Ảnh hưởng của liều lượng GA3 đến sức sống vòi nhuỵ của dòng mẹ 135S trong sản xuất hạt lai F

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 58 - 60)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.3.2.Ảnh hưởng của liều lượng GA3 đến sức sống vòi nhuỵ của dòng mẹ 135S trong sản xuất hạt lai F

mẹ 135S trong sản xuất hạt lai F1

Mặc dù đã tính toán kỹ xong điều kiện khí hậu, thời tiết thường biến động nên trong nhiều trường hợp dòng bố, mẹ vẫn bị trổ lệch nhau. Khi đó, vòi nhuỵ của dòng mẹ có thể đã thò ra ngoài nhưng chưa nhận được ngay hạt phấn của dòng bố. Vòi nhuỵ thò ra ngoài luôn chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao sức sống vòi nhuỵ của dòng mẹ nói chung và dòng mẹ 135S nói riêng để tăng khả năng nhận phấn, tăng khả năng đậu hạt là vấn đề rất cần thiết.

Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến sức sống vòi nhuỵ của dòng mẹ 135S (đánh giá thông qua tỷ lệ đậu hạt của dòng mẹ ở các ngày sau nở hoa), chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng liều lượng GA3 đến sức sống vòi nhụy của dòng mẹ 135S Đơn vị: % Lượng GA3 (g/ha) Ngày nhận phấn 0 80 100 120 140 160 180 Đúng ngày hoa nở 61,2 69,7 72,9 73,0 78,9 76,7 76,5 Sau nở hoa 1 ngày 39,3 65,9 70,9 71,1 75,2 75,0 74,7 Sau nở hoa 2 ngày 32,1 52,2 58,2 60,1 66,7 64,3 63,9 Sau nở hoa 3 ngày 16,8 39,4 45,5 48,1 57,3 50,5 48,6 Sau nở hoa 4 ngày 10,5 21,5 29,5 32,1 42,6 34,7 32,8 Sau nở hoa 5ngày 5,3 10,2 20,6 25,3 37,1 26,2 21,7 Sau nở hoa 6 ngày 0,0 7,6 12,2 15,2 20,6 15,1 13,0

Sau nở hoa 7 ngày 0,0 5,9 6,4 7,1 12,5 7,3 4,2

Ghi chú: Sức sống vòi nhuỵ đánh giá thông qua tỷ lệ đậu hạt

Qua bảng số liệu cho thấy, nếu không phun GA3 thì sức sống của vòi nhuỵ giảm rất nhanh, khoảng 5 ngày sau nở. Đúng ngày nở hoa sức sống vòi nhuỵ đạt 61,2% và đến ngày thứ 4 sau nở hoa chỉ còn 10,5%, ngày thứ 5 và thứ 6 sau nở hoa thì gần như không còn khả năng nhận phấn ( vì tỷ lệ đậu hạt rất thấp).

Khi có tác động GA3 ở các liều lượng khác nhau, đều thấy rõ tác dụng tăng sức sống vòi nhuỵ của GA3. Sức sống của vòi nhuỵ lâu hơn (khoảng 7 ngày sau nở hoa ở tất cả các công thức phun) và mạnh hơn (thông qua tỷ lệ đậu hạt ở các công thức phun đều cao hơn so với đối chứng không phun GA3). Nhưng sức sống vòi nhuỵ có sự sai khác giữa các liều lượng phun khác nhau. Qua số liệu cho thấy, sức sống vòi nhuỵ tăng dần từ liều lượng 80 g/ha đến liều lượng 140 g/ha, sau đó sức sống vòi nhuỵ giảm xuống. Ví dụ, ở đúng ngày nở hoa sức sống vòi nhuỵ là 69,7% ở liều lượng phun 80 g/ha tăng lên

78,9% ở liều lượng phun 140 g/ha (đây là tỷ lệ cao nhất), sau đó giảm xuống 76,7% ở liều lượng 160 g/ha và 76,5% ở liều lượng 180 g/ha. Quy luật này cũng đúng cho các ngày nở hoa tiếp sau.

Ở liều lượng 140 g/ha không chỉ sức sống vòi nhuỵ cao trong từng ngày mà còn tăng được sức sống vòi nhuỵ lâu hơn, đến ngày thứ 7 sau nở hầu hết các công thức đều có tỷ lệ thấp, trong khi đó ở liều lượng 140 g/ha vẫn đạt 12,5%.

Qua số liệu, chúng tôi còn nhận thấy: Mặc dù ở đúng ngày nở hoa và ở các liều lượng phun GA3 kể cả không phun GA3 nhưng sức sống vòi nhuỵ không cao (thể hiện qua tỷ lệ đậu hạt không cao, không đạt 100%). Vậy tại sao? Và đây có phải là một trong những lý do dẫn đến tỷ lệ đậu hạt không cao và năng suất hạt lai không cao? Theo chúng tôi cho rằng có cơ chế nào đó ở dòng mẹ điều khiển quá trình tiếp nhận, tương tác giữa vòi nhuỵ với hạt phấn, tác động đến sự nảy mầm và vươn dài của hạt phấn đồng thời ngay bản thân dòng mẹ có cơ chế kiểm soát sức sống của vòi nhuỵ. Vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về cơ chế tiếp nhận hạt phấn của dòng mẹ và sự nẩy mầm của hạt phấn trên vòi nhuỵ, đồng thời nghiên cứu loại hoá chất nào đó vừa tăng được sức sống vòi nhuỵ, vừa tăng được khả năng nhận, giữ hạt phấn và kích thích hạt phấn nẩy mầm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh nhằm tăng tỷ lệ đậu hạt và tăng năng suất hạt lai F1.

Qua nghiên cứu tác động của GA3 đến sức sống vòi nhuỵ, chúng tôi nhận thấy GA3 có tác dụng tăng sức sống vòi nhuỵ, đặc biệt là ở liều lượng 140 g/ha vừa kéo dài sức sống vòi nhuỵ và tăng được sức sống vòi nhuy, tạo điều kiện cho tỷ lệ đậu hạt cao trong sản xuất hạt lai.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 58 - 60)