Hình thức, tổ hợp mơn trong sản phẩm của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng áp dụng quan điểm tích hợp, liên môn trong dạy học toán ở một số trường trung học (Trang 76)

Nội dung phẩm Sản Đó là hình thức tích hợp gì? Tổ hợp các mơn đã kết hợp theo hình thức này.

Đưa vấn đề thực tiễn vào nội dung bài học, với mục tiêu vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề này.

(1) THLM Toán - Lý

(2) THLM Toán - Lý

Đưa vấn đề thực tiễn vào nội dung bài học, với mục tiêu dạy học kiến thức mới thông qua giải quyết vấn đề này.

Đưa vấn đề của môn học khác vào nội dung bài học, với mục tiêu vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề của môn học khác.

(6) Lồng ghép/liên

hệ

Tốn - Lý Tốn - Hóa Đưa vấn đề của môn học khác vào nội

dung bài học, với mục tiêu dạy học kiến thức mới thông qua việc giải quyết vấn đề của môn học khác.

(5) Lồng ghép/

Liên hệ Toán - lý

Xây dựng chủ đề chung thể hiện mối liên hệ giữa các môn học. Nhưng chủ đề này

Nội dung phẩm Sản thức tích hợp Đó là hình gì? Tổ hợp các mơn đã kết hợp theo hình thức này.

được dạy riêng rẽ trong phạm vi của từng môn.

Xây dựng chủ đề chung, độc lập với các môn học, với mục tiêu vận dụng tổng hợp kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề trong chủ đề này.

(3) THLM Toán - Tin

(4) THLM Toán - Tin

Xây dựng chủ đề chung, độc lập với các môn học, với mục tiêu dạy học kiến thức mới, chung cho các môn học. Do đó, khơng cần dạy lại kiến thức này ở mỗi mơn.

Hình thức khác (nếu có): ………………………………………..…………………………

Chúng tơi sắp xếp như trên vì những lý do sau:

Vấn đề được đặt ra trong sản phẩm (1) là “Học sinh thiết kế một mặt phẳng nghiêng đảm bảo các vật không bị lăn, trượt xuống”

Để giải quyết được vấn đề này, GV đã chỉ rõ HS cần phải sử dụng kiến thức Tốn ở lớp 11 đó là “Góc giữa hai mặt phẳng” và kiến thức Vật lí đó là “ Trọng lực, phản lực, lực ma sát nghỉ”.

Như vậy hình thức mà GV đã sử dụng là phù hợp với nghĩa của hình thức tích hợp liên mơn được trình bày trong chương 1.

Trong sản phẩm (2), vấn đề được đặt ra là: “Tìm hiểu ứng dụng của đường Elip

trong thực tế”

Và để giải thích cho hiện tượng “Vì sao trần nhà hát Opera thường có hình dạng Elip” thì trong sản phẩm cũng nêu rõ là học sinh cần dùng đến kiến thức Toán là “Elip” và kiến thức Vật lý đó là “phản xạ ánh sáng”. Do đó, hình thức được sử dụng ở sản phẩm (2) cũng phù hợp với hình thức THLM trong Ngơ Minh Oanh (2016).

Sản phẩm (3) và (4) là hai chủ đề được hai giáo viên bộ mơn Tốn và Tin cùng xây dựng. Mỗi chủ đề chứa đựng một vấn đề thực tế đó là “Bảo mật thơng tin” và “Chuyển từ bài tốn thành thuật tốn trong vấn đề tính giá tiền điện”. Vấn đề trong sản phẩm (3) được dạy trên nền kiến thức tin học và có sự ứng dụng của “phép tốn đồng dư và hàm luỹ thừa” trong Toán học. Vấn đề thực tế trong sản phẩm (4) được giải quyết bằng kiến thức “Hàm cho bởi nhiều cơng thức” của Tốn và kiến thức lập trình C++ của Tin. Do đó, đây là hai chủ đề được xây dựng theo hình thức THLM như trong chương 1 đã trình bày.

GV đã sử dụng vấn đề trong Vật lý liên quan đến kiến thức “chuyển động thẳng biến đổi đều” để dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức Đạo hàm trong sản phẩm (5). Như vậy hình thức này tương ứng với mức độ Lồng ghép/Liên hệ được trình bày trong chương 1.

Đối vơi sản phẩm (6), những bài tốn được trình bày trong sản phẩm là bài tốn thuộc mơn Lý hoặc Hóa hoặc là thực tế mà trong đó có dùng kiến thức Mũ - Logarit để giải. Như vậy hình thức này phù hợp với mức độ Lồng ghép/ Liên hệ. Đó là hình thức “đưa nội dung gắn với thực tế hay các môn học khác vào nội dung dạy học của một môn học”.

