Thực nghiệm điều tra thực trạng áp dụng tích hợp, liên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng áp dụng quan điểm tích hợp, liên môn trong dạy học toán ở một số trường trung học (Trang 53)

2.2.1. Cách thức tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành dưới hai hình thức:

- Điều tra ý kiến GV qua phiếu điều tra.

- Phân tích sản phẩm (chủ đề/bài học THLM) của một số GV dựa vào bộ tiêu

chí và phiếu điều tra.

Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là: có quá ít các trường và GV THPT ở TP.HCM áp dụng tường minh quan điểm TH, LM vào dạy học. Do vậy, chúng tôi chỉ lấy được ý kiến khảo sát của 15 GV, thuộc các trường: PTTH chuyên Trần Đại Nghĩa, PTTH Trần Khai Nguyên, PTTH Nguyễn Thượng Hiền, PTTH Mạc Đĩnh Chi, PTTH Phú Nhuận, PTTH Nguyễn Khuyến, PTTH Hùng Vương, PTTH chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, Vinschool. Đây là những trường ít nhiều có áp dụng quan điểm TH, LM vào dạy học.

Điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành trong tháng 1 năm 2020 và tập hợp được kết quả trong tháng 2 năm 2020.

2.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

2.2.2.1. Phân tích dữ liệu điều tra bằng bảng hỏi a. Thông tin cá nhân của giáo viên

Được thống kê trong bảng 2.1

Bảng 2.1. Thông tin cá nhân của GV

Tuổi đời Số GV Tuổi nghề Số GV Khối lớp giảng dạy Số GV

20 - 25 01 0 - 5 03 Lớp 10 10

26 - 30 03 6 - 10 04 Lớp 11 12

31 - 35 05 11 - 15 04 Lớp 12 10

36 - 40 04 16 - 20 03

Từ bảng thống kê chúng tôi nhận thấy các GV được lấy ý kiến có tuổi đời đa dạng và chủ yếu là từ 30 tuổi đến 40 tuổi. Tuổi nghề của GV có từ 2 năm đến hơn 20 năm do đó đối tượng tham gia lấy ý kiến khá phong phú về kinh nghiệm và kĩ năng giảng dạy. Chúng tôi cho rằng điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quan điểm về dạy học THLM của GV.

Để biết thêm thông tin về việc GV đã tìm hiểu về THLM từ đâu, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi sau:

Thầy Cô biết tới dạy học tích hợp liên môn (THLM) từ đâu: - Từ bạn bè/báo chí/Internet:

- Từ các đợt tập huấn về THLM của Bộ , của Sở GD&ĐT , của Trường

- Tự tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu khác nhau:

Kết quả được thống kê trong bảng 2.2:

Bảng 2.2. Nguồn gốc thông tin về THLM

Nguồn cung cấp thông tin về THLM Số GV

Từ bạn bè/báo chí/Internet 08

Từ các đợt tập huấn về TH, LM của Bộ/Sở/Trường 06

Tự tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu khác nhau 07

Biên soạn chương trình TH của Sở GD & ĐT kết hợp công ty EMG 01

Từ bảng thống kê chúng ta nhận thấy mối quan hệ cá nhân của GV và THLM được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó chiếm ưu thế là có 8 GV (53%) tìm hiểu về TH, LM từ bạn bè/ báo chí/ internet. Số GV biết về THLM thông qua việc được tham gia các lớp tập huấn từ Bộ/Sở/Trường chiếm tỉ lệ thấp nhất là 6 GV (40%). Như vậy tỉ lệ nhận được không lệch nhau nhiều, hệ quả là khiến cho mối quan hệ cá nhân của GV đối với THLM có thể sẽ không thống nhất và không thể tránh khỏi việc hiểu không đúng, hiểu lầm đối với THLM.

