PHÂN TÍCH HỒI QUY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57)

4.3.1. Kết quả hồi quy

Kết quả hồi quy tác động của rủi ro tín dụng và các yếu tố khác đến lợi nhuận của NHTM niêm yết tại Việt Nam được xác định theo Pooled OLS, FEM và REM, được tổng hợp và trình bày tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM

Biến Pooled OLS FEM REM

Hệ số β P-value Hệ số β P-value Hệ số β P-value CRISK -1.3717* 0.0056 -0.9207*** 0.0634 -1.1893** 0.0106 BSIZE 0.0433* 0.0029 -0.0039 0.8477 0.0255 0.1047 GROWTH 0.0493* 0.0039 0.0422* 0.0077 0.0457* 0.0030 LDR 0.0092 0.7598 0.0818** 0.0151 0.0497*** 0.0966 LEV 0.2098 0.2234 0.2462 0.1685 0.1939 0.2346 QOM -0.0080* 0.0000 -0.0078* 0.0000 -0.0079* 0.0000 C -0.4016 0.0046 -0.1205 0.4282 -0.2801 0.0386 --- R2 = 0.5239 R2 = 0.6761 R2 = 0.5291

(*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5% và (***) Mức ý nghĩa 10%. Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM

Kết quả hồi quy theo Pooled OLS tại bảng 4.4 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%.

- Biến kiểm soát BSIZE và biến kiểm soát GROWTH được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%

46

- Biến kiểm soát QOM có hệ số hồi quy là -0,0080 cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%, điều này có nghĩa hiệu quả quản lý chi phí có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Kết quả hồi quy theo FEM tại bảng 4.4 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 10%.

- Biến kiểm soát BSIZE, LEV không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê để giải thích cho biến phụ thuộc PROF

- Biến kiểm soát GROWTH được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%

- Biến kiểm soát LDR được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 5%.

- Biến kiểm soát QOM có hệ số hồi quy là -0,0078 cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%, điều này có nghĩa hiệu quả quản lý chi phí có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Kết quả hồi quy theo REM tại bảng 4.4 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 5%.

- Biến kiểm soát BSIZE, LEV có thể giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF, tuy nhiên không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

- Biến kiểm soát GROWTH được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%

- Biến kiểm soát LDR có thể giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 10%.

- Biến kiểm soát QOM có hệ số hồi quy là -0,0079 cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%, điều này có nghĩa hiệu quả quản lý chi phí có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

47

4.3.2. Lựa chọn kết quả hồi quy

Để lựa chọn kết quả hồi quy từ bảng 4.4, đề tài nghiên cứu thực hiện các kiểm định, bao gồm: kiểm định Redundant Fixed Effects được trình bày tại bảng 4.5, kiểm định Breusch-Pagan trong nhóm kiểm định Lagrange multiplier (LM) được trình bày tại bảng 4.6 và kiểm định Hausman được trình bày tại bảng 4.7.

Bảng 4.5. Kiểm định Redundant Fixed Effects

Effects Test Statistic d.f. Prob.

Cross-section F 4.8584 (12,124) 0.0000

Cross-section Chi-square 55.1093 12 0.0000

Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy

Theo bảng 4.5, giá trị Prob. nhỏ hơn 5% chấp nhận giả thuyết H1, có nghĩa là kết quả hồi quy theo FEM phù hợp hơn Pooled OLS và lựa chọn kết quả hồi quy theo FEM để giải thích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam.

Bảng 4.6. Kiểm định Breusch-Pagan

Null (no rand. effect) Alternative

Cross-section

One-sided Period One-sided Both

Breusch-Pagan 22.40550 20.86879 43.27429

(0.0000) (0.0000) (0.0000) Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy

Theo bảng 4.6, giá trị Prob. nhỏ hơn 5% nên chấp nhận giả thuyết H1, cho kết luận rằng kết quả hồi quy theo REM phù hợp hơn Pooled OLS và lựa chọn kết quả hồi quy theo REM để giải thích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam.

Bảng 4.7. Kiểm định Hausman

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob. Cross-section random 20.149511 6 0.0026

48

Theo bảng 4.7, giá trị Prob. nhỏ hơn 5% chấp nhận giả thuyết H1, có nghĩa là kết quả hồi quy theo FEM phù hợp hơn REM và lựa chọn kết quả hồi quy theo FEM để giải thích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam.

