Kết quả hồi quy theo GLS – Tất cả 13 NHTM niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61 - 99)

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM. (*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%.

Kết quả hồi quy theo GLS tại bảng 4.9 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK và biến kiểm sốt QOM được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%

- Biến kiểm soát BSIZE, GROWTH cũng được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF và theo mức ý nghĩa lần lượt 1% và 10%. - Biến kiểm sốt LDR, LEV có thể giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF, tuy nhiên không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

Để nghiên cứu sâu và cụ thể cho từng nhóm NHTM về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam, đề tài phân chia nhóm NHTM theo hai trường hợp như sau: Trường hợp (i) nhóm NHTM có sở

Biến Hệ số β P-value CRISK -1.4572* 0.0008 BSIZE 0.0327* 0.0076 GROWTH 0.0362** 0.0141 LDR 0.0038 0.8770 LEV 0.2364 0.1429 QOM -0.0081* 0.0000 C -0.3341 0.0053 R2 = 0.5861

50

hữu kiểm soát của nhà nước và nhóm cịn lại khơng có sở hữu kiểm sốt của nhà nước; Trường hợp (ii) là nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và nhóm cịn lại niêm yết trên HNX. Căn cứ dữ liệu từng nhóm NHTM, đề tài tiếp tục thực hiện hồi quy theo GLS giữa các nhóm NHTM này, kết quả lần lượt được trình bày tại bảng 4.10 và bảng 4.11.

Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo GLS – Từng nhóm NHTM theo sở hữu kiểm sốt của Nhà nước

Biến

NHTM có sở hữu kiểm sốt của nhà nước

NHTM khơng có sở hữu kiểm sốt của nhà nước Hệ số β P-value Hệ số β P-value CRISK -4.3900* 0.0001 -1.9123* 0.0001 BSIZE -0.1795* 0.0000 0.0629* 0.0004 GROWTH 0.0130 0.8498 0.0388** 0.0134 LDR -0.0707 0.1507 0.0235 0.4067 LEV 1.9486* 0.0002 0.0247 0.8836 QOM -0.5016* 0.0003 -0.0079* 0.0000 C 0.2592 0.5718 -0.3926* 0.0080 R2 = 0.7088 R2 = 0.6393

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM. (*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%.

Kết quả hồi quy theo GLS cho nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước và nhóm NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm soát của Nhà nước tại bảng 4.10 cho thấy:

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF cho dù là nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước hay nhóm NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước theo mức ý nghĩa thống kê cùng là 1%. Tuy nhiên, mức độ tác động của biến độc lập CRISK đến biến phụ thuộc PROF cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt Nhà nước (hệ số hồi quy là -4.3900) mạnh hơn so với trường hợp

51

nhóm NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước (hệ số hồi quy là -1.9123).

- Biến kiểm sốt BSIZE được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% đối với nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước, trong khi đó biến kiểm sốt BSIZE lại có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa thống kê 5%. Độ lớn mức độ tác động của biến kiểm soát BSIZE đối với trường hợp NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước cao hơn so với trường hợp NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước.

- Biến kiểm soát GROWTH được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 5% đối với nhóm NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước, trong khi đó biến kiểm sốt này khơng đảm bảo mức ý nghĩa thống kê cho trường hợp NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước.

- Biến kiểm sốt LDR giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF nếu là NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước, trong khi đó biến kiểm sốt này lại giải thích cùng chiều nếu NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt Nhà nước; tuy nhiên cả hai trường hợp này đều không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

- Biến kiểm sốt LEV được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% đối với nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm soát của Nhà nước, trong khi đó biến kiểm sốt này lại không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê cho trường hợp NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước.

- Biến kiểm soát QOM được chấp nhận để giải thích cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% cho dù là nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước hay nhóm NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước; hệ số hồi quy lần lượt cho hai trường hợp là -0.5016 và -0.0079. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF, tương ứng với việc hiệu quả quản lý chi

52

phí có tác động cùng chiều đến lợi nhuận cho dù là nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước hay nhóm NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước. Độ lớn mức độ tác động của biến kiểm soát QOM đến biến phụ thuộc PROF cho trường hợp các NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước cao hơn so với trường hợp các NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước.

- Mơ hình hồi quy tuyến tính về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận có R² cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước là 70.88% và cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm soát của Nhà nước là 63.93%, cho thấy khả năng giải thích của mơ hình nghiên cứu cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước cao hơn so với trường hợp nhóm NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm soát của Nhà nước.

