3.2. Chuẩn bị dược mạ và gieo mạ.

- Đất gieo mạ: chủ động nước, không có cỏ dại, lúa vụ trước và các cây trồng khác.

- Ruộng gieo mạ: cày ngả đất trước ít nhất 15 ngày để diệt cỏ dại, sâu bệnh,, các hạt giống khác còn tồn dư trong đất, phải làm kỹ, bùn nhuyễn, san phẳng, lên luống rộng 120 – 150 cm có rãnh thoát nước rộng 30-40 cm.

- Bón phân (lượng phân bón cho 1 ha): 10 tấn phân chuồng mục + 550 kg supelân + 160 kg urê + 160 kg kali. Bón phân chuồng và lân trước khi bừa ống. Sau khi lên luống, bón đạm và kali lên mặt luống (bón 50% đạm và 50% kali), sau đó trang phẳng, để se mặt mới gieo hạt, gieo đều. Lượng gieo dòng bố mẹ 20 gam mộng/m2.

3.3. Chăm sóc mạ.

Mạ các dòng bố mẹ cần đạt các tiêu chuẩn: to gan, đanh dảnh, đẻ từ 3 – 4 nhánh trước khi cấy, sạch sâu bệnh. Muốn đạt tất cả các tiêu chuẩn trên cần quan tâm các biện pháp kỹ thuật:

+ Bón thúc 2 lần vào các thời kỳ:

- Khi mạ có 2,0 – 2,5 lá bón 25% Urê + 25% kali (40 kg urê + 40 kg kali/ ha).

- Khi mạ có 4,0 – 4,5 lá bón 25% Urê + 25% kali (40 kg urê + 40 kg kali/ ha).

+ Phun chất kích thích đẻ nhánh (nếu có). Hoá chất MET có khả năng kích thích mạ đẻ nhanh, đẻ nhiều, lá dầy, xanh đậm và lùn, nên phun khi mạ có 1,5 – 2 lá thật, lượng dùng 25-30g MET pha trong 20 lít nước phun cho 360 m2

( nồng độ MET 20%), trước khi phun cần tưới một lớp nước mỏng cho ruộng mạ và giữ nước 1 – 2 ngày.

+ Chế độ nước: Khi gieo mặt luống không có nước đọng, khi mạ mọc tưới ẩm và giữ ẩm đều đến khi phun MET, sau khi phun 2 ngày tưới nước 1- 3 cm. Không để mặt luống khô nứt và không để nước quá sâu.

+ Kiểm tra sâu bệnh và phòng trừ: Thời kỳ mạ cần kiểm tra thường xuyên bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục nõn,... phát hiện sớm và trừ bằng thuốc đặc hiệu cho mỗi loại. Trước khi nhổ cấy 3 ngày phải kiểm tra lại và phun trừ sâu bệnh nếu cần.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w