Tóm lại, kết quả từ các kiểm định trên chỉ ra rằng FEM phù hợp hơn Pooled OLS, REM phù hợp hơn Pooled OLS, và FEM phù hợp hơn REM; vì vậy, kết quả hồi quy theo FEM là phù hợp nhất để giải thích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam, mức độ phù hợp của kết quả hồi quy theo FEM là 67.61%.

4.3.3. Kiểm định các vi phạm cơ bản của mô hình

Để đảm bảo sự vững chắc cho kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định các vi phạm cơ bản của mô hình, bao gồm: hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Thứ nhất, Kiểm định tự tương quan

Kết quả kiểm định tại mục 4.3.2 lựa chọn kết quả hồi quy theo FEM, vì vậy đề tài không thực hiện kiểm định tự tương quan; FEM chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mô hình nên không có hiện tượng tự tương quan.

Thứ hai, Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Đề tài sử dụng kiểm định White để nhận biết có hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không, kết quả được trình bày tại bảng 4.8; và theo đó, Prob nhỏ hơn 5% nên kết luận có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Vì vậy, để khắc phục hiện tượng này, đề tài nghiên cứu sẽ thực hiện hồi quy theo GLS và trình bày tại mục 4.3.4.

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 2.4899 Prob. F(27,115) 0.0004

Obs*R-squared 52.755 Prob. Chi-Square(27) 0.0022 Scaled explained SS 45.3221 Prob. Chi-Square(27) 0.0150

49

4.3.4. Khắc phục các vi phạm của mô hình

Đề tài nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 11 năm, từ năm 2008 đến năm 2018, và kết quả hồi quy theo FEM đã được lựa chọn sau khi thực hiện các kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy tại mục 4.3.2; tuy nhiên, kiểm định White tại mục 4.3.3 đã khẳng định có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình, do vậy kết quả hồi quy sẽ được xác định theo GLS và được trình bày tại bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy theo GLS – Tất cả 13 NHTM niêm yết

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM. (*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%.

Kết quả hồi quy theo GLS tại bảng 4.9 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK và biến kiểm soát QOM được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%

- Biến kiểm soát BSIZE, GROWTH cũng được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF và theo mức ý nghĩa lần lượt 1% và 10%. - Biến kiểm soát LDR, LEV có thể giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF, tuy nhiên không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

Để nghiên cứu sâu và cụ thể cho từng nhóm NHTM về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam, đề tài phân chia nhóm NHTM theo hai trường hợp như sau: Trường hợp (i) nhóm NHTM có sở

Biến Hệ số β P-value CRISK -1.4572* 0.0008 BSIZE 0.0327* 0.0076 GROWTH 0.0362** 0.0141 LDR 0.0038 0.8770 LEV 0.2364 0.1429 QOM -0.0081* 0.0000 C -0.3341 0.0053 R2 = 0.5861

50

hữu kiểm soát của nhà nước và nhóm còn lại không có sở hữu kiểm soát của nhà nước; Trường hợp (ii) là nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và nhóm còn lại niêm yết trên HNX. Căn cứ dữ liệu từng nhóm NHTM, đề tài tiếp tục thực hiện hồi quy theo GLS giữa các nhóm NHTM này, kết quả lần lượt được trình bày tại bảng 4.10 và bảng 4.11.

Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo GLS – Từng nhóm NHTM theo sở hữu kiểm soát của Nhà nước

Biến

NHTM có sở hữu kiểm soát của nhà nước

NHTM không có sở hữu kiểm soát của nhà nước Hệ số β P-value Hệ số β P-value CRISK -4.3900* 0.0001 -1.9123* 0.0001 BSIZE -0.1795* 0.0000 0.0629* 0.0004 GROWTH 0.0130 0.8498 0.0388** 0.0134 LDR -0.0707 0.1507 0.0235 0.4067 LEV 1.9486* 0.0002 0.0247 0.8836 QOM -0.5016* 0.0003 -0.0079* 0.0000 C 0.2592 0.5718 -0.3926* 0.0080 R2 = 0.7088 R2 = 0.6393

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM. (*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%.

