Công tác nghiên cứu và chọn tạo giốnglúa la

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 32 - 34)

Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1985, nhưng thực sự được xúc tiến mạnh từ những năm 1990. Một số dòng bất dục đực tế bào chất, dòng phục hồi và tổ hợp lúa lai “ba dòng” được nhập nội từ Trung Quốc và IRRI đã được đánh giá. Những kết quả bước đầu đã xác định được một số dòng bố, mẹ và giống lúa lai thích ứng với điều kiện sinh thái và sản xuất của Việt Nam, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao [1].

Công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa lai ở Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ. Các đơn vị nghiên cứu đã tập trung vào việc thu thập, đánh giá các dòng bất dục đực nhập nội, sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống như lai hữu tính, đột biến để tạo ra các dòng bất dục đực và dòng phục hồi mới phục vụ cho công tác chọn giống lúa lai. Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã xác định được một số dòng TGMS thuần có thể sản xuất hạt lai F1 để tạo ra các tổ hợp lai phù hợp cho các vùng sinh thái trong nước như: TGMS-VN10, 11S, TGMS-VN1, 7S, T29S, T1S-96, 130S, 135S, TG1, Bo A-B, IR58025A-B, VN-01… Các dòng bố R3, R20, R24, RTQ5… [11] [15] [25].

Theo tổng kết của Hoàng Tuyết Minh (2002), Việt Nam đã chọn được 20 dòng TGMS, trong đó một số dòng như 103S, T1S-96 đang được sử dụng rộng rãi trong việc chọn tạo các tổ hợp lúa lai 2 dòng mới. Các dòng này cho con lai ngắn ngày, chất lượng gạo khá tốt, đặc biệt dễ sản xuất hạt lai nên năng suất hạt lai cao, giá thành hạ [15].

Từ năm 1997 đến năm 2005 có 53 giống lúa lai trong nước được khảo nghiệm, trong đó có một số giống được công nhận chính thức: Việt Lai 20 [6]; HYT83 [13]; TH3-3 [14]…, một số giống được công nhận tạm thời HYT57, TM4, HYT100, HYT92, TH3-4, HC1 và một số giống triển vọng khác.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Việt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, do đó việc sử dụng các dòng TGMS

trong công nghệ sản xuất hạt lai “hai dòng” là rất thuận lợi. Trong một năm có những thang nhiệt độ thích hợp để duy trì dòng bất dục và để sản xuất hạt lai F1. Để công tác chọn tạo giống lúa lai hai dòng đạt hiệu quả tốt, cần phải có được các vật liệu bố mẹ mới phù hợp với điều kiện trong nước, có đặc tính nông sinh học tốt, khả năng kết hợp cao, ổn định và dễ sản xuất hạt lai. Trên cơ sở đó chọn tạo và đưa vào sử dụng các tổ hợp lai mới có thương hiệu riêng, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gạo tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái nước ta [10].

2.5.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất hạt giống

Những nghiên cứu tại Trung tâm lúa lai và một số địa phương đã xác định được một số thông số kỹ thuật cơ bản để bố trí cho dòng bố mẹ của một số tổ hợp lúa lai phổ biến trổ bông trùng khớp như Shan ưu 63, Shan ưu Quế 99, Bo you 64… (Nguyễn Trí Hoàn và cộng sự, 1997) [8].

Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu lúa lai đã xác định được tỷ lệ hàng là 1:8; 2:12; 2:14 và mật độ dòng A là 15 x 10cm và 13 x 10cm là phù hợp nhất cho ruộng sản xuất hạt giống tổ hợp Shan ưu Quế 99.

Nghiên cứu các biện pháp điều chỉnh thời gian trổ bông, Nguyễn Trí Hoàn và cộng sự, (1997) [35] cho biết: Bón đạm Urê, phun Met, đạp rễ có thể kìm hãm sự phát triển của dòng bố mẹ, bón Kaliclorua, phun KH2PO4, GA3 có thể thúc đẩy tiến trình phát triển của dòng lúa phối hợp với các biện pháp trên có thể điều chỉnh được từ 2 - 6 ngày.

Kết quả nghiên cứu triển khai sản xuất F1 cho các tổ hợp Bắc ưu 64, 903, 253 của Trung tâm nghiên cứu lúa lai đã thành công lớn ở nhiều địa phương như Thái Bình, Hải phòng, Hải Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, mô hình kết cấu quần thể đều được bố trí về tỷ lệ hàng 2R/15 - 16A, mật độ dòng A là 12 x 13cm, chênh lệch số lá gieo cấy dòng BoA và Trắc 64 là 2,8 - 3,2 lá, BoA và Quế 99 là 4,6 - 4,8 lá. Năng suất hạt lai đạt từ 2.300 – 3.040kg/ha.

Ngoài nội dung nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa lai, công tác chọn thuần và nhân các dòng bố mẹ cũng được triển

khai. Đến nay chúng ta có thể hoàn toàn chủ động trong công nghệ chọn thuần dòng bố, mẹ. Kết quả của dự án chọn tạo và nhân dòng thuần bố mẹ lúa lai đã cung cấp cho 9 tỉnh và 5 đơn vị các giống bố mẹ với chất lượng tốt như Z97A, BoA, IR580025A, Quế 99, Trắc 64.v.v. Đặc biệt đã cung cấp đủ lượng giống bố mẹ của các tổ hợp lúa lai vụ mùa như: Bắc ưu 64, Bắc ưu 903, 253.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 32 - 34)