Tích hợp, liên môn trong tài liệu tập huấn năm 2015 của Bộ GD&ĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng áp dụng quan điểm tích hợp, liên môn trong dạy học toán ở một số trường trung học (Trang 37 - 42)

Phần 1 của tài liệu có nhan đề “Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn”. Nói cách khác đó là phần giới thiệu các yếu tố lí luận chung cho tất cả các môn, chứ không riêng môn Khoa học tự nhiên.

Cơ sở lí luận về TH, LM trong phần này được trình bày theo xu hướng lấy TH làm khái niệm cơ sở xuất phát. Tuy nhiên, khái niệm TH không được định nghĩa độc lập mà lấy nghĩa thông qua các khái niệm Dạy học tích hợp liên môn (đôi khi lại gọi tắt là Dạy học tích hợp) và Chủ đề tích hợp liên môn.

Phần 2 của tài liệu “Giới thiệu một số chủ đề tích hợp liên môn” trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhưng, việc dùng thuật ngữ trong phần này khá tùy tiện, gây nên sự khó hiểu cho người đọc. Chẳng hạn, ngay trong mục A của phần này, hai thuật

ngữ được dùng mà không có sự phân biệt là: Dạy học môn khoa học tự nhiên và Dạy học các môn khoa học tự nhiên. Quả thực,

- Môn khoa học tự nhiên, có mặt trong chương trình mới 2018, chỉ là một môn

học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất.

- Trong khi, thuật ngữ “Các môn khoa học tự nhiên” lại làm ta nghĩ tới các môn riêng rẽ nhưng cùng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như: môn Vật lí, Môn hóa học, Môn sinh học,…

Tuy nhiên, nếu xét theo ngữ cảnh của khóa tập huấn (diễn ra năm 2015, khi chưa có chương trình mới) và định hướng tổ chức dạy học THLM trình bày trong mục V, trang 12 của tài liệu (áp dụng với CT và SGK hiện hành), thì chúng tôi hiểu phần II của tài liệu này minh họa các chủ đề THLM trong bối cảnh các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên vẫn dạy riêng rẽ.

Các nhận xét trên sẽ cho phép hiểu rõ hơn cho những phân tích dưới đây của chúng tôi.

1.2.1.1. Khái niệm

Phần 1 của tài liệu tập huấn năm 2015 (tr5) mô tả các khái niệm như sau: - “Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học”.

- ““Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học; “liên môn” là đề cập đến nội dung dạy học”.

- “Chủ đề THLM là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội.”

Về mặt ngữ nghĩa, các thuật ngữ: Chủ đề tích hợp liên môn; Chủ đề tích hợp;

Chủ đề tích hợp, liên môn; đều xuất hiện trong tài liệu mà không có một giải thích nào về sự tương đồng hay khác biệt giữa chúng. Nhưng dựa vào nội dung liên quan có thể hiểu chúng là các cách nói, viết khác nhau của cùng một khái niệm, nghĩa là cùng một nghĩa như đã mô tả ở trên.

Thuật ngữ Bài học TH cũng xuất hiện trong tài liệu, nhưng không có một mô tả nào về nó.

Tài liệu cũng đưa ra hai mức độ TH (tr5):

- “Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép các nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo;…”.

- “Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, đảm bảo cho học sinh có thể sử dụng tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau,…”.

Bình luận:

- Nếu chỉ dựa vào khái niệm ban đầu trong tài liệu về dạy học THLM thì khái

niệm THLM có thể được hiểu như khái niệm LM theo nghĩa rộng của G.Dionne (2015), nghĩa là bao hàm tất cả những hình thức chứa đựng trong đó mối liên hệ nào đó giữa các môn học.

- Nếu xét ở mức độ cao hơn của dạy học THLM, thì THLM gần tương đồng với

khái niệm LM theo quan điểm thống nhất trong Hội nghị Unesco 1985, nghĩa là gắn với việc giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống nhờ vào việc vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau.

- Tài liệu không đề cập các hình thức: TH nội môn, TH liên môn, TH đa môn

và TH xuyên môn, mà chỉ đề xuất hai mức độ TH: Lồng ghép và mức độ cao hơn lồng ghép. Ý đồ trình bày như vậy có thể là: tránh sự phức tạp trong cách hiểu và phân biệt các hình thức TH này (như ta đã thấy trong Chương 1). Tuy nhiên, ngoại trừ mức độ lồng ghép, mô tả về mức độ cao hơn còn quá chung chung và không đủ

rõ ràng. Đặc biệt, tham vọng “tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một

nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau” dường như khó khả thi. Quả thực, theo quan điểm của Lí thuyết tình huống trong Didactic toán, nghĩa của kiến thức nảy sinh và gắn với những tình huống mà kiến thức đó tác động, và như vậy nó có những

đặc trưng khác nhau trong mỗi môn học. Do đó, khó có thể chỉ trong phạm vi một vài buổi học mà có thể kiến tạo một kiến thức áp dụng chung cho nhiều môn học. Ngoại trừ ở cấp độ cao của TH là TH xuyên môn!

