Các nghiên cứu trƣớc tại các quốc gia khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 31)

Saeed MS và Zahid N (2016) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của 5 NHTM lớn tại nước Anh, sử dụng suất sinh lời trên tài sản và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu để đo lường lợi nhuận, trong khi đó hai biến đại diện cho rủi ro tín dụng là nợ xấu và tổn thất ròng. Phân tích thống kê đa biến dựa vào dữ liệu của các ngân hàng từ năm 2007 đến năm 2015, kết quả cho thấy rủi ro tín dụng có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, và giải thích cho điều này rằng sau tác động mạnh của khủng hoảng tín dụng năm 2008, các NHTM của Anh đang đối mặt với rủi ro tín dụng lại nhận được các khoản lợi ích từ lãi suất quá hạn, phí

15

phạt,… Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này còn chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính và khả năng tăng trưởng có tác động tích cực đến lợi nhuận của các NHTM.

B. Kishori và Jeslin Sheeba. J (2017) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận, theo đó các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng được giải thích bởi hệ số an toàn vốn, tỷ lệ các khoản tín dụng kém chất lượng, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi huy động, tỷ lệ chi phí trên mỗi đơn vị cấp tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phòng, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ các khoản tín dụng có vấn đề, tỷ lệ các khoản tín dụng dưới chuẩn, tỷ lệ các khoản tín dụng khó xử lý, tỷ lệ các khoản tín dụng có khả năng tổn thất. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ trong thời gian 20 năm, từ năm 1997 đến 2016. Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, kết quả tìm thấy được rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận khi được giải thích bởi tỷ lệ các khoản tín dụng có vấn đề, ngoài ra hệ số đòn bẩy tài chính cũng tác động ngược chiều đến lợi nhuận. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã khuyến nghị rằng Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ phải đối mặt với rủi ro tín dụng do quản lý rủi ro tín dụng không hiệu quả, vì vậy chính sách tín dụng cần điều chỉnh theo hướng nghiêm ngặt hơn để giảm thiểu các khoản tín dụng có vấn đề.

Million Gizaw, Matewos Kebede và Sujata Selvaraj (2015) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả sinh lời của 8 NHTM tại Ethiopia trong thời gian 12 năm (2003 – 2014). Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hàng năm, được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và hồi quy dữ liệu bảng, kết quả xác định được rằng rủi ro tín dụng có tác động đến lợi nhuận, theo đó rủi ro tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu và hệ số an toàn vốn tác động ngược chiều đến lợi nhuận, trong khi đó rủi ro tín dụng thể hiện qua tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất rằng các NHTM cần nhận thức quy trình quản trị rủi ro tín dụng được tuân thủ nghiêm ngặt là điều rất quan trọng, các nhà quản trị NHTM cần sử dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng hiện đại và thực hiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngân hàng để tạo thu nhập, và NHTM cần thực hiện tốt quản trị

16

rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo lợi nhuận hiện hành và tiềm năng gia tăng lợi nhuận từ hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng.

Zamira Veizi, Romeo Mano và Lorenc Koçiu (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của hệ thống 16 NHTM tại Albania trong giai đoạn 2008 - 2015, theo đó rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất và có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các NHTM, rủi ro tín dụng được nhận diện qua chất lượng của danh mục cho vay với chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận, tuy nhiên kết quả này chưa đảm bảo được ý nghĩa thống kê và do đó nhóm tác giả không đảm bảo được tính bền vững của kết quả. Mặc dù vậy, nhóm tác giả cũng kỳ vọng cung cấp thông tin định lượng nhằm khẳng định tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận từ thực trạng chất lượng của danh mục cho vay ngày càng kém trong hệ thống NHTM tại Albania bắt đầu từ năm 2008 với sự gia tăng nhanh chóng của các khoản nợ xấu; từ đó nhóm tác giả kỳ vọng cung cấp bằng chứng và lập luận về việc NHTM cần thực hiện quản lý rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.

Samuel Hymore Boahene, Julius Dasah và Samuel Kwaku Agyei (2012),

nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với lợi nhuận của 6 NHTM tại Ghana trong giai đoạn 5 năm (2005 – 2009), theo đó rủi ro tín dụng được giải thích bởi tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tổn thất ròng, tỷ lệ lợi nhuận trước dự phòng trên dư nợ tín dụng ròng. Sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng, kết quả hồi quy theo mô hình các yếu tố tác động cố định cho thấy rủi ro tín dụng có ý nghĩa giải thích cùng chiều đối với lợi nhuận; kết quả này chỉ ra rằng các NHTM tại Ghana vẫn đạt được lợi nhuận cao cho dù rủi ro tín dụng cao, điều này trái với quan điểm thông thường được công bố trong các nghiên cứu trước đây rằng rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Tuy nhiên, nhóm tác giả đã lý giải quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng với lợi nhuận của các NHTM tại Ghana có thể là do lãi suất cho vay rất cao với mức trung bình 30 – 35%/năm và các khoản thu nhập ngoài lãi đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cũng thống nhất với các nghiên cứu trước về tác

17

động cùng chiều của quy mô ngân hàng, khả năng tăng trưởng của ngân hàng và đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận.