Kết quả hồi quy theo GLS cho nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước và nhóm NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước tại bảng 4.10 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF cho dù là nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước hay nhóm NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước theo mức ý nghĩa thống kê cùng là 1%. Tuy nhiên, mức độ tác động của biến độc lập CRISK đến biến phụ thuộc PROF cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát Nhà nước (hệ số hồi quy là -4.3900) mạnh hơn so với trường hợp

51

nhóm NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước (hệ số hồi quy là -1.9123).

- Biến kiểm soát BSIZE được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% đối với nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước, trong khi đó biến kiểm soát BSIZE lại có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa thống kê 5%. Độ lớn mức độ tác động của biến kiểm soát BSIZE đối với trường hợp NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước cao hơn so với trường hợp NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước.

- Biến kiểm soát GROWTH được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 5% đối với nhóm NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước, trong khi đó biến kiểm soát này không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê cho trường hợp NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước.

- Biến kiểm soát LDR giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF nếu là NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước, trong khi đó biến kiểm soát này lại giải thích cùng chiều nếu NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát Nhà nước; tuy nhiên cả hai trường hợp này đều không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

- Biến kiểm soát LEV được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% đối với nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước, trong khi đó biến kiểm soát này lại không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê cho trường hợp NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước.

- Biến kiểm soát QOM được chấp nhận để giải thích cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% cho dù là nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước hay nhóm NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước; hệ số hồi quy lần lượt cho hai trường hợp là -0.5016 và -0.0079. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF, tương ứng với việc hiệu quả quản lý chi

52

phí có tác động cùng chiều đến lợi nhuận cho dù là nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước hay nhóm NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước. Độ lớn mức độ tác động của biến kiểm soát QOM đến biến phụ thuộc PROF cho trường hợp các NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước cao hơn so với trường hợp các NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước.

- Mô hình hồi quy tuyến tính về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận có R² cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước là 70.88% và cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước là 63.93%, cho thấy khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước cao hơn so với trường hợp nhóm NHTM niêm yết không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước.

Bảng 4.11. Kết quả hồi quy theo GLS – Từng nhóm NHTM theo Sở giao dịch chứng khoán

Biến NHTM niêm yết trên HOSE NHTM niêm yết trên HNX

Hệ số β P-value Hệ số β P-value CRISK -1.5843* 0.0032 1.6317** 0.0253 BSIZE 0.0145 0.2966 0.0240 0.3516 GROWTH 0.0164 0.2722 -0.0041 0.9083 LDR -0.0104 0.6973 -0.2384* 0.0043 LEV 0.3640** 0.0371 -0.1417 0.7353 QOM -0.0083* 0.0000 -0.4869* 0.0000 C -0.2756 0.0257 0.4926 0.1548 R2 = 0.6760 R2 = 0.7984

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM. (*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%.

Kết quả hồi quy theo GLS cho nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và nhóm NHTM niêm yết trên HNX tại bảng 4.11 cho thấy:

53

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF đối với nhóm NHTM niêm yết trên HOSE theo mức ý nghĩa 1%, trong khi đó biến độc lập này lại có tác động cùng chiều cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết trên HNX theo mức ý nghĩa 5%. Độ lớn mức độ tác động của biến độc lập CRISK đến biến phụ thuộc PROF cho trường hợp các NHTM niêm yết trên HNX cao hơn trường hợp các NHTM niêm yết trên HOSE.

- Biến kiểm soát BSIZE và biến kiểm soát GROWTH đều không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê trong việc giải thích cho biến phụ thuộc PROF cho dù NHTM niêm yết trên HOSE hay HNX.

- Biến kiểm soát LDR đều giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF cho cả trường hợp NHTM niêm yết trên HOSE và HNX; tuy nhiên mối quan hệ này chỉ được chấp nhận cho trường hợp các NHTM niêm yết trên HNX với mức ý nghĩa 1%, trong khi đó trường hợp NHTM niêm yết trên HOSE không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

- Biến kiểm soát LEV được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 5% đối với nhóm NHTM niêm yết trên HOSE, trong khi đó biến kiểm soát này lại không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê cho trường hợp NHTM niêm yết trên HNX.

- Biến kiểm soát QOM được chấp nhận để giải thích cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% cho dù là nhóm NHTM niêm yết trên HOSE hay HNX; hệ số hồi quy lần lượt cho hai trường hợp là -0.0083 và -0.4869. Kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57)