Ma trận tƣơng quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 56)

PROF CRISK BSIZE GROWTH LDR LEV QOM

PROF 1.0000 ----- CRISK -0.1089 1.0000 0.1956 ----- BSIZE 0.2873* 0.0475 1.0000 0.0005 0.5734 ----- GROWTH 0.0981 -0.1807** -0.4422* 1.0000 0.2436 0.0308 0.0000 ----- LDR 0.1366 -0.0943 0.2513* -0.1975** 1.0000 0.1038 0.2625 0.0025 0.0181 ----- LEV 0.1741** 0.0661 0.6239* -0.4355* 0.2287* 1.0000 0.0376 0.4326 0.0000 0.0000 0.0060 ----- QOM -0.6386* -0.1377 -0.1294 -0.0235 -0.0950 -0.0390 1.0000 0.0000 0.1011 0.1235 0.7808 0.2590 0.6437 ----- (*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%.

43

Bảng 4.2 cho thấy tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu, bao gồm tương quan giữa biến độc lập CRISK với biến phụ thuộc PROF, tương quan giữa từng biến kiểm soát (BSIZE, GROWTH, LDR, LEV và QOM) với biến phụ thuộc PROF; ngoài ra bảng 4.2 cũng thể hiện mối tương quan giữa biến độc lập và các biến kiểm soát với nhau.

Thứ nhất, mối tương quan giữa biến độc lập CRISK với biến phụ thuộc PROF

Biến độc lập CRISK có tương quan âm với biến phụ thuộc PROF, cho thấy biến động rủi ro tín dụng với biến động lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam có quan hệ ngược chiều nhau, hàm ý NHTM cần tăng cường quản trị để giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của NHTM; tuy nhiên mối quan hệ này không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% hay 10%.

Thứ hai, mối tương quan từng biến kiểm soát BSIZE, GROWTH, LDR, LEV và QOM với biến phụ thuộc PROF

Biến kiểm sốt BSIZE có tương quan dương với biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% cho thấy biến động quy mô NHTM với biến động lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam có quan hệ cùng chiều nhau, hàm ý rằng NHTM sẽ được lợi thế khi gia tăng quy mơ góp phần gia tăng lợi nhuận cho bản thân NHTM.

Biến kiểm sốt GROWTH và LDR có tương quan dương với biến phụ thuộc PROF, tuy nhiên các trường hợp này lại khơng có ý nghĩa thống kê theo mức ý nghĩa 1%, 5% hay 10%.

Biến kiểm sốt LEV có tương quan dương với biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 5%, cho thấy biến động mức độ sử dụng địn bẩy tài chính với biến động lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam có quan hệ cùng chiều nhau, hàm ý các NHTM muốn gia tăng lợi nhuận thì cần xem xét thực hiện chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, qua đó NHTM cũng đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn huy động được từ khách hàng.

44

Hệ số tương quan giữa biến kiểm soát QOM với biến phụ thuộc PROF là -0.6386 theo mức ý nghĩa 1%, cho thấy biến động hiệu quả quản lý chi phí với biến động lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam có quan hệ ngược chiều nhau, kết quả này khuyến nghị các NHTM muốn gia tăng lợi nhuận thì cần xem xét thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí hoạt động.

Thứ ba, tương quan giữa biến độc lập CRISK và các biến kiểm soát BSIZE, GROWTH, LDR, LEV, QOM với nhau, và kiểm định hiện tương đa cộng tuyến

Dựa vào ma trận tương quan tại bảng 4.2, xem xét hệ số tương quan giữa biến độc lập CRISK và các biến kiểm soát BSIZE, GROWTH, LDR, LEV, QOM với nhau, giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan đối với các trường hợp này đều nhỏ hơn 0.8, cho thấy khơng có hiện tượng tương quan mạnh giữa các biến này với nhau, qua đó có thể khẳng định rằng mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa biến độc lập và các biến kiểm soát với nhau (Gujarati, 2011).

Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn hơn cho hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến có xảy ra hay không trong mơ hình hồi quy, đề tài thực hiện các hồi quy phụ giữa các biến và từ đó xác định hệ số phóng đại phương sai, kết quả trình bày tại bảng 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 56)