Abu Hanifa Md. Noman và cộng sự (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận đối với trường hợp các NHTM tại Bangladesh, dữ liệu dạng bảng không cân bằng được thu thập từ 18 NHTM trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013. Rủi ro tín dụng được nhận biết bởi tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ, tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng trên nợ xấu và hệ số an toàn vốn; và lợi nhuận được nhận biết bởi suất sinh lời trên tài sản, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên. Kết quả hồi quy đa biến với mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên được lựa chọn, phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) và phương pháp GMM (Generalized method of moments) được sử dụng để tăng thêm tính bền vững của kết quả, cho thấy rủi ro tín dụng ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận, vì vậy các NHTM cần phải thực hiện một quy trình quản lý rủi ro tín dụng thận trọng cần phải sử dụng quy trình quản lý rủi ro tín dụng thận trọng nhằm đảm bảo khả năng sinh lời và bảo vệ cho ngân hàng tránh nguy cơ tổn thất hay khủng hoảng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn tìm thấy việc áp dụng Basel II có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên, nhưng lại có ảnh hưởng ngược chiều đến suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Olalere Oluwaseyi Ebenezer và Wan Ahmad Wan Omar (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của 8 NHTM tại Nigeria trong giai đoạn 4 năm (2011 – 2014). Phân tích hồi quy dữ liệu bảng với kết quả hồi quy được lựa chọn theo mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên, cho thấy rủi ro tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận, và điều này có thể được lý giải rằng các NHTM có chính sách tín dụng kém kết hợp khả năng quản lý kém dẫn đến nợ xấu gia tăng làm giảm lợi nhuận, làm cho NHTM phải đối mặt với rủi ro cao hơn và có thể rơi vào kiệt quệ tài chính. Nhóm tác giả khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu rằng các NHTM cần tập trung vào quản lý rủi ro vốn có trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu

18

còn tìm thấy ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận, tuy nhiên yếu tố này không đảm bảo được ý nghĩa thống kê.

Young Tan (2015) nghiên cứu tác động của rủi ro và sự cạnh tranh đến lợi nhuận của 41 NHTM tại Trung Quốc giai đoạn 2003 – 2011. Bài nghiên cứu thực hiện trên 3 nhóm nhân tố, bao gồm các nhân tố đặc trưng của ngân hàng, các nhân tố đặc trưng ngành và các nhân tố vĩ mô. Trong nhóm nhân tố đặc trưng ngân hàng tác giả sử dụng logarit của tổng tài sản đại diện cho quy mô ngân hàng, tổng dư nợ cho vay trong tổng tài sản đại diện nhân tố thanh khoản, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản đại diện cho nhân tố rủi ro của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đại diện cho nhân tố cơ cấu nguồn vốn, chi phí hoạt động trên tổng tài sản đại diện cho chi phí quản lý và các yếu tố khác như đa dạng hóa doanh thu được tính bằng doanh thu ngoài lãi, năng suất lao động bằng tỷ lệ doanh thu trên từng nhân viên và tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế. Trong nhóm nhân tố ngành tác giả sử dụng các nhân tố cạnh tranh ngành, tỷ lệ phát triển ngành và tỷ lệ vốn hóa thị trường của toàn bộ ngành ngân hàng trên GDP. Trong nhóm nhân tố vĩ mô tác giả xem xét đến tác động của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng GDP tác động như thế nào đến lợi nhuận của ngân hàng. Tác giả sử dụng dữ liệu của NHTM tại Trung Quốc giai đoạn 2003 – 2011 lấy từ bank – scope và Ngân hàng thế giới và thực hiện hồi quy theo mô hình GMM. Kết quả nghiên cứu tìm ra tác động cùng chiều của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, hiệu quả quản lý đối với lợi nhuận ngân hàng; quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng, chỉ số kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP không có ý nghĩa thống kê nhưng chỉ số giá tiêu dùng lại có tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng.

Shiva Raj Poudel (2018) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Nepal, dữ liệu được thu thập từ 15 NHTM trong giai đoạn 2002/03 đến 2014/15. Kết quả phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình yếu tố cố định cho kết luận rằng rủi ro tín dụng có ý nghĩa tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn tìm thấy tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các yếu tố như hệ số an toàn vốn, quy mô

19

tổng tài sản và tăng trưởng kinh tế; trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng cũng tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các NHTM nhưng không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

Rifqah Amaliah S, Hafinaz Hasniyanti Hassan (2019) nghiên cứu mối quan hệ tác động của rủi ro tín dụng, hệ số an toàn vốn và thanh khoản đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Indonesia, dữ liệu được thu thập từ 4 NHTM Nhà nước trong giai đoạn 10 năm (2007 – 2016). Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng hệ số hồi quy của rủi ro tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, thanh khoản thể hiện qua tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng và hệ số an toàn vốn đều có giá trị âm, qua đó khẳng định rủi ro tín dụng và hệ số an toàn vốn tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời, trong khi thanh khoản tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các NHTM. Tuy nhiên, trường hợp tác động của hệ số an toàn vốn không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê.

Samuel Gameli Gadzo, Holy Kwabla Kportorgbi và John Gartchie Gatsi (2019) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động đến hiệu quả tài chính của các NHTM toàn cầu, dữ liệu được thu thập từ 24 NHTM toàn cầu tại Ghana trong giai đoạn 10 năm (2007 – 2016). Kết quả nghiên cứu khẳng định rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính, phù hợp với lý giải bất cân xứng thông tin theo lý thuyết quả chanh (lemon theory); bên cạnh đó, rủi ro hoạt động cũng tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn tìm thấy tác động cùng chiều của chất lượng tài sản, đòn bẩy, hiệu quả quản lý chi phí và thanh khoản đến rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động cũng như hiệu quả tài chính của các NHTM. Theo đó, nhóm tác giả khuyến nghị các NHTM nên cắt giảm lãi suất cho vay để giảm rủi ro tín dụng và sau đó tăng lợi nhuận. Về rủi ro hoạt động, các NHTM nên giảm đòn bẩy và tập trung vào danh mục đầu tư để đảm bảo chất lượng tài sản qua đó tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 31)