Nghiên cứu điển hình về công tác quản trị dự án đầu tư tại 02 dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ các dự án đầu tư dầu KHÍ của TỔNG CÔNG TY THĂM dò KHAI THÁC dầu KHÍ (Trang 86 - 90)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.4. Nghiên cứu điển hình về công tác quản trị dự án đầu tư tại 02 dự án

án PVEP điều hành và PVEP không điều hành

Trong khuôn khổ báo cáo này, luận văn xin lấy thực tế công tác quản trị dự án

đầu tư: dự án Đại Hùng (dự án trong nước, PVEP điều hành) và dự án Lô PM304 (dự án nước ngoài, PVEP chỉ tham gia góp vốn) để làm rõ hơn mô hình quản lý đối với từng loại hình dự án của PVEP.

Khoản mục Dự án Đại Hùng Dự án Lô PM304

Tỷ lệ tham gia của PVEP

Khoản mục Dự án Đại Hùng Dự án Lô PM304 Hình thức điều hành -Điều hành (nhà điều hành PVEP) - PVEP tựđiều hành

- Tham gia góp vốn, không điều

hành (nhà điều hành Petrofac)

- Các Bên nhà thầu phối hợp điều

hành dự an thông qua Thỏa thuận

điều hành chung (JOA) Các quy định phải tuân thủ Pháp luật Việt Nam Thông lệ quốc tế Pháp luật Việt Nam Pháp luật Malaysia Thông lệ quốc tế Giai đoạn của dự án Dự án khai thác Dự án khai thác Quyết định vấn đề dự án Chỉ có 1 nhà thầu, PVEP toàn quyền quyết định

- Do dự án có nhiều Nhà thầu nước ngoài nên việc đồng thuận giữa tất cả các Bên đôi khi đòi hỏi sự nỗ

lực của các Bên. 

- PVEP tham gia với tỷ lệ thấp (15%) nên không có tác động lớn trong các vấn đề/quyết định. Trường hợp các Bên khác (>70% tỷ lệ tham gia) đồng ý sẽ được coi là Tổ hợp Nhà thầu đồng ý và PVEP phải thực hiện theo quyết

định của Tổ hợp Nhà thầu  Quản trị tiến độ, chi phí (trong thực hiện dự án) - PVEP chủ động trong việc xây dựng tiến độ, chi phí, tăng/giảm khối lượng công việc 

- Tùy thuộc vào năng lực tài chính, khả năng thu xếp vốn của PVEP trong từng thời kỳ, PVEP sẽ chủ động cắt giảm chi phí phù hợp  - PVEP tham gia 100%

nên vốn đầu tư lớn, áp lực thu xếp vốn cao hơn 

- Phụ thuộc vào kế hoạch của Nhà

điều hành và các nhà thầu có tỷ lệ

tham gia lớn. PVEP phải thực hiện theo đa số 

- Chi phí nhân sự phụ thuộc vào chính sách nhân viên của Nhà

điều hành (thường thì công ty nước ngoài có chính sách nhân viên, lương, phụ cấp cao hơn PVEP) 

- PVEP tham gia 15%, được các Bên nhà thầu chia sẻ chi phí rủi ro, vốn đầu tư giảm

- Trường hợp PVEP không thể thu xếp vốn để góp vốn cho dự án sẽ

Khoản mục Dự án Đại Hùng Dự án Lô PM304 là nợ góp vốn (sẽ vi phạm hợp đồng và bị phạt lãi trả chậm)  Quy trình xử lý các vấn đề trong quá trình triển khai - PVEP đề xuất và trình PVN/nước chủ nhà phê duyệt (ngắn gọn)

- Các thay đổi trong quá trình triển khai, PVEP kiểm soát chặt chẽ, chủ

động

- Nhà điều hành trình các Bên xem xét (trong trường hợp không đạt

đủ số % biểu quyết sẽ phải làm lại). Sau khi các Bên thống nhất, sẽ trình nước chủ nhà. 