Để rõ hơn về mức độ áp dụng THLM của GV chúng tôi đã hỏi GV như sau:

Thầy Cô đã áp dụng dạy học THLM trong các lớp mình phụ trách: □ Đã áp dụng □ Đang nghiên cứu áp dụng □ Chưa áp dụng

Kết quả được thống kê trong bảng 2.3:

Bảng 2.3. Thông tin áp dụng quan điểm THLM

Đã áp dụng 10 GV

Đang nghiên cứu áp dụng 02 GV

Chưa áp dụng 03 GV

Theo bảng 2.2 thì 15 GV (100%) được lấy ý kiến đều đã có sự tìm hiểu về dạy học theo quan điểm TH, LM. Trong bảng 2.3 ta thấy có 3 GV chưa áp dụng, 2 GV đang nghiên cứu áp dụng quan điểm TH, LM vào giảng dạy. Đây sẽ là một hạn chế gây khó khăn cho chúng tôi khi lấy phiếu điều tra và phân tích kết quả. Trong 15 phiếu lấy ý kiến, chúng tôi thống kê có 5 giáo viên đang nghiên cứu áp dụng hoặc chưa áp dụng quan điểm THLM vào giảng dạy. Tuy nhiên, do GV có sự tìm hiểu về THLM nên chúng tôi vẫn tiến hành phân tích cả 5 phiếu này theo nhóm riêng. Để dễ dàng cho việc thống kê chúng tôi phân thành hai nhóm như sau:

Nhóm 1: Gồm 10 GV đã áp dụng quan điểm THLM vào giảng dạy.

Nhóm 2: Gồm 5 GV đang nghiên cứu áp dụng hoặc chưa áp dụng quan điểm TH, LM vào giảng dạy.

Vì lý do số lượng GV ở mỗi nhóm không nhiều nên chúng tôi hạn chế việc so sánh tỉ lệ giữa hai nhóm.

b. Khái niệm

Câu hỏi chúng tôi đưa ra cho GV như sau:

Thầy Cô đã sử dụng các khái niệm nào sau đây trong thực tế dạy học của mình?

Bảng 2.4. Bảng hỏi về khái niệm

Khái niệm Mức độ sử dụng khái niệm

Không sử dụng Ít sử dụng Sử dụng nhiều

Tích hợp Liên môn

Dạy học tích hợp Dạy học liên môn

Khái niệm Mức độ sử dụng khái niệm Không sử dụng Ít sử dụng Sử dụng nhiều Tích hợp nội môn Tích hợp đa môn Tích hợp liên môn Tích hợp xuyên môn Chủ đề tích hợp Bài học tích hợp Chủ đề tích hợp liên môn Bài học tích hợp liên môn

Theo Thầy Cô, những khái niệm nào trong bảng trên là cùng nghĩa:

………

Kết quả được thống kê trong bảng 2.5

Bảng 2.5. Kết quả điều tra về khái niệm

Khái niệm Mức độ sử dụng Nhóm 1 Nhóm 2 Tích hợp Không sử dụng 2 1 Ít sử dụng 6 3 Sử dụng nhiều 2 1 Liên môn Không sử dụng 2 3 Ít sử dụng 5 2 Sử dụng nhiều 3 0 Dạy học tích hợp Không sử dụng 1 1 Ít sử dụng 6 3 Sử dụng nhiều 3 1

Dạy học liên môn

Không sử dụng 4 1 Ít sử dụng 6 4 Sử dụng nhiều 0 0 Dạy học tích hợp liên môn Không sử dụng 3 3 Ít sử dụng 5 2 Sử dụng nhiều 2 0

Khái niệm Mức độ sử dụng Nhóm 1 Nhóm 2 Tích hợp nội môn Không sử dụng 6 0 Ít sử dụng 2 5 Sử dụng nhiều 2 0 Tích hợp đa môn Không sử dụng 7 3 Ít sử dụng 3 2 Sử dụng nhiều 0 0 Tích hợp liên môn Không sử dụng 2 2 Ít sử dụng 6 2 Sử dụng nhiều 2 1 Tích hợp xuyên môn Không sử dụng 9 4 Ít sử dụng 1 1 Sử dụng nhiều 0 0 Chủ đề tích hợp Không sử dụng 6 1 Ít sử dụng 4 3 Sử dụng nhiều 0 1 Bài học tích hợp Không sử dụng 3 1 Ít sử dụng 6 4 Sử dụng nhiều 1 0 Chủ đề tích hợp liên môn Không sử dụng 7 3 Ít sử dụng 3 2 Sử dụng nhiều 0 0 Bài học tích hợp liên môn Không sử dụng 8 2 Ít sử dụng 2 3 Sử dụng nhiều 0 0

