GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ

5.2. GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ

5.2.1. Gia tăng lợi nhuận thông qua quản lý rủi ro tín dụng

Nghiên cứu thực nghiệm cho trường hợp các NHTM niêm yết tại Việt Nam, kết quả phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo GLS cho thấy rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận. Như vậy, với mục tiêu gia tăng lợi nhuận dưới

62

rủi ro tín dụng hay tăng cường các biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng để không xảy ra hoặc hạn chế tổn thất do phát sinh rủi ro tín dụng, qua đó giúp cho các NHTM có thể gia tăng lợi nhuận. Với những nhóm khách hàng có quy mơ cấp tín dụng khác nhau cũng như rủi ro tín dụng khác nhau, các NHTM cần thiết kế những biện pháp, cơng cụ kiểm sốt rủi ro tín dụng phù hợp; theo đó cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng là nền tảng rất quan trọng trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng để hạn chế hoặc ngăn chặn xảy ra rủi ro tín dụng của các NHTM. Nhận diện rủi ro tín dụng là một yếu tố quan trọng được các nhà quản trị tài chính NHTM quan tâm và đây cũng được xem là bước khởi đầu của quy trình quản trị rủi ro tín dụng, bởi vì nhận diện đúng rủi ro tín dụng là cơ sở cần thiết để đánh giá và thiết kế biện pháp hay lựa chọn công cụ phù hợp để kiểm sốt rủi ro tín dụng, qua đó sẽ giúp cho NHTM tránh được hoặc giảm thiểu được nguy cơ mất vốn và mất nhiều thời gian cho việc xử lý các vấn đề liên quan nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn.

Để thực hiện được các vấn đề vừa đề cập, các NHTM có thể xem xét các biện pháp cụ thể như sau: (i) cơng tác phân tích và thẩm định khách hàng, NHTM cần tuân thủ chặt chẽ chính sách tín dụng và phân tích tín dụng đầy đủ trên hai khía cạnh khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng, (ii) chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, (iii) chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn chung của ngành Ngân hàng Việt Nam và thông lệ quốc tế Basel, (iv) tăng cường kiểm soát, giám sát quy trình thực hiện cấp tín dụng, (v) giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng các đa dạng hóa cho vay nhằm có sự điều chỉnh rủi ro tín dụng thích hợp khả năng chấp nhận của bản thân NHTM, phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trường kinh doanh, (iv) cần phải có sự tách bạch rõ ràng, nâng cao vai trò và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân tương ứng từng khâu trong quy trình tín dụng, (v) chú trọng phân tích mối quan hệ tốc độ tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng, đây là một bài toán rất quan trọng quyết định sự thành cơng trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM, (vi) Đối với nợ xấu hiện hữu, các NHTM cần quyết liệt trong việc áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu đối với

63

các tổ chức tín dụng, tận dụng một cách có hiệu quả những chính sách mà Nghị quyết 42 cho phép để thực hiện thu hồi nợ xấu một cách có hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

5.2.2. Gia tăng lợi nhuận thơng qua các yếu tố khác

Ngồi chịu sự tác động của rủi ro tín dụng, kết quả hồi quy theo GLS cịn cho biết lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam còn chịu sự tác động cùng chiều bởi quy mô NHTM, khả năng tăng trưởng, và hiệu quả quản lý chi phí;. Những kết quả nghiên cứu gợi ý rằng NHTM cần tận dụng tích cực lợi thế kinh tế vì quy mơ, tăng cường các biện pháp quản lý chi phí nhằm tiết kiệm chi phí, duy trì khả năng tăng trưởng bền vững cùng với việc đảm bảo thanh khoản, và kiểm sốt quy mơ cho vay trong mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng cho vay, để qua đó thực hiện được gia tăng lợi nhuận.

Các NHTM cần có lộ trình tăng quy mơ hoạt động thơng qua việc mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch tại các địa bàn tiềm năng theo lợi thế cạnh tranh của bản thân NHTM, không chỉ tại Việt Nam và có thể mở rộng ra các quốc gia khác trong khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu gia tăng quy mô hoạt động, NHTM cần chú trọng tăng vốn tự nội lực, có thể ưu tiên giữ lại lợi nhuận – đây là nguồn tài trợ bên trong có tác động tích cực đến mục tiêu tài chính của NHTM. Khi tăng quy mô hoạt động, các NHTM sẽ gia tăng cơ hội cung ứng sản phẩm, gia tăng thị phần và thu hút nhiều khách hàng từ đối thủ với những sản phẩm tài chính ưu việt và từ đó có thể mang lại cho NHTM được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, các NHTM cũng cần kiểm sốt q trình mở rộng quy mơ phù hợp khả năng kiểm soát của nhà quản trị NHTM, tránh rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng, hạ thấp tiêu chuẩn cho vay dẫn đến nợ xấu gia tăng khi đó sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận.

Các NHTM cần tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả quản lý chi phí, qua đó tác động trực tiếp đến mục tiêu gia tăng lợi nhuận của bản thân NHTM. Các NHTM cần quản lý chi phí và tuân thủ nguyên tắc gia tăng hiệu quả quản lý chi phí như sau: nếu chi phí tăng thì sự gia tăng này chậm hơn thu nhập tăng, hay chi phí phải giảm mạnh hơn sự giảm sút của thu nhập. Các NHTM cần

64

chú trọng hơn việc nâng cao trình độ quản trị của bộ máy lãnh đạo, chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên thơng qua các khóa đào tạo, hội thảo và chia sẻ kinh nghiệm quản lý chi phí từ các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp hay các đơn vị, cá nhân đã làm tốt cơng tác quản lý chi phí. Các NHTM cần rà sốt chi phí chi tiêu định kỳ và đột xuất, thiết lập chính sách phân định các mức chi tiêu hợp lý trên cơ sở tiếp cận chi phí bởi những cách thức khác nhau. Bên cạnh đó, NHTM cần cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy hoạt động, bố trí hợp lý cán bộ cơng tác trong các phịng ban, tinh gọn bộ máy hoạt động nhằm cắt giảm chi phí nhân viên; hay chú trọng ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng năng suất lao động, tránh tuyển dụng quá nhiều nhân sự khơng cần thiết để có thể tiết kiệm chi phí,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 76)