- Không có sự nhất quán trong việc dùng thuật ngữ: đa phần là dùng “tích hợp liên môn”, đôi khi lại dùng “tích hợp, liên môn”.

1.2.1.2. Định hướng tổ chức dạy học tích hợp liên môn

Hướng dẫn dạy học THLM áp dụng với chương trình và sách giáo khoa hiện hành, tài liệu tập huấn đề xuất hai hướng vận dụng sau (tr12):

- Định hướng 1: “Chỉ dạy kiến thức trong một môn học và bổ sung thêm những

kiến thức liên quan đến các môn còn lại đối với những kiến thức liên môn, nhưng có một môn chiếm ưu thế, không dạy lại ở các môn khác”.

- Định hướng 2: “Tách các kiến thức liên quan ra khỏi các môn học, xây dựng

thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan”.

Về chủ đề THLM tài liệu giải thích thêm như sau (tr 5):

“ Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp và giải quyết các tình huống thực tiễn, […] HS không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau,[…] giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học…”

Theo mô tả ở trên, hình thức chủ đề áp dụng cho định hướng thứ 2. Còn theo định hướng thứ nhất sẽ theo hình thức nào? Gọi là Chủ đề TH hay Bài học TH như trong Nguyễn Thế Sơn (2017)? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi không tìm được câu trả lời trong tài liệu phân tích.

1.2.1.3. Về chủ đề tích hợp liên môn

a. Mức độ tích hợp vận dụng qua chủ đề tích hợp liên môn

Trong phần Cơ sở lí luận, các mức độ TH được trình bày trong Ngô Minh Oanh và cộng sự (2016) là: Lồng ghép/liên hệ, TH nội môn, TH đa môn, TH liên môn và Th xuyên môn.

Khác với phân loại trên, trong Phần II “Giới thiệu một số chủ đề THLM” với các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, tài liệu tập huấn của Bộ (tr25) phân biệt 3 mức độ TH: Lồng ghép, Vận dụng kiến thức liên môn và Hòa trộn với các mô tả như sau:

- Lồng ghép: đưa các yếu tố gắn với thực tiễn, với xã hội hay với các môn học khác vào nội dung bài học của một môn học. Ở mức độ này, các môn học vẫn dạy riêng rẽ.

- Vận dụng kiến thức liên môn: hoạt động diễn ra xung quanh các chủ đề, trong đó HS cần đến các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra.

- Hòa trộn: được gọi là mức độ cao nhất của dạy học TH và tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, theo nghĩa: “kiến thức trong bài học không thuộc riêng về một môn học nhưng lại thuộc về nhiều môn học khác nhau. […] dẫn tới sự hợp

nhất kiến thức của hai hay nhiều môn học” và “chủ đề TH sẽ không cần dạy ở các

môn học riêng rẽ”.

Có thể, qua hình thức Hòa trộn này thể chế mong muốn đạt được mục tiêu

“tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau”.

Như vậy, mức độ TH đa môn không có mặt trong phân loại này. Còn Hòa trộn gần tương đồng với hình thức TH xuyên môn. Nhưng TH xuyên môn ở đây không hiểu theo nghĩa đã trình bày trong các nghiên cứu ở Việt Nam như Nguyễn Thế Sơn (2017), Ngô Minh Oanh và cộng sự (2016), mà theo quan niệm của các nghiên cứu theo xu hướng lấy LM làm khái niệm cơ sở như đã trình bày trong phần cơ sở lí luận, chương này.

b. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp

Tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT đề xuất quy trình THLM theo cách tiếp cận nội dung, chứ không phải theo tiếp cận mục tiêu (Nguyễn Thế Sơn, 2017, tr26). Cụ thể, các bước của quy trình này là:

Bước 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình,

sách giáo khoa hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp.

Bước 2: Xác định chủ đề tích hợp, bao gồm tên bài học và thuộc lĩnh vực môn học nào, đóng góp của các môn vào bài học.

Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho chủ đề tích hợp.

Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành.

Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong bài học tích hợp. Căn cứ thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp.

Tài liệu tập huấn (tr 6) yêu cầu:

Trong thời gian đầu, các tổ/nhóm chuyên môn thảo luận, phân công giáo viên phối hợp thực hiện hoặc có thể tham mưu để hiệu trưởng lựa chọn phân công giáo viên có điều kiện thuận lợi nhất thực hiện. Thông qua việc triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn và sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên giúp nhau tự bồi dưỡng để những năm học sau mỗi giáo viên có thể đảm nhận nhiều phân môn trong một môn học tích hợp.”

Hướng dẫn này không đủ rõ ràng để xác định hình thức phối hợp giữa GV các bộ

môn trong dạy học một chủ đề THLM. Còn trong tương lai, thể chế mong muốn mỗi

giáo viên có thể đảm nhận nhiều phân môn trong một môn học tích hợp, chứ không còn là chủ đề THLM.

Vậy, thế nào là môn học tích hợp? đảm nhận nhiều phân môn là gì? Làm sao để GV đảm nhận được nhiều phân môn?... Đó là những câu hỏi không có câu trả lời trong các tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng áp dụng quan điểm tích hợp, liên môn trong dạy học toán ở một số trường trung học (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)