THỐNG KÊ MÔ TẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49)

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số lượng quan sát; kết quả thống kê mô tả các biến được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến

Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát PROF 0.1271 0.3153 -0.56326 0.0926 143 CRISK 0.0202 0.0658 0.0000 0.0117 143 BSIZE 8.1267 9.0996 6.0825 0.5157 143 GROWTH 0.2772 3.4358 -0.3924 0.3840 143 LDR 0.8563 1.9155 0.2351 0.1924 143 LEV 0.9140 0.9589 0.5780 0.0421 143 QOM 1.0961 86.302 0.2798 7.1768 143

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM

Căn cứ vào bảng 4.1, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu đều có 143 quan sát từ 13 NHTM trong thời gian 11 năm, như vậy dữ liệu nghiên cứu có dạng bảng cân bằng. Kết quả thống kê mô tả từng biến như sau:

38

Thứ nhất, biến phụ thuộc là lợi nhuận của NHTM (PROF) được đo lường bởi suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – đây là một trong những thước đo mục tiêu lợi nhuận dưới góc độ quản trị tài chính đối với NHTM, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn tạo ra lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu của các NHTM. Theo thống kê tại bảng 4.1, PROF có giá trị trung bình là 12.71% với độ lệch chuẩn là 9.26%, cho thấy các NHTM niêm yết tại Việt Nam đảm bảo được khả năng tạo lãi sau thuế cho chủ sở hữu (cổ đông), là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận cũng như đảm bảo thực hiện các trách nhiệm của NHTM với chủ sở hữu, là tiền đề quan trọng để NHTM có thể tích lũy vốn từ nội lực, góp phần gia tăng năng lực tài chính vững chắc. Tuy nhiên, bảng 4.1 còn cho thấy mẫu nghiên cứu có NHTM đạt được lợi nhuận ở mức cao, PROF cao nhất là 31.53% cho trường hợp NHTM cổ phần Á Châu năm 2008; bên cạnh đó vẫn còn tồn tại trường hợp NHTM có lợi nhuận kém, và thậm chí là thua lỗ dẫn đến chủ sở hữu mất vốn và có thể đẩy NHTM rơi vào tình trạng khó khăn tài chính, PROF thấp nhất là - 56.33%, đây là trường hợp duy nhất trong mẫu nghiên cứu bị thua lỗ, đó là NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2011.

Thứ hai, biến độc lập CRISK được đo lường bởi tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) trên tổng dư nợ của các NHTM, tỷ lệ này càng lớn cho biết rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM càng cao và ngược lại. Thống kê mô tả tại bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ nợ xấu là 2.02% cho thấy rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cấp tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam vẫn còn khá cao, thậm chí NHTM cổ phần Sài Gòn Hà Nội đã không đạt được hiệu quả trong quản lý rủi ro tín dụng năm 2012 dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của năm này là 6,58% và trở thành trường hợp có rủi ro tín dụng cao nhất trong mẫu nghiên cứu, hoặc như Ngân hàng TMCP Quốc dân năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 4,28% và những con số này cho thấy rủi ro tín dụng tác động hết sức tiêu cực đến lợi nhuận, bằng chứng là suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2012 của chính NHTM này chỉ đạt mức 0,07%, thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó và cũng là năm giảm sút lợi nhuận mạnh nhất của NHTM này trong giai đoạn 11 năm (2008 – 2018).

39

Thứ ba, các biến kiểm soát BSIZE, GROWTH, LDR, LEV và QOM cũng được thống kê mô tả tại bảng 4.1, trong đó:

- Biến kiểm soát quy mô NHTM (BSIZE) được đo lường bởi giá trị logarit của tổng tài sản bình quân của NHTM; thống kê tại bảng 4.1 cho thấy mẫu nghiên cứu có sự đa dạng về quy mô NHTM, trong đó NHTM cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam năm 2017 là trường hợp có quy mô lớn nhất trong mẫu nghiên cứu và NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008 là trường hợp có quy mô nhỏ nhất trong mẫu nghiên cứu.

- Biến kiểm soát khả năng tăng trưởng của NHTM (GROWTH), được đo lường bởi tỷ lệ tăng (giảm) tổng tài sản trong năm của NHTM. Tỷ lệ tăng (giảm) tổng tài sản trong năm được thống kê tại bảng 4.1 với mức trung bình đối với trường hợp các NHTM niêm yết tại Việt Nam là 27,72% cho thấy rằng các NHTM này đảm bảo được khả năng tăng trưởng trong giai đoạn nghiên cứu, NHTM cổ phần Tiên Phong có khả năng tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2009 với tỷ lệ tăng tổng tài sản trong năm này là 343.58%, nhưng NHTM này cũng là ngân hàng bị suy giảm mạnh nhất vào năm 2012 với tỷ lệ giảm tổng tài sản là 39.24%.