Trong các sản phẩm phân tích các tổ hợp mơn mà các GV sử dụng chủ yếu là giữa Tốn với một số mơn học khác như: Lý, Hóa, Tin. Ở đây chúng tơi lưu ý, trong chủ đề, bài học THLM của GV có thể xuất hiện nhiều hơn hai môn tuy nhiên trong mỗi tình huống trong đó chủ yếu là mối liên quan của hai mơn gồm Tốn và một mơn khác.

d. Thời lượng GV đã dùng để tổ chức dạy học một chủ đề, bài học THLM Bảng 2.23. Thời lượng dạy học THLM trong sản phẩm của GV

Thời lượng Sản phẩm

1 tiết (1), (2), (4), (5)

2 tiết

3 tiết (3)

Sản phẩm (6) không thể hiện được lượng thời gian mà GV sử dụng cho dạy học. Như vậy đa số GV sử dụng 1 tiết để tổ chức dạy học THLM.

Tuy nhiên, một số sản phẩm có hình thức GV giao cho từng nhóm học sinh tìm hiểu và chuẩn bị những nội dung liên quan cần thiết ở nhà trước và trình bày trong tiến trình dạy học. Như ở sản phẩm (2) và (5).

Kết luận chương 2

Sau khi tiến hành lấy phiếu điều tra và phân tích sản phẩm của GV, chúng tơi thu được những kết quả sau đây:

Về lý thuyết: Các khái niệm liên quan đến TH, LM được GV sử dụng rất đa dạng nhưng lại rất ít khi dùng đến chúng, có khi cịn nhầm lẫn các khái niệm với nhau. Phân tích trong các sản phẩm của GV chúng tơi cũng nhận thấy rằng, GV rất ít sử dụng những khái niệm liên quan đến TH, LM. Thiếu sự rõ ràng trong quan niệm của GV đối với nghĩa của các khái niệm và những hình thức TH.

Về thực hành: Hầu như tất cả GV đều nhận ra được sự cần thiết của việc dạy học THLM. Vì những lợi ích mà THLM mang lại rất thiết thực và được sự đồng tình của hầu hết GV. Điều này cũng đã được thể hiện khá rõ trong sản phẩm của các GV. Hình thức tích hợp liên mơn của dạy học THLM được GV vận dụng nhiều trong thực tế dạy học. Có một số GV xây dựng bài học TH đơn giản hơn ở mức độ Lồng ghép/Liên hệ. Tổ hợp môn được sử dụng trong các tình huống dạy học THLM chủ yếu là giữa Tốn và một mơn học khác. Và sự hợp tác giữa GV bộ mơn Tốn với GV bộ mơn khác cịn nhiều hạn chế, chủ yếu là GV Toán tham khảo ý kiến của GV bộ môn khác về nội dung kiến thức của môn liên quan.

Theo nội dung điều tra thì đa số GV xây dựng chủ đề, bài học THLM theo cách tiếp cận nội dung. Nghĩa là GV sẽ bắt đầu bằng việc rà sốt chương trình những nội dung của các mơn có liên quan chặc chẽ với nhau hay những nội dung có liên quan đến thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học.

Nhiều GV sử dụng 2 tiết để tổ chức một chủ đề, bài học THLM trong điều tra bằng phiếu hỏi. Tuy nhiên, khi phân tích sản phẩm của GV, chúng tôi thấy chủ yếu các sản phẩm được xây dựng với thời gian là 1 tiết. Ngồi ra cịn có thời gian để HS chuẩn bị những nội dung cần thiết mà GV đã giao trước khi tiến hành dạy học.

Như vậy, từ kết quả phân tích ở trên đã phản ánh được phần nào thực tế mà GV đã vận dụng quan điểm THLM vào trong việc giảng dạy của mình. Đồng thời cho phép chúng tơi kiểm chứng giả thuyết mà chúng tôi đã đề xuất.

KẾT LUẬN

TH, LM là một trong những vấn đề mà trên thế giới nhiều nước đã và đang nghiên cứu áp dụng vào dạy học nhằm phát triển năng lực người học. Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng ta đang nghiên cứu và từng bước áp dụng TH, LM vào dạy học nói chung và dạy học bộ mơn Tốn nói riêng. Từ việc nghiên cứu các quan điểm TH, LM trên các khu vực trọng điểm và trên quan điểm của thể chế, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng áp dụng quan điểm dạy học TH, LM của một số GV toán tại một số trường trong địa bàn TP.HCM. Từ đó phần nào phản ánh được thực trạng dạy học TH, LM ở nước ta sau bao nhiêu năm triển khai và áp dụng kể từ năm 2015 - Bộ GD&ĐT tập huấn về dạy học TH, LM và đưa ra những yêu cầu về việc áp dụng đối với các GV Trung học.

