Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ các dự án đầu tư dầu KHÍ của TỔNG CÔNG TY THĂM dò KHAI THÁC dầu KHÍ (Trang 32 - 59)

d. Mô hình t chc qun tr d án theo chc năng

Hình thức tổ chức quản trị dự án theo chức năng có đặc điểm là:

- Dự án được đặt vào một phòng chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (tùy thuộc vào tính chất của dự án).

- Các thành viên quản trị dự án được điều động tạm thời từ các phòng ban chức năng khác nhau đến và họ vẫn thuộc quyền quản trị của phòng chức năng

Chủ đầu tư Chủnhiệm điều hành dựán Tổ chức thực hiện dự án I Tổ chức thực hiện dự án II Thuê tư vấn Thuê tư vấn Thuê nhà thầu A Thuê nhà thầu B …

nhưng lại đảm nhận phần việc chuyên môn của mình trong quá trình quản trị điều hành dự án.

Nguồn: Bùi Xuân Phong, 2006 - Giáo trình Quản trị dự án đầu tư

Sơđồ 1. 9: Mô hình quản trị dự án theo chức năng

e. Mô hình t chc chuyên trách qun tr d án

Mô hình tổ chức chuyên trách quản trị dự án là hình thức tổ chức quản trị mà các thành viên ban quản trị dự án tách hoàn toàn khỏi phòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản trịđiều hành dự án theo yêu cầu được giao.

Nguồn: Bùi Xuân Phong, 2006 - Giáo trình Quản trị dự án đầu tư

Sơđồ 1. 10: Mô hình tổ chức chuyên trách quản trị dự án

f. Mô hình t chc qun tr d án theo ma trn

Loại hình tổ chức quản trị dự án theo ma trận là sự kết hợp giữa mô hình tổ

chức quản trị dự án theo chức năng và mô hình tổ chức quản trị chuyên trách của dự

án. Từ sự kết hợp này hình thành hai loại ma trận: ma trận mạnh, ma trận yếu. Giám đốc Ban quản lý dự án Chuyên viên quản lý tải chính Chuyên viên Marketing Chuyên viên quản lý sản xuất ... Phòng tổ chức hành chính Phòng k– tài chínhế toán Phòng khác Giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Các phòng khác Phòng kinh doanh

Nguồn: Bùi Xuân Phong, 2006 - Giáo trình Quản trị dự án đầu tư

Sơđồ 1. 11: Mô hình quản trị dự án theo ma trận 1.2.5. Các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư

a. Các yếu t bên ngoài d án

Theo nghiên cứu của Pinto và Slevin cho rằng các yếu tố về môi trường bên ngoài bao gồm điều kiện tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường xã hội, môi trường kinh tế, môi trường công nghệ ảnh hưởng đến dự án trong suốt giai đoạn lập kế hoạch cho vòng đời dự án.

Yếu tố pháp luật cũng nằm trong nhóm yếu tố môi trường bên ngoài tác động

đến thành quả dự án. Sáu yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm điều kiện tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường xã hội, môi trường kinh tế, môi trường công nghệ

và môi trường pháp luật.

Yếu tố liên quan đến các tổ chức bên ngoài ảnh hưởng đáng kểđến thành quả

dự án, như các cơ quan chính quyền địa phương hỗ trợ công tác đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng thi công cho công trình trong giúp đẩy nhanh tiến độ thi công dự

án. Tổng giám đốc Chủ nhiệm chương trình Giám đốc kỹ thuật Giám đốc tài chính Giám đốc nhân sự Giám đốc kinh doanh Giám đốc sản xuất Ông Dũng Ông Long Bà Hà Cô Hiền Ông Khuê

Bà Lan Ông Hùng Cô Hương Chủ nhiệm dự án A Ông Tâm Ông Minh Cô Thanh Chủ nhiệm dự án B

Ông Long Ông Định

Ông Dân Cô Hiền

Chủ nhiệm dự án C

Ông Khuê Ông Tâm Ông Dũng Ông Cường Ông Dân

Các yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ tổ chức bên ngoài dự án bao gồm sự hỗ trợ

của chính quyền địa phương nơi xây dựng dự án, sự hỗ trợ của các đơn vị trong ngành, sự hỗ trợ các bên ngoài ngành liên quan đến dự án.

