Động thái nở hoa/khóm của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 48 - 50)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3.Động thái nở hoa/khóm của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S

Đảm bảo sự trổ bông và nở hoa trùng khớp giữa dòng bố và dòng mẹ là yếu tố quyết định cho quá trình giao phấn, là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến năng suất trong sản xuất hạt lai F1.

Việc nở hoa của dòng bố là sự tung phấn, việc nở hoa của dòng mẹ là sự thò vòi nhuỵ để tiếp nhận hạt phấn của dòng bố, khi đó xảy ra quá trình thụ phấn thụ tinh. Khả năng thụ phấn sẽ tăng nếu cả dòng mẹ và dòng bố có số hoa nở lớn nhất trên một đơn vị diện tích trong cùng một ngày, đảm bảo có số lượng hạt phấn tối đa rơi vào vòi nhuỵ để thụ phấn, thụ tinh. Kết quả quan trắc động thái nở hoa/khóm được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.3 và đồ thị 4.2.

Bảng 4.3. Động thái nở hoa/khóm của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S

Đơn vị: % Ngày nở hoa R50 135S Tỷ lệ lũy tích Tỷ lệ nở hoa/khóm Tỷ lệ lũy tích Tỷ lệ nở hoa/khóm 1 1,8 1,8 0,6 0,6

2 12,5 10,7 3,1 2,53 28,4 15,9 10,1 7,0 3 28,4 15,9 10,1 7,0 4 53,8 25,4 23,4 13,3 5 75,0 21,2 41,9 18,5 6 89,5 14,5 66,6 24,7 7 94,5 5,0 84,0 17,4 8 97,7 3,2 93,2 9,2 9 99,2 1,5 97,8 4,6 10 100,0 0,8 99,6 1,8 11 100,0 0,0 100,0 0,4

và tốc độ nở hoa tương ứng với tốc độ trỗ bông. Vì vậy, dòng bố R50 nở hoa rất nhanh, thời gian nở hoa/khóm là 10 ngày, ngày thứ nhất nở 1,8% sau đó tốc độ nở hoa tăng nhanh đạt cao điểm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6, ngày cao điểm nhất là ngày thứ 4 đạt 25,4%.

Dòng mẹ 135S sau khi trỗ bông được khoảng 7 – 10 cm thì bắt đầu nở hoa, tốc độ nở hoa chậm, thời gian nở hoa là 11 ngày. Ngày thứ nhất nở 0,6% sau đó tốc độ tăng chậm, cao điểm từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, ngày nở hoa cao điểm nhất là ngày 6 đạt 24,7%. Do đó, trong sản xuất hạt lai F1 nên bố trí dòng mẹ 135S trỗ trước bố R50 từ 2 – 3 ngày là tốt nhất, khi đó sẽ đạt trùng khớp giữa 2 thời điểm nở hoa mẹ là rộ nhất và thời điểm tung phấn bố cũng là cao nhất.

Ngoài ra, qua quan sát động thái nở hoa của dòng bố R50, chúng tôi còn nhận thấy khi bông lúa dòng bố R50 trỗ, hoa lúa nở nhưng bao phấn chưa vỡ dẫn đến hạt phấn chưa được giải phóng ngay. Điều này có thể do dòng bố R50 chứa gen lùn Daikoku làm cho vỏ bao phấn dai, chắc hơn so với một số dòng bố khác. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ thuật thụ phấn bổ sung (thời điểm, phương pháp thụ phấn bổ sung…) để nâng cao hiệu quả thụ phấn bổ sung.

Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của dòng bố R50 và dòng mẹ 135S, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: sự chênh lệch thời gian từ gieo đến trổ 10% là 5 ngày (dòng mẹ dài hơn dòng bố), chênh lệch về chiều cao cây là 9,2 cm (dòng bố cao hơn dòng mẹ), dòng bố R50 trỗ bông, nở hoa tập trung, trỗ nhanh, cao điểm trỗ từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau trỗ còn dòng mẹ 135S trỗ bông, nở hoa dài hơn, cao điểm trỗ từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 sau trỗ…

Trên cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm chính liên quan đến kỹ thuật sản xuất hạt lai F1, để hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt lai chúng tôi tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai F1 tổ hợp Việt Lai 50.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50 doc (Trang 48 - 50)