KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 83 - 87)

5.1. Kết luận

Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S, một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 tổ hợp Việt Lai 50, công nghệ nhân dòng mẹ 135S, công nghệ làm thuần và duy trì dòng bố R50 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S

- Thời gian từ gieo đến trỗ 10% của dòng bố R50 là 76 ngày, dòng mẹ 135S là 81 ngày, dòng bố ngắn hơn dòng mẹ là 5 ngày, vì vậy, trong sản xuất hạt lai cần bố trí gieo dòng mẹ trước dòng bố khoảng 7 ngày.

- Số lá của dòng bố R50 là 14,3 lá, dòng mẹ 135S là 14,9 lá, dòng bố ít hơn dòng mẹ 0,6 lá.

- Chiều cao cây của dòng R50 là 94,6 cm, dòng mẹ 135S là 85,4 cm, chênh lệch chiều cao giữa dòng bố và dòng mẹ chỉ là 9,2 cm. Trong sản xuất cần phun GA3 để tạo tư thế thụ phấn tối thích.

- Số bông/khóm, số hạt/bông của dòng bố R50 lần lượt là 4,5 bông, 268,7 hạt, của dòng mẹ 135S lần lượt là 4,9 bông, 230,6 hạt.

- Thời gian trỗ của dòng bố R50 là 9 ngày, của dòng mẹ 135S là 11 ngày. Dòng bố R50 trỗ tập trung và cao điểm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau trỗ. Còn cao điểm trỗ của dòng mẹ 135S từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 sau trỗ.

- Thời gian nở hoa của dòng bố R50 là 10 ngày, của dòng mẹ 135S là 11 ngày. Dòng bố R50 nở hoa tập trung và cao điểm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 sau thời điểm bắt đầu nở hoa, dòng mẹ 135S nở cao điểm từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 sau thời điểm bắt đầu nở hoa.

Như vậy, trong sản xuất hạt lai cần bố trí cho dòng mẹ trỗ, nở hoa trước dòng bố khoảng 2 ngày để đạt trùng khớp giữa 2 thời điểm nở hoa mẹ là rộ nhất và thời điểm tung phấn bố cũng là cao nhất.

2. Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến sản xuất hạt lai F1

- Tỷ lệ hàng bố mẹ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến số hoa bố, hoa mẹ trên đơn vị diện tích, tỷ lệ hoa bố/hoa mẹ. Trong đó, tỷ lệ 2 hàng bố : 18 hàng mẹ và 2 hàng bố : 20 hàng mẹ là phù hợp nhất, vừa tăng được số bông mẹ trên đơn vị diện tích vừa tăng được tỷ lệ đậu hạt của dòng mẹ.

- Tỷ lệ 2 hàng bố : 18 hàng mẹ đạt năng suất thực thu F1 cao nhất (1598,2 ka/ha)

3. Ảnh hưởng của GA3 đến sản xuất hạt lai F1

- Dòng bố R50 mẫn cảm với GA3, GA3 có tác động tăng chiều cao cây dòng bố, dòng mẹ, tạo tư thế thụ phấn tốt.

- GA3 có tác dụng tăng sức sống vòi nhuỵ, sức sống vòi nhuỵ của dòng mẹ 135S đạt cao nhất là 7 ngày ở liều lượng phun 140 g GA3/ha.

- Liều lượng và thời điểm phun GA3 có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu hạt và năng suất thực thu hạt lai F1.Các công thức khác nhau ảnh hưởng là khác nhau. Trong đó, công thức phun ở thời điểm sau trỗ 5% 1 ngày với liều lượng phun 140 g/ha cho tỷ lệ đậu hạt cao nhất (37,4%) đồng thời cũng là công thức đạt năng suất cao nhất (1932,9 kg/ha).

4. Ảnh hưởng của phương pháp và số dảnh cấy/khóm của dòng bố R50 đến sản xuất hạt lai F1

- Phương pháp cấy và số dảnh cấy dòng bố R50 khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến khả năng đẻ nhánh của dòng bố R50, tỷ lệ hoa bố/hoa mẹ, tỷ lệ đậu hạt của dòng mẹ 135S và năng suất thực thu hạt lai F1.

- Công thức P2S2 có số nhánh hữu hiệu/khóm cao nhất đạt 19,1 nhánh, số hoa bố trên đơn vị diện tích lớn nhất (140,0 triệu hoa/ha), tỷ lệ hoa bố/hoa mẹ cân đối (1:3,0), tỷ lệ đậu hạt cao nhất (37,7%) đồng thời cũng là công thức đạt năng suất thực thu hạt lai F1 cao nhất (1807,3 kg/ha).

5. Ảnh hưởng của thời vụ đến nhân dòng mẹ 135S

- Thời vụ cấy ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ hạt chắc của dòng mẹ 135S, thời vụ 2 gieo mẹ ngày 17/12 có tỷ lệ hạt chắc cao nhất đạt 87,6%.

- Năng suất thực thu ở các thời vụ khác nhau là khác nhau, trong đó thời vụ 2 đạt năng suất cao nhất (41,2 tạ/ha).

- Thời vụ nhân dòng mẹ 135S tại vùng Đồng bằng Sông Hồng không nên gieo trước ngày 10/12.

6. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến nhân dòng mẹ 135S

Mật độ và phân bón ảnh hưởng rất lớn đến số bông hữu hiệu/m2 và năng suất thực thu nhân dòng mẹ 135S. Các mức mật độ và phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Trong đó, công thức P3M4 cho số bông hữu hiệu/m2 cao nhất 291,4 bông, đồng thời cũng là công thức cho năng suất thực thu là cao nhất 36,3 tạ/ha.

7. Làm thuần và duy trì dòng bố R50

Đã làm thuần và duy trì được dòng bố R50 theo hệ thống lai cặp trong 2 vụ, vụ Mùa 2008 đã chọn được 5 dòng bố R50 gồm dòng R50-07, R50-21, R50-25, R50-27, R50-45, vụ Xuân 2009 chọn được 5 dòng bố gồm R50-01, R50-02, R50-03, R50-19, R50-37 để nhân thành các cấp giống tiếp theo phục vụ sản xuất hạt lai F1 đảm bảo chất lượng hạt giống, độ thuần và ưu thế lai của con lai F1.

8. Đề xuất quy trình hoàn thiện để phát triển công nghệ sản xuất hạt lai F1 tổ hợp Việt Lai 50 và nhân dòng mẹ 135S tại Gia Lâm – Hà Nội, vị trí đại diện cho khu vực Đồng bằng Bắc bộ.

5.2. Kiến nghị

1. Cần nghiên cứu kỹ đặc điểm nông sinh học của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S để bố trí thời vụ gieo cấy cho phù hợp.

2. Tiếp tục nghiên cứu các nồng độ, liều lượng, thời điểm phun GA3, phương pháp cấy và số dảnh cấy/khóm của dòng R50…để khẳng định kết luận chính xác hơn.

3. Cần thí nghiệm các hoá chất điều chỉnh trỗ trùng khớp giữa dòng bố và dòng mẹ (loại hoá chất, nồng độ, liều lượng và cách sử dụng, thời điểm phun, cách phối chộn với các hoá chất khác…)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ

Ruộng sản xuất hạt lai thời kỳ trỗ Thụ phấn bổ sung

Phun GA3 trong sản xuất hạt lai F1 Thí nghiệm tỷ lệ hàng bố mẹ

Thí nghiệm mật độ và phân bón nhân dòng mẹ 135S

Lai cặp dòng mẹ 135S/R50 Tổ hợp lai cặp 135S/R50

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w