Sự hỗ trợ các tổ chức bên ngoài dự án càng tốt thì thành quả dự án sẽ tốt hơn giảm thiểu thời gian thực hiện dự án tránh hiện tượng chồng chéo gây lãng phí nguồn vốn đầu tư dự án.

b. Các yếu t bên trong d án

Các yếu tố bên trong chính là sự quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp, từng dự án. Nó bao gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát… các hoạt động của dự án. Quản lý dự án bao gồm hàng loạt các vấn đề như quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tư, rủi ro, quản lý hoạt động mua bán… Quá trình quản lý được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn vận hành các kết quả của dự án.

Các yếu tố thuộc về tổ chức bao gồm sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, sự hỗ trợ

của cơ cấu tổ chức, sự hỗ trợ của nhà quản lý chức năng và sự hỗ trợ của người

đứng dầu dự án. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để dự án thành công là sự

hỗ trợ nhiệt tình của quản lý cấp cao. Thành quả dự án thường phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc tổ chức của dự án, đối với dự án thuộc cấu trúc tổ chức theo chức năng thường không có mâu thuẫn về nguồn lực tuy nhiên dự án mang tính cục bộ, không phân biệt rõ trách nhiệm cụ thể,thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bên tham gia.

Có nhiều nghiên cứu về quản lý dự án cho rằng yếu tố năng lực nhà quản lý và năng lực thành viên có tác động đến thành quả của dự án. Việc chọn một nhà quản lý cho dự án, tiêu chí quan trọng nhất là năng lực về kỹ thuật và kỹ năng quản lý. Năng lực nhà quản lý trở nên cực kỳ quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch và giai

đoạn kết thúc dự án. Năng lực thành viên cũng đóng vài trò rất quan trọng trong giai

đoạn thực hiện dự án. 

1.2. Dự án đầu tư dầu khí và quản trị dự án đầu tư dầu khí 1.2.1. Tổng quan chung về dự án dầu khí

Theo Quyết định số 4028/QĐ-DKVN ngày 12/5/2010 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc ban hành tiêu chí đánh giá, thẩm định và quyết định đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí thì Dự án đầu tư dầu khí được hiểu là “Dự án đầu tưđể thực hiện các hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này”. Theo tính cht d án, d án TDKT du khí có th chia ra 5 loi d án sau: + Dự án tìm kiếm: là dự án đầu tưđể thực hiện việc tìm kiếm dầu khí tại các khu vực chưa có nhiều hoặc chưa có các hoạt động dầu khí, đặc biệt chưa có các giếng khoan thăm dò. Khu vực có chất lượng các tài liệu địa chấn xấu/mạng lưới thưa cần thu nổ bổ sung để xác định tiềm năng dầu khí của lô.

+ Dự án thăm dò: là dự án đầu tư để thực hiện việc thăm dò dầu khí tại các khu vực đã có hoạt động thăm dò dầu khí, đã có các giếng khoan thăm dò. Chất lượng các tài liệu địa chấn là tương đối tốt, có thể xác định tiềm năng dầu khí của lô.

+ Dự án thẩm lượng: là dự án đầu tưđể thực hiện việc thẩm lượng tại các khu vực đã thực hiện hoạt động thăm dò dầu khí và có phát hiện dầu khí có khả

năng thương mại.

+ Dự án phát triển: là dự án đầu tưđể thực hiện việc phát triển mỏ tại các khu vực đã thực hiện các hoạt động thẩm lượng. Kết quả của chương trình thẩm lượng cho thấy có đủ thông tin cho các hoạt động phát triển mỏ.

+ Dự án khai thác: là dự án đầu tưđể thực hiện việc khai thác dầu khí tại các khu vực mỏđang hoặc đã thực hiện các hoạt động khai thác dầu khí.

