Động thái trỗ bông/ngày của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 45 - 48)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Động thái trỗ bông/ngày của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S

Nghiên cứu thời gian trỗ bông và động thái trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ cũng là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để có thể bố trí thời điểm trỗ bông tập trung của dòng bố trùng với thời điểm trỗ bông tập trung của dòng mẹ, quyết định thời điểm phun hoá chất GA3 và khoảng thời gian thụ phấn bổ sung từ đó tạo tiền đề cho năng suất hạt lai F1 cao.

Theo dõi động thái trỗ của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.2 và đồ thị 4.1.

Bảng 4.2. Động thái trỗ bông/ngày của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S

Đơn vị: % Ngày trỗ R50 135S Tỷ lệ lũy tích Tỷ lệ trỗ bông/ngày Tỷ lệ lũy tích Tỷ lệ trỗ bông/ngày 1 3,4 3,4 2,1 2,1 2 13,5 10,1 6,8 4,7 3 33,8 20,3 12,3 5,5 4 66,3 32,5 23,0 10,7 5 84,5 18,2 40,1 17,1 6 90,9 6,4 65,5 25,4 7 95,0 4,1 82,1 16,6 8 98,8 3,8 92,5 10,4 9 100,0 1,2 96,0 3,5 10 100,0 0,0 98,4 2,4 11 100,0 0,0 100,0 1,6

Qua bảng số liệu cho thấy: dòng bố R50 trỗ tập trung, trỗ nhanh, thời gian từ bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ là 9 ngày. Ngày thứ nhất trỗ 3,4%, sau đó tỷ lệ trỗ bông tăng dần và cao điểm trỗ từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 (đến ngày thứ 5 dòng bố R50 trỗ được 84,5% cơ bản đã trỗ xong), sau đó tỷ lệ trỗ bông/ngày giảm dần và kết thúc vào ngày thứ 9, ngày cao điểm đạt 32,5% bông trỗ/ngày (ngày thứ 4 sau trỗ).

Còn dòng mẹ 135S trỗ dài hơn, thời gian trỗ là 11 ngày, ngày thứ nhất trỗ 2,1%, sau đó tốc độ trỗ tăng chậm, cao điểm trỗ từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 (5 ngày), sau đó tỷ lệ trỗ bông/ngày giảm dần và kết thúc trỗ vào ngày thứ 11), ngày cao điểm đạt 25,4% vào ngày thứ 6 sau trỗ.

Như vậy, dòng mẹ 135S có thời gian trỗ dài hơn dòng bố R50 là 2 ngày, dòng mẹ trỗ lai rai, dòng bố R50 trỗ tập trung, cao điểm trỗ của dòng bố trước dòng mẹ 2 ngày như vậy trong sản xuất hạt lai nên bố trí dòng mẹ bắt đầu trỗ trước dòng bố 2 – 3 ngày để tận dụng tối đa cao điểm tung phấn của dòng bố. Theo chúng tôi, trong sản xuất hạt lai nên chăm sóc, bón phân, điều tiết nước để dòng bố đẻ khoẻ, đẻ lai rai, tạo nhiều cao điểm tung phấn cho dòng mẹ, còn dòng mẹ nên trỗ tập trung để nhận phấn của dòng bố (vì sau trỗ

2 – 3 ngày vòi nhuỵ của dòng mẹ vẫn có thể nhận phấn) và đồng thời dễ cách ly về thời gian với các giống khác đảm bảo chất lượng hạt giống lai F1.

Khi bố trí dòng mẹ 135S trỗ trước dòng bố R50 2 ngày, thì thời điểm dòng mẹ trỗ 5,5% tương ứng với thời kỳ dòng bố R50 bắt đầu trỗ và ngày thứ 2 dòng bố R50 trỗ được 10,1%. Như vậy, có thể phun hoá chất GA3 đồng thời cho cả dòng bố và dòng mẹ khi dòng mẹ trỗ được khoảng 5%. Và đồng thời cũng tiến hành thụ phấn bổ sung từ ngày thứ 4 (kể từ ngày dòng mẹ trỗ).

Sau khi trỗ bông, thời điểm hoa lúa bắt đầu nở tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng dòng, giống lúa. Trong sản xuất hạt lai, để đạt được sự trùng khớp giữa dòng bố với dòng mẹ, ngoài động thái trỗ bông cần phải nghiên cứu động thái nở hoa của dòng bố và dòng mẹ để đạt được sự trùng khớp hoàn hảo, tạo tiền đề cho năng suất hạt lai cao.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w