Tổng quan về kết quả chúng ta nhận thấy tất cả khái niệm đưa ra trong phiếu khảo sát đều được ít hay nhiều GV tham gia khảo sát khẳng định rằng là có sử dụng. Khái niệm được cho là được sử dụng (ít hay nhiều) có tỉ lệ cao là các khái niệm Tích hợp ( 80%), Dạy học tích hợp ( 87%), Tích hợp liên môn ( 73%). Trong đó, đa số lại cho rằng các khái niệm đã nêu là ít được sử dụng và các khái niệm được cho là sử dụng nhiều với tỉ lệ cao nhất chiếm 27% là khái niệm Dạy học tích hợp. Những khái

niệm có tỉ lệ không sử dụng cao là Tích hợp đa môn ( 67%), Tích hợp xuyên môn ( 87%). Chủ đề Tích hợp liên môn ( 67%), Bài học Tích hợp liên môn (67%). Bên cạnh đó chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm ở một số khái niệm giữa tỉ lệ không sử dụng và có sử dụng. Cao nhất là đối với khái niệm: Tích hợp nội môn. Cả 5/5 GV ở nhóm 2 cho rằng có sử dụng và 6/10 GV ở nhóm 1 lại cho rằng khái niệm này không được sử dụng.

Trong câu hỏi mở ở cuối bảng chúng tôi thống kê được các kết quả trả lời như sau: Ở nhóm 1 có 4 GV trả lời như sau:

- 1 GV trả lời: Tích hợp và Dạy học tích hợp; liên môn và dạy học liên môn. - 1 GV trả lời: Tích hợp đa môn, Tích hợp liên môn và Tích hợp xuyên môn là cùng nghĩa.

- 1 GV trả lời: Nên thay bài học thành chủ điểm.

- 1 GV trả lời: Tích hợp, Dạy học tích hợp, Tích hợp liên môn, Bài học tích hợp, Bài học tích hợp liên môn.

Ở nhóm 2 có 4 GV trả lời như sau:

- 2 GV cùng trả lời là: Không có khái niệm nào cùng nghĩa.

- 1 GV trả lời: Tích hợp đa môn, Tích hợp liên môn, Tích hợp xuyên môn cùng nghĩa.

- 1 GV trả lời: Tích hợp liên môn và Tích hợp xuyên môn cùng nghĩa.

Như vậy kết quả nhận được cho thấy việc sử dụng các khái niệm liên quan đến THLM của GV là rất đa dạng, phân tán, không thống nhất và nhất là việc sử dụng mỗi khái niệm này còn rất hạn chế. Đối với câu hỏi mở thì đã nói rõ hơn quan niệm của GV đối với việc sử dụng các khái niệm liên quan THLM là rất khác nhau và còn nhiều nhầm lẫn.

c. Nghĩa của khái niệm

Bảng 2.6. Bảng hỏi về nghĩa của khái niệm

Nghĩa của khái niệm Đúng Không đúng

Không có ý kiến

Tích hợp là một quá trình kết hợp các đối tượng khác nhau vào một chỉnh thể thống nhất.

Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.

Liên môn là sự kết hợp các môn học khác nhau với mục tiêu chung nào đó.

Liên môn là một hình thức kết hợp giữa các môn học trong những vấn đề mà để giải quyết phải dùng kiến thức của các môn học này.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.

Tích hợp là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt

động dạy học, còn liên môn là đề cập đến nội dung dạy

học.

Dạy học tích hợp là sự lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học nào đó.

Dạy học tích hợp làdạy học các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

Chủ đề tích hợp là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội.

Chủ đề tích hợp là một tình huống liên quan đến nội dung học tập mà giáo viên và học sinh có thể khai thác để phát hiện, chiếm lĩnh rồi vận dụng kiến thức, hình thành và phát triển năng lực.

Kết quả được thống kê trong bảng 2.7

Bảng 2.7. Kết quả điều tra về Nghĩa của khái niệm Khái niệm Mức độ

sử dụng Nhóm 1 Nhóm 2 Tích hợp là một quá trình kết hợp các

đối tượng khác nhau vào một chỉnh thể thống nhất.

Đúng 3 1

Không đúng 3 2

Không có ý kiến 4 2

Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.