Theo hình thc đầu tư, có th chia ra 3 loi :

+ Dự án đầu tư mới: là dự án mà nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt

động tìm kiếm thăm dò thẩm lượng dầu khí.

+ Dự án đầu tư bổ sung: là dự án mà nhà đầu tư bỏ vốn để phát triển thêm hoặc phát triển mới phát hiện thương mại tiềm năng đã được công bố.

+ Dự án mua tài sản: là dự án dầu khí được hình thành thông qua chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu tham gia trong hợp đồng dầu khí.

Theo loi hình d án, có th chia làm 2 loi :

+ Dự án khuyến khích đầu tư dầu khí: là dự án tiến hành các hoạt động dầu khí tại các vùng nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện địa lý đặc biệt khó khăn,

địa chất phức tạp và các khu vực khác theo danh mục các lô do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Theo điều 1 khoản 2 Luật dầu khí

+ Dự án dầu khí thông thường: là những dự án dầu khí không thuộc danh mục các lô khuyến khích đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

1.1.2.2. Đặc điểm của dự án TDKT Dầu khí

Dự án đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí cũng mang những đặc điểm cơ bản của dự án đầu tư phát triển thông thường như: Đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian tiến hành đầu tư và thời gian thu hồi vốn kéo dài; Các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài; Hoạt động đầu tư phát triển diễn ra trong thời gian dài nên phải chịu mức rủi ro rất cao…

Tuy nhiên hoạt động thăm dò khai thác dầu khí có sự khác biệt so với các dự

án đầu tư phát triển thông thường khác ở một sốđặc điểm sau:

Hot động đầu tư thăm dò khai thác du khí thường mang nhiu ri ro hơn các ngành khác.

Khi quyết định đầu tư dự án, chủđầu tư vẫn chưa khẳng định được:

+ Quy mô đầu tư.

+ Công nghệứng dụng và thị trường tiêu thụ

+ Công suất, chủng loại và chất lượng sản phẩm

Toàn bộ chi phí đầu tư và vận hành được thu hồi lại dưới hình thức thu hồi chi phí theo luật chỉ trong điều kiện có phát hiện thương mại. Và thời gian ngừng khai thác (đóng mỏ) chỉđược dự báo chứ không thểấn định trước.

Cụ thể, những rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành hoạt động đầu tư này là: Thăm dò phát hiện có triển vọng dầu khí nhưng lại không có giá trị thương mại, các

giếng khoan khai thác không có dầu khí (giếng khô ), hoặc có dầu nhưng dầu khai thác được có hàm lượng lưu huỳnh, photpho cao... Những rủi ro đó dẫn tới sự thua lỗ của các nhà đầu tư thăm dò khai thác dầu khí. Hiện nay trong hoạt động dầu khí chia ra các loại rủi ro:

- Rủi ro về địa chất: do đối tượng nghiên cứu nằm sâu dưới lòng đất nên việc nghiên cứu để xác định xác suất tồn tại của 1 tích tụ dầu khí là rất khó khăn. Nhiều khi trên lý thuyết nghiên cứu là rất triển vọng nhưng thực tế khi tiến hành khoan thì lại không cho kết quả như mong muốn.

- Rủi ro về thương mại: đề cập đến việc khai thác tích tụ dầu khí đó trong thời điểm hiện tại là có tính thương mại hay không, hay nói cách khác với điều kiện hiện tại khai thác tích tụđó có lãi hay không.

- Rủi ro về chính trị xã hội: đối với các dự án thăm dò khai thác ra nước ngoài thì rủi ro này rất đáng quan tâm. Chế độ chính trị, tình hình an ninh xã hội, các chính sách thuế của nước sở tại, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, tập tục kinh doanh cũng có thể là rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư.

- Rủi ro về kĩ thuật: liên quan đến điều kiện của giếng khi thử dòng sản phẩm, các công nghệ hiện tại có đáp ứng đúng yêu cầu công việc đề ra hay không.