- Biến kiểm soát là tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng (LDR), đây là biến kiểm soát thể hiện thanh khoản của NHTM, theo đó tỷ lệ này tăng thì thanh khoản của NHTM giảm tương ứng. Theo bảng 4.1, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng trung bình tại các NHTM niêm yết của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018 là 85,63%. Nếu lấy mức quy định tối đa là 80% đối với các NHTM cổ phần (tính cho trường hợp là ACB, EIB, HDB, MBB, NVB, SHB, STB, TCB, TPB và VPB) và 90% đối với NHTM Nhà nước (tính cho trường hợp BID, CTG và VCB) theo Thông tư 02/VBHN-NHNN ban hành ngày 10/01/2018, các NHTM niêm yết đã chạm mức giới hạn tối đa đối với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng. Nếu tính riêng nhóm NHTM cổ phần không có chi phối của Nhà nước, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng trung bình là 81.15%; và tỷ lệ này 98.00% cho nhóm NHTM cổ phần có chi phối của Nhà nước. Như vậy, thanh khoản

40

của NHTM niêm yết chưa đảm bảo theo quy định, thậm chí tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng cao nhất lên đến 191.55% cho trường hợp NHTM cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, trái ngược lại là trường hợp NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2008 với tỷ lệ này chỉ ở mức 23.51%.

- Biến kiểm soát đòn bẩy tài chính của NHTM (LEV), được đo lường bởi tỷ số nợ của NHTM, cho biết có bao nhiêu đồng tài sản của NHTM được tài trợ bởi nợ, theo đó tỷ số nợ càng lớn chỉ ra rằng NHTM sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao và ngược lại. Thống kê tại bảng 4.1 cho thấy các NHTM niêm yết tại Việt Nam có tỷ số nợ trung bình trong giai đoạn 2008 – 2018 là 91.4 %, mức thấp nhất là 57.80% cho trường hợp NHTM cổ phần Tiên Phong vào năm 2008 và cao nhất là 95.89% cho trường hợp NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam vào năm 2017. Kết quả thống kê minh chứng cho đặc trưng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao của NHTM, điều này phù hợp với chức năng trung gian của NHTM trong nền kinh tế; và sự chuyên nghiệp của NHTM trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ sẽ đảm bảo duy trì chênh lệch dương giữa lãi suất đầu ra với lãi suất đầu vào, mang đến cơ hội gia tăng lợi nhuận – khả năng sinh lời cho các NHTM nhờ vào tác động tích cực của đòn bẩy tài chính.

- Biến kiểm soát hiệu quả quản lý chi phí của NHTM (QOM), được đo lường bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, theo đó tỷ lệ này càng cao cho biết hiệu quả quản lý chi phí càng thấp và ngược lại. Thống kê mô tả tại bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động trung bình là 109.61% vì có xuất hiện một trường hợp duy nhất trong mẫu nghiên cứu là NHTM cổ phần Tiên Phong năm 2011 với chi phí hoạt động gấp hơn 86 lần tổng thu nhập hoạt động và đây cũng chính là trường hợp có hiệu quả quản lý chi phí kém nhất trong mẫu nghiên cứu và NHTM này cũng đã phải chấp nhận kết quả lỗ trong năm 2011; trong khi đó tất cả các quan sát còn lại đều có tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động đều nhỏ 100%, và thấp nhất là 27.98% đối với NHTM cổ phần

41

Xuất nhập khẩu Việt Nam vào năm 2010, đây là trường hợp đạt được hiệu quả quản lý chi phí cao nhất trong mẫu nghiên cứu, kết quả này sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2010.

4.2. PHÂN T CH TƢƠNG QUAN

Đề tài thực hiện gộp chung dữ liệu từ 13 NHTM trong giai đoạn nghiên cứu 11 năm và xác định hệ số tương quan giữa các biến, có đính kèm theo bên dưới từng hệ số tương quan là mức ý nghĩa thống kê của từng hệ số tương quan, kết quả được trình bày tại bảng 4.2.

42

Bảng 4.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến

PROF CRISK BSIZE GROWTH LDR LEV QOM

PROF 1.0000 --- CRISK -0.1089 1.0000 0.1956 --- BSIZE 0.2873* 0.0475 1.0000 0.0005 0.5734 --- GROWTH 0.0981 -0.1807** -0.4422* 1.0000 0.2436 0.0308 0.0000 --- LDR 0.1366 -0.0943 0.2513* -0.1975** 1.0000 0.1038 0.2625 0.0025 0.0181 --- LEV 0.1741** 0.0661 0.6239* -0.4355* 0.2287* 1.0000 0.0376 0.4326 0.0000 0.0000 0.0060 --- QOM -0.6386* -0.1377 -0.1294 -0.0235 -0.0950 -0.0390 1.0000 0.0000 0.1011 0.1235 0.7808 0.2590 0.6437 --- (*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%.

43

Bảng 4.2 cho thấy tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, bao gồm tương quan giữa biến độc lập CRISK với biến phụ thuộc PROF, tương quan giữa từng biến kiểm soát (BSIZE, GROWTH, LDR, LEV và QOM) với biến phụ thuộc PROF; ngoài ra bảng 4.2 cũng thể hiện mối tương quan giữa biến độc lập và các biến kiểm soát với nhau.