Từ nghiên cứu này chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:

Về mặt lý luận:

Chúng tôi đã phân loại, hệ thống được một số vấn đề lí luận liên quan đến TH, LM. Đặc biệt, chúng tôi đã làm rõ được hai xu hướng nghiên cứu, vận dụng sự kết hợp giữa các môn học trong dạy học thể hiện qua hai cách tiếp cận: tiếp cận TH và tiếp cận LM.

Về mặt thực trạng:

Một khó khăn mà GV gặp phải đầu tiên đó là về mặt lý luận. GV có nhiều lẫn lộn trong cách hiểu khái niệm cũng như cách dùng các thuật ngữ liên quan đến TH, LM. Thực trạng cũng cho thấy rằng dạy học TH, LM là cần thiết vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Mặc dù vậy việc tổ chức thực hiện dạy học các chủ đề, bài học TH, LM cịn đơn giản, chưa có một sự đầu tư đúng mức. Điều này được thể hiện ở khía cạnh nhiều GV cịn làm việc độc lập, ít hợp tác xây dựng và tổ chức với GV bộ môn khác. Thời gian cho một chủ đề, bài học THLM cịn ít, các sản phẩm phân tích có thời gian chủ yếu là một tiết. Trong khi mỗi chủ đề được trình bày trong tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT là 5 tiết.

Những điều trên chứng tỏ dạy học TH, LM chưa được sự quan tâm sâu sát từ phía GV bộ mơn Tốn và lãnh đạo nhà trường. Từ đây chúng tôi mở ra một hướng nghiên cứu mới mà chúng tơi hi vọng rằng những đề tài sau có thể làm rõ hơn đó là

tìm hiểu nguyên nhân tại sao TH, LM chưa được phát huy tại các trường THPT và đưa ra một số hướng khắc phục nhằm đẩy mạnh vận dụng TH, LM vào giảng dạy bộ mơn Tốn tại các trường THPT trên địa bàn TP.HCM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Hasni.A, Y.Lenoir, F.Larose, G.Samson, F.Bousadra et D.Santos, C.S. (2008).

Enseignement des sciences et technologies et interdisciplinarité: point de vue d'enseignants du secondaire Québécois sur leurs pratiques. Dans A. Hasni et J. Lebeaume (Dir.), Interdisciplinarité et enseignement scientifique et technologique (p. 75-110). Sherbrooke: Éditions du CRP.

A.Lowe (2002). La pédagogie actualisante ouvre ses portes à l’interdisciplinarité

scolaire. Éducation et francophonie; XXX(2). La pédagogie actualisante, Québec: ACELF http://www.acelf.ca/revue/302/articles/08-lowe.html.

A.D.Rivard (2008). Études des pratiques interdisciplinaires en mathématiques et en

sciences au secondaire: réflexion sur le concept d’interdisciplinarité. Actes du

colloque du Groupe des didacticiens des mathématiques du Québec.

Bộ GD&ĐT (2015), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên mơn, Lĩnh vực: Khoa học

tự nhiên, Dành cho CBQL và giáo viên Trung học phổ thông, Hà Nội.

Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn, Hà Nội.

Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên,

Hà Nội.

C-E.Marec (2015). Implantation d’une approche interdisciplinaire destinée à

favoriser l’enseignement de la science et de la technologie au primaire et à soutenir l’intérêt des éleves pour les S&T. Mémoire de Maitrise en éducation,

Université du Québec, Canada.

G.Dionne (2015). Discours des enseignants de science et technologie sur la mise en

œuvre de liens interdisciplinaires par le recours aux questions socialement vives en environnement. Mémoire de Maitrise en éducation, Université du

Québec, Canada.

Lê Thị Hoài Châu (2018). Thuyết nhân học trong Didactic toán, NXB ĐHSP

TP.HCM.

L.Desharnais (2018). Dispositif didactique interdisciplinaire franỗais-

mathộmatiques pour lire et apprécier un album de littérature: recherche développement en lecture littéraire, résolution de situations-problèmes et écriture créative au 3e cycle du primaire, Mémoire de Maitre ès Arts,

L.D'Hainaut (1986). L'interdisciplinarité dans l'enseignement général, Étude de

Louis D'Hainaut à la suite d'un Colloque international sur l'interdisciplinarité dans l'enseignement général organisé à la Maison de l'Unesco au 1er au 5 juillet 1985.