Đúng 6 5

Không đúng 2 0

Không có ý kiến 2 0

Liên môn là sự kết hợp các môn học khác nhau với mục tiêu chung nào đó

Đúng 2 3

Không đúng 5 1

Không có ý kiến 3 1

Liên môn là một hình thức kết hợp giữa các môn học trong những vấn đề mà để giải quyết phải dùng kiến thức của các môn học này.

Đúng 8 4

Không đúng 1 1

Không có ý kiến 1 0

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.

Đúng 9 3

Không đúng 0 0

Không có ý kiến 1 2

Tích hợp là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn

liên môn là đề cập đến nội dung dạy học.

Đúng 5 4

Không đúng 3 0

Không có ý kiến 2 1

Dạy học tích hợp là sự lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học môn học nào đó.

Đúng 4 4

Không đúng 2 0

Khái niệm Mức độ

sử dụng Nhóm 1 Nhóm 2 Dạy học tích hợp là dạy học các nội

dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

Đúng 7 4

Không đúng 0 0

Không có ý kiến 3 1

Chủ đề tích hợp là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội.

Đúng 6 3

Không đúng 0 1

Không có ý kiến 4 1

Chủ đề tích hợp là một tình huống liên quan đến nội dung học tập mà giáo viên và học sinh có thể khai thác để phát hiện, chiếm lĩnh rồi vận dụng kiến thức, hình thành và phát triển năng lực

Đúng 3 4

Không đúng 1 0

Không có ý kiến 6 1

Ở đây chúng tôi đã đưa ra một số nghĩa của các khái niệm liên quan TH, LM. Tuy nhiên nhìn vào kết quả của khảo sát trong bảng 2.7, chúng tôi nhận thấy trong cùng một nghĩa của khái niệm thì sự lựa chọn của GV cũng không giống nhau. Chẳng

hạn đối với định nghĩa “Tích hợp là một quá trình kết hợp các đối tượng khác nhau

vào một chỉnh thể thống nhất.” có 4 GV cho là đúng, 5 GV cho là không đúng và 6 GV không ý kiến. Điều này chứng tỏ rằng có một sự thiếu rõ ràng trong quan niệm về TH, LM trong thực tế dạy học của GV.

d. Lợi ích của dạy học tích hợp liên môn

Bảng 2.8. Bảng hỏi về lợi ích của dạy học THLM

Dạy học tích hợp liên môn cho phép: Đúng Không đúng

Không có ý kiến

Tạo ra mối liên hệ giữa kiến thức của các môn học khác nhau hoặc kiến thức môn học với thực tiễn.

Phát triển năng lực người học, đặt biệt là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, hoặc vấn đề của môn học khác. Tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.

Tinh giản kiến thức, tránh lặp lại các nội dung kiến thức giống nhau ở các môn học (trong trường hợp dạy học theo chủ đề THLM).

Ý kiến khác (nếu có):……….……… Kết quả được thống kê trong bảng 2.9

Bảng 2.9. Kết quả điều tra về lợi ích của dạy học THLM Mức độ sử dụng

Nhóm

1 Nhóm 2

Tạo ra mối liên hệ giữa kiến thức của các môn học khác nhau hoặc kiến thức môn học với thực tiễn.

Đúng 9 5

Không đúng 0 0

Không có ý kiến 1 0

Phát triển năng lực người học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn hoặc vấn đề của môn khác

Đúng 9 5

Không đúng 0 0

Không có ý kiến 1 0

Tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.

Đúng 10 5

Không đúng 0 0

Không có ý kiến 0 0

Tinh giản kiến thức, tránh lặp lại các nội dung kiến thức giống nhau ở các môn học (trong trường hợp dạy học theo chủ đề THLM).

Đúng 3 5

Không đúng 2 0

Những lợi ích được thống kê trong nội dung khảo sát được GV đồng ý gần như tuyệt đối. Ngoại trừ lợi ích “Tinh giản kiến thức, tránh lặp lại các nội dung kiến thức giống nhau ở các môn học” tỉ lệ đồng ý chỉ chiếm 53%, mà chủ yếu là GV ở nhóm 2. Cũng như chúng tôi đã phân tích ở trên, mong muốn này của thể chế là điều rất khó khả thi, nên đa số những GV ở nhóm 1 đã bày tỏ là “không ý kiến” hay cho rằng THLM không thể mang lại lợi ích đó cũng là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng áp dụng quan điểm tích hợp, liên môn trong dạy học toán ở một số trường trung học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)