Bảng 4.11. Kết quả hồi quy theo GLS – Từng nhóm NHTM theo Sở giao dịch chứng khoán

Biến NHTM niêm yết trên HOSE NHTM niêm yết trên HNX

Hệ số β P-value Hệ số β P-value CRISK -1.5843* 0.0032 1.6317** 0.0253 BSIZE 0.0145 0.2966 0.0240 0.3516 GROWTH 0.0164 0.2722 -0.0041 0.9083 LDR -0.0104 0.6973 -0.2384* 0.0043 LEV 0.3640** 0.0371 -0.1417 0.7353 QOM -0.0083* 0.0000 -0.4869* 0.0000 C -0.2756 0.0257 0.4926 0.1548 R2 = 0.6760 R2 = 0.7984

Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các NHTM. (*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%.

Kết quả hồi quy theo GLS cho nhóm NHTM niêm yết trên HOSE và nhóm NHTM niêm yết trên HNX tại bảng 4.11 cho thấy:

53

- Biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF đối với nhóm NHTM niêm yết trên HOSE theo mức ý nghĩa 1%, trong khi đó biến độc lập này lại có tác động cùng chiều cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết trên HNX theo mức ý nghĩa 5%. Độ lớn mức độ tác động của biến độc lập CRISK đến biến phụ thuộc PROF cho trường hợp các NHTM niêm yết trên HNX cao hơn trường hợp các NHTM niêm yết trên HOSE.

- Biến kiểm soát BSIZE và biến kiểm soát GROWTH đều không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê trong việc giải thích cho biến phụ thuộc PROF cho dù NHTM niêm yết trên HOSE hay HNX.

- Biến kiểm sốt LDR đều giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF cho cả trường hợp NHTM niêm yết trên HOSE và HNX; tuy nhiên mối quan hệ này chỉ được chấp nhận cho trường hợp các NHTM niêm yết trên HNX với mức ý nghĩa 1%, trong khi đó trường hợp NHTM niêm yết trên HOSE không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% hay 10%.

- Biến kiểm soát LEV được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 5% đối với nhóm NHTM niêm yết trên HOSE, trong khi đó biến kiểm sốt này lại khơng đảm bảo mức ý nghĩa thống kê cho trường hợp NHTM niêm yết trên HNX.

- Biến kiểm soát QOM được chấp nhận để giải thích cho biến phụ thuộc PROF theo mức ý nghĩa 1% cho dù là nhóm NHTM niêm yết trên HOSE hay HNX; hệ số hồi quy lần lượt cho hai trường hợp là -0.0083 và -0.4869. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc PROF, tương ứng với việc hiệu quả quản lý chi phí có tác động cùng chiều đến lợi nhuận cho dù là nhóm NHTM niêm yết trên HOSE hay HNX. Độ lớn mức độ tác động của biến kiểm soát QOM đến biến phụ thuộc PROF cho trường hợp các NHTM niêm yết trên HNX cao hơn so với trường hợp các NHTM niêm yết trên HOSE.

- Mơ hình hồi quy tuyến tính về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận có R² cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết trên HOSE là 67.60% và cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết trên HNX là 79.84%, cho thấy khả năng giải thích của

54

mơ hình nghiên cứu cho trường hợp nhóm NHTM niêm yết trên HNX cao hơn so với trường hợp nhóm NHTM niêm yết trên HOSE.

4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.1. Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại niêm yết tại Việt Nam

Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập CRISK tại bảng 4.9 là -1.4572 cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam, kết quả này phù hợp với kỳ vọng của đề tài. Nếu biến động rủi ro tín dụng của NHTM niêm yết tại Việt Nam thể hiện qua tăng (giảm) 1% của tỷ lệ nợ xấu và các nhân tố khác khơng đổi thì lợi nhuận thể hiện qua suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm (tăng) 1.4572%.

Kết quả tác động ngược chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam cũng như ủng hộ kết luận từ các nghiên cứu trước của Nguyễn Việt Hùng (2008), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2017), Nguyễn Quốc Anh (2016), B. Kishori và Jeslin Sheeba. J (2017), Million Gizaw, Matewos Kebede và Sujata Selvaraj (2015), Zamira Veizi, Romeo Mano và Lorenc Koỗiu (2016), Abu Hanifa Md. Noman và cộng sự (2015), Olalere Oluwaseyi Ebenezer và Wan Ahmad Wan Omar (2013), Shiva Raj Poudel (2018), Rifqah Amaliah S, Hafinaz Hasniyanti Hassan (2019), Samuel Gameli Gadzo, Holy Kwabla Kportorgbi và John Gartchie Gatsi (2019).