Thứ nhất, mối tương quan giữa biến độc lập CRISK với biến phụ thuộc PROF

Biến độc lập CRISK có tương quan âm với biến phụ thuộc PROF, cho thấy biến động rủi ro tín dụng với biến động lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam có quan hệ ngược chiều nhau, hàm ý NHTM cần tăng cường quản trị để giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của NHTM; tuy nhiên mối quan hệ này không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% hay 10%.

Thứ hai, mối tương quan từng biến kiểm soát BSIZE, GROWTH, LDR, LEV và QOM với biến phụ thuộc PROF

Biến kiểm soát BSIZE có tương quan dương với biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% cho thấy biến động quy mô NHTM với biến động lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam có quan hệ cùng chiều nhau, hàm ý rằng NHTM sẽ được lợi thế khi gia tăng quy mô góp phần gia tăng lợi nhuận cho bản thân NHTM.

Biến kiểm soát GROWTH và LDR có tương quan dương với biến phụ thuộc PROF, tuy nhiên các trường hợp này lại không có ý nghĩa thống kê theo mức ý nghĩa 1%, 5% hay 10%.

Biến kiểm soát LEV có tương quan dương với biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 5%, cho thấy biến động mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính với biến động lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam có quan hệ cùng chiều nhau, hàm ý các NHTM muốn gia tăng lợi nhuận thì cần xem xét thực hiện chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, qua đó NHTM cũng đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn huy động được từ khách hàng.

44

Hệ số tương quan giữa biến kiểm soát QOM với biến phụ thuộc PROF là -0.6386 theo mức ý nghĩa 1%, cho thấy biến động hiệu quả quản lý chi phí với biến động lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam có quan hệ ngược chiều nhau, kết quả này khuyến nghị các NHTM muốn gia tăng lợi nhuận thì cần xem xét thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí hoạt động.

Thứ ba, tương quan giữa biến độc lập CRISK và các biến kiểm soát BSIZE, GROWTH, LDR, LEV, QOM với nhau, và kiểm định hiện tương đa cộng tuyến

Dựa vào ma trận tương quan tại bảng 4.2, xem xét hệ số tương quan giữa biến độc lập CRISK và các biến kiểm soát BSIZE, GROWTH, LDR, LEV, QOM với nhau, giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan đối với các trường hợp này đều nhỏ hơn 0.8, cho thấy không có hiện tượng tương quan mạnh giữa các biến này với nhau, qua đó có thể khẳng định rằng mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa biến độc lập và các biến kiểm soát với nhau (Gujarati, 2011).

Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn hơn cho hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến có xảy ra hay không trong mô hình hồi quy, đề tài thực hiện các hồi quy phụ giữa các biến và từ đó xác định hệ số phóng đại phương sai, kết quả trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Hệ số phóng đại phƣơng sai

Variable Centered VIF

CRISK 1.082587 BSIZE 1.803478 GROWTH 1.384363 LDR 1.114185 LEV 1.740205 QOM 1.061594

45

Theo bảng 4.3, hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập nhỏ hơn 10, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến với nhau trong các mô hình nghiên cứu (Gujarati, 2011). Vì vậy, ngoài việc phân tích hồi quy theo FEM và REM cho dữ liệu bảng, đề tài còn thực hiện phân tích hồi quy cho dữ liệu bảng theo Pooled OLS, được trình bày chi tiết tại mục 4.3.

4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY 4.3.1. Kết quả hồi quy 4.3.1. Kết quả hồi quy

Kết quả hồi quy tác động của rủi ro tín dụng và các yếu tố khác đến lợi nhuận của NHTM niêm yết tại Việt Nam được xác định theo Pooled OLS, FEM và REM, được tổng hợp và trình bày tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM

Biến Pooled OLS FEM REM

Hệ số β P-value Hệ số β P-value Hệ số β P-value CRISK -1.3717* 0.0056 -0.9207*** 0.0634 -1.1893** 0.0106 BSIZE 0.0433* 0.0029 -0.0039 0.8477 0.0255 0.1047 GROWTH 0.0493* 0.0039 0.0422* 0.0077 0.0457* 0.0030 LDR 0.0092 0.7598 0.0818** 0.0151 0.0497*** 0.0966 LEV 0.2098 0.2234 0.2462 0.1685 0.1939 0.2346 QOM -0.0080* 0.0000 -0.0078* 0.0000 -0.0079* 0.0000 C -0.4016 0.0046 -0.1205 0.4282 -0.2801 0.0386 --- R2 = 0.5239 R2 = 0.6761 R2 = 0.5291

(*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5% và (***) Mức ý nghĩa 10%. Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM

Kết quả hồi quy theo Pooled OLS tại bảng 4.4 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%.

- Biến kiểm soát BSIZE và biến kiểm soát GROWTH được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%

46

- Biến kiểm soát QOM có hệ số hồi quy là -0,0080 cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%, điều này có nghĩa hiệu quả quản lý chi phí có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Kết quả hồi quy theo FEM tại bảng 4.4 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 10%.

- Biến kiểm soát BSIZE, LEV không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê để giải thích cho biến phụ thuộc PROF

- Biến kiểm soát GROWTH được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%

- Biến kiểm soát LDR được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49)