- Rủi ro trong quá trính quản lý ngân sách và tiến độ dự án: Có nhiều công việc khi dự kiến không thể chắc chắn về mặt tiến độ (do các yếu tốảnh hưởng vẫn còn tiềm ẩn nhiều thay đổi như công tác chuẩn bị, phê duyệt, triển khai đấu thầu, mua sắm, lắp đặt, thu xếp tài chính)…Hoặc khi triển khai thực tế chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến tính toán ngân sách tùy thuộc vào diễn biến thị trường và khả năng kiểm soát chi phí. Các yếu tố trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án.

D án du khí đòi hi mt lượng vn đầu tư rt ln.

Do chi phí khoan, xử lý địa chất, xây dựng dàn khoan... rất cao, do những tác

động của rủi ro mà đặc thù của ngành mang lại, các dự án dầu khí đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn, đểđưa một dự án vào vận hành cần đầu tư hàng trăm triệu USD. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này yêu cầu phải có tiềm lực tài chính mạnh

Việc dự án Dầu khí thất bại thường đi kèm với mất mát các khoản tiền lớn, lên

đến hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên khi Dự án thành công sẽ đem các khoản lợi nhuận đáng kể cho cả dự án nói chung và các bên tham gia nói riêng, đóng góp một tỷ lệđáng kể vào tổng GDP quốc gia.

Chi phí của một số hạng mục của công tác thăm dò khai thác dầu khí được thống kê tại bảng sau:

Bảng 1. 2: Đơn giá chi phí các hạng mục chủ yếu thăm dò, khai thác dầu khí

STT Hạng mục số lượng Chi phí

1 Khoan thăm dò 3-5 giếng 40-55 triệu USD/ giếng

2 Khoan thẩm lượng 3-5 giếng 40 -55 triệu USD/ giếng

3 Khoan khai thác 15-25 giếng 25- 35 triệu USD/ giếng

4 Thu nổ xử lý 1000 km địa chấn 16-18 triệu USD

Nguồn: Ban TKTD, 2017

Hot động đầu tư thăm dò khai thác du khí đòi hi phi s dng công ngh và kĩ thut hin đại.

Để tiến hành công tác thăm dò và khai thác dầu khí phải áp dụng 3 môn khoa học cơ bản là : địa chất, địa vật lý và khoan sâu. Tuy nhiên để có thể tiến hành thực hiện toàn bộ các công việc cho đến khi có phát hiện dầu khí thì đòi hỏi phải ứng dụng rất nhiều các kĩ thuật tiên tiến nhất của các ngành : vật lý, tin học, phân tích phóng xạ, quang học, hàng không, cơ khí...với các thiết bị hiện đại và yêu cầu độ

chính xác rất cao. Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được các thiết bị phục vụ cho các dự án thăm dò dầu khí, hầu hết trang thiết bị dùng trong giai đoạn này đều là trang thiết bị hiện đại được nhập từ nước ngoài.

Công tác điu hành đòi hi cht ch và khn trương

Dự án dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và thường được thực hiện ở những nơi nguy hiểm như ngoài khơi xa, hoang mạc và thời gian đầu tư dài... nên muốn đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi một quy trình điều hành phải khẩn trương, chặt chẽ, vì chỉ cần 1 khâu chậm trễ có thể gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự

án.

Trong lĩnh vực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí, các dự án dầu khí được kí kết giữa chính phủ của 1 quốc gia sở hữu tài nguyên (thông thường là công ty dầu khí quốc gia được chính phủ giao nhiệm vụ ) và công ty hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên quốc gia đó.

Khác với các hình thức đầu tư thông thường, dự án dầu khí được thực hiện theo những hợp đồng mang tính đặc trưng riêng của ngành. Hợp đồng dầu khí được thiết lập trên cơ sở luật dầu khí, các qui định hiện hành liên quan của quốc gia đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ các dự án đầu tư dầu KHÍ của TỔNG CÔNG TY THĂM dò KHAI THÁC dầu KHÍ (Trang 32 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)