Kết quả ngược chiều nói trên cũng đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm nhằm khẳng định bổ sung cho cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM, theo đó nếu NHTM niêm yết tại Việt Nam quản lý tốt để giảm thiểu rủi ro tín dụng thì gia tăng cơ hội hồn nhập dự phịng để giảm chi phí, khơng hoặc giảm thiểu tổn thất có thể phát sinh từ rủi ro tín dụng, kết quả dẫn đến là lợi nhuận sẽ được cải thiện đáng kể; hay ngược lại, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu các NHTM niêm yết tại Việt Nam không quản lý tốt rủi ro tín dụng, gia tăng xác suất xảy ra rủi ro tín dụng, dẫn đến tăng trích lập

55

dự phịng hoặc thậm chí là phát sinh tổn thất, kết quả dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận của bản thân ngân hàng.

Chẳng hạn trường hợp NHTM cổ phần Sài Gịn Thương Tín có kết quả đáng khích lệ trong từ hoạt động cấp tín dụng trong năm 2017 với tăng trưởng tín dụng 12% và thu nhập lãi tăng hơn 31% trong khi nợ xấu được kiểm soát và giảm nguy cơ phát sinh xấu, từ đó giảm thiểu và ngăn ngừa phát sinh rủi ro tín dụng, đây là yếu tố chứng tỏ NHTM này có thể quản lý rủi ro tín dụng tích cực hơn, đóng góp quan trọng giúp NHTM này đưa lợi nhuận sau thuế năm 2017 lên mức gần 1.173 tỷ đồng, so sánh với mức gần 89 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016 (Trúc Chi, 2018).

Hay một trường hợp khác là NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTM này cũng thành công trong năm 2017 với tăng trưởng tín dụng 16.61%, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu giảm từ mức 2.95% về 2.27%, kéo theo giảm nguy cơ phát sinh nợ xấu và thu nhập thuần từ nguồn này tăng tới 32.38%, những thông tin này cho thấy NHTM này đã quản lý tốt rủi ro tín dụng trong năm 2017 và chi phí trích lập dự phịng giảm nhờ hồn nhập dự phịng, từ đó tác động tích cực, giúp tăng mạnh lợi nhuận (Trúc Chi, 2018; Thu Phong, 2018).

Hình 4.1 thể hiện mối quan hệ giữa PROF trung bình và CRISK trung bình trong giai đoạn 2008 – 2018 của từng NHTM niêm yết tại Việt Nam.

56

Hình 4.1. PROF và CRISK của các NHTM niêm yết tại Việt Nam

Theo hình 4.1, nhiều NHTM niêm yết tại Việt Nam thể hiện rất rõ nét mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng với lợi nhuận, chẳng hạn như NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu thấp hơn và lợi nhuận cao hơn, hay rõ nét hơn là NHTM cổ phần Quốc dân với tỷ lệ nợ xấu cao thứ hai và lợi nhuận thấp nhất, NHTM cổ phần Sài Gòn Hà Nội với tỷ lệ nợ xấu cao nhất và lợi nhuận cũng ở mức khá thấp so với các NHTM còn lại trong mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, hình 4.1 cũng chỉ ra một số trường hợp tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng lợi nhuận vẫn thấp, hoặc tỷ lệ nợ xấu cao nhưng lợi nhuận vẫn cao, chẳng hạn NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Tiên Phong, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh vượng hay NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Vì vậy, đề tài tiếp tục phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của từng nhóm NHTM niêm yết tại Việt Nam với tiêu chí phân nhóm là yếu tố sở hữu kiểm soát của Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán.

Theo kết quả hồi quy tại bảng 4.10, rủi ro tín dụng vẫn tác động ngược chiều đến lợi nhuận cho dù NHTM niêm yết có hay khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước; tuy nhiên mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt Nhà nước cao hơn so với các NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước. Điều này có thể giải thích rằng các NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước (bao gồm NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và NHTM cổ phần Công thương Việt Nam) thường có quy mơ cấp tín dụng lớn hơn các NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước, dẫn đến độ lớn rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cấp tín dụng cũng sẽ cao hơn và do đó mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM này sẽ cao hơn. Nếu biến động rủi ro tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu tăng (giảm) 1% và các nhân tố khác khơng đổi thì lợi nhuận thể hiện qua suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các NHTM niêm yết có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước sẽ giảm (tăng) 4.39%, trong

57

khi đó các NHTM niêm yết khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước sẽ chỉ giảm (tăng) 1.9123%.

Theo kết quả hồi quy tại bảng 4.11, rủi ro tín dụng vẫn tác động ngược chiều đến lợi nhuận cho trường hợp các NHTM niêm yết trên HOSE, trong khi đó rủi ro tín dụng lại tác động cùng chiều đến lợi nhuận cho trường hợp các NHTM niêm yết trên HNX; ngoài ra, độ lớn mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết trên HNX cũng cao hơn trường hợp các NHTM niêm yết trên HOSE. Nếu biến động rủi ro tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu tăng (giảm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61 - 99)