Nguyễn Ngọc Thạch Lương (2016). Dạy học khái niệm dãy số nhìn từ quan điểm dạy

học tích hợp, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP TP.HCM.

Ngô Minh Oanh và công sự (2016). Giải pháp nâng cao năng lực dạy học tích hợp

cho giáo viên Trung học cơ sở khu vực nam bộ, Đề tài khoa học công nghệ cấp

bộ, ĐHSP TP.HCM.

Nguyễn Thị Hồng Phương (2016). Xây dựng một số chủ đề dạy học mơn tốn ở trường THPT theo hướng tích hợp, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

Nguyễn Xuân Quang (2016). Dạy học tích vơ hướng trong hình học 10 theo quan

điểm liên môn, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP TP.HCM.

Nguyễn Thế Sơn (2017). Xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học mơn tốn ở trường

trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

S.Brunner (2014). Integrer l’interdisciplinarite dans les cours de FLE: Conception

de séquences didactiques interdisciplinaires, Mémoire de Master 2, Université

STENDHAL GRENOBLE.

Y.Lenoir (1991). Relations entre interdisciplinarité et integration des apprentissages

dans l’enseignement des programmes d’études du promaire au Québec. Thèse

de doctorat en sociologie , Université de Paris 7.

Y.Lenoir et L.Sauvé (1998). L’interdisciplinarité et la formation à l’enseignement

primaire et secondaire: quelle interdisciplinarité pour quelle formation? Introduction du numéro thématique: Interdisciplinarité et formation à l’enseignement primaire et secondaire. Revue des sciences de l’éducation,

XXIV(1), 3-29.

Y.Lenoir (2003). La pratique de l’interdisciplinarité dans l’enseignement: pour construire des savoirs transversaux et intégrés dans le cadre d’une approche par compétences. Centre de recherche sur l’intervention éducative, Faculté

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG

Kính chào Q Thầy Cơ!

Chúng tơi đang thực hiện một nghiên cứu nhỏ về dạy học theo quan điểm tích hợp,

liên mơn.

Để hồn thành đề tài này, chúng tơi kính mong Q Thầy Cơ giúp đỡ bằng cách trả lời (dấu tên) các câu hỏi sau đây.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Quý Thầy Cô.

Mong Quý Thầy Cô trả lời bằng cách đánh dấu X vào các ô ứng với lựa chọn của Thầy Cô, hoặc cung cấp thông tin vào câu hỏi mở.

 Tuổi đời của Thầy Cô: ……… Tuổi nghề giáo viên của Thầy Cô: ……….

 Thầy Cô đang dạy môn:………… Ở : □ Lớp 10 □ Lớp 11 □ Lớp 12

 Thầy Cơ biết tới dạy học tích hợp liên mơn (THLM) từ đâu:

- Từ bạn bè/báo chí/Internet: □

- Từ các đợt tập huấn về THLM của Bộ □, của Sở GD&ĐT □, của Trường □

- Tự tìm tịi, nghiên cứu qua các tài liệu khác nhau: □

 Thầy Cô đã áp dụng dạy học THLM trong các lớp mình phụ trách:

□ Đã áp dụng □ Đang nghiên cứu áp dụng □ Chưa áp dụng

Với những phần tiếp theo sau đây, Thầy Cơ có thể chọn ( đánh dấu X) một hoặc

1. Khái niệm: Thầy Cô đã sử dụng các khái niệm nào sau đây trong thực tế dạy

học của mình?

Khái niệm Mức độ sử dụng khái niệm

Khơng sử dụng Ít sử dụng Sử dụng nhiều

Tích hợp Liên mơn

Dạy học tích hợp Dạy học liên mơn

Dạy học tích hợp liên mơn Tích hợp nội mơn Tích hợp đa mơn Tích hợp liên mơn Tích hợp xun mơn Chủ đề tích hợp Bài học tích hợp Chủ đề tích hợp liên mơn Bài học tích hợp liên mơn

Theo Thầy Cô, những khái niệm nào trong bảng trên là cùng nghĩa:

……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

2. Nghĩa của khái niệm Đúng Không đúng

Khơng có ý kiến

Tích hợp là một quá trình kết hợp các đối tượng khác

nhau vào một chỉnh thể thống nhất.

Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu,

giảng dạy, học tập của các lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.

Liên môn là sự kết hợp các môn học khác nhau với mục

tiêu chung nào đó.

Liên mơn là một hình thức kết hợp giữa các môn học

trong những vấn đề mà để giải quyết phải dùng kiến thức của các môn học này.

Dạy học tích hợp liên mơn là dạy học những nội dung

kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.

Tích hợp là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng áp dụng quan điểm tích hợp, liên môn trong dạy học toán ở một số trường trung học (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)