Nhân sự Người của PVEP, đòi hỏi cần có lao động chuyên môn cao, làm chủđược công nghệ.

- PVEP chỉ được cử 02 cán bộ biệt phái, tuy nhiên, nhân sự PVEP có thể học hỏi thêm từ nhân sự của các công ty khác Rủi ro - Trữ lượng: dự án thuộc thềm lục địa Việt Nam, được hiểu biết rộng hơn  - Khai thác đá móng là thế mạnh của PVEP 

- Trữ lượng: quy mô mỏ nhỏ, cận biên

- Khai thác tại bể trầm tích nước ngoài, mỏ nhỏ nên không có lợi thế quy mô.

Nguồn: Ban ĐTPT

Việc quyết định thực hiện quản lý dự án theo một trong hai mô hình quản lý dự án điều hành-không điều hành như trên phụ thuộc vào tỷ lệ tham gia của PVEP trong dự án:

Với mô hình tự điều hành, lợi thế của việc điều hành là nhà đầu tư hoàn toàn chủđộng về mặt quản lý và kiếm soát dự án, tuy nhiên nếu dự án còn tiềm ẩn nhiều rủi ro/phức tạp về công nghệ, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và nếu nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm điều hành hoạt động thăm dò khai thác trong khu vực đó thì sẽ là 1 bất lợi.

Về hình thức chỉ tham gia góp vốn không điều hành thì tính chủ động kém, nhà đầu tư không tự quyết định được mà phụ thuộc vào Nhà điều hành dự án (khi kế hoạch của Nhà điều hành thay đổi thì các Báo cáo đầu tư (theo quy định nội bộ

nhiều kinh nghiệm thì việc đi cùng các công ty có tiềm lực tài chính mạnh sẽ giảm thiểu rủi ro cho PVEP (do tận dụng được kinh nghiệm của đối tác, chia sẻ đầu tư, giảm áp lực thu xếp vốn, học hỏi được kinh nghiệm quốc tế).

Đồng thời, sau một thời gian quản lý điều hành và đúc rút các kinh nghiệm triển khai, PVEP đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành dự án và đề xuất triển khai đối với từng loại dự án cụ thể:

- Áp dụng mô hình tựđiều hành khi:

+ Tại những khu vực/lô có tiềm năng dầu khí đã được chứng minh có tiềm năng cao, ít rủi ro, PVEP tham gia tới 100% cổ phần hoặc nắm giữ cổ phần chi phối và trực tiếp điều hành, đặc biệt tại các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng.

+ Đối với các dự án do PVN chỉ định, dự án khai thác tận thu theo cơ chế

riêng của Chính phủ.

- Chỉ tham gia góp vốn, không điều hành khi:

+ Dự án đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, nhà đầu tư không phải đầu tư quá nhiều mà được chia sẻ bởi các nhà thầu khác. Cụ thể, PVN/PVEP đã có quy định, chi phí rủi ro của dự án thăm dò ở nước ngoài không quá 30 triệu USD/dự án.

+ Dự án còn tiềm ẩn rủi ro về địa chất, kỹ thuật khai thác đòi hỏi công nghệ cao và đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Cụ thể, theo quy định, đối với dự

án tìm kiếm dầu khí ở nước ngoài, PVEP chỉđược thực hiện đối với dự án tại khu vực bể trầm tích có tiềm năng dầu khí trên diện tích rộng có thể chứa nhiều cấu tạo dầu khí và có tỷ lệ tham gia không quá 50% và Nhà điều hành phải có kinh nghiệm tại 1-2 dự án tương tự hoặc dự án tại các khu vực khác do các công ty dầu khí lớn trên thế giới là Nhà điều hành với tỷ lệ tham gia tối đa 5%.

Như vậy, tùy vào khả năng tài chính và định hướng của PVEP, tùy vào mức

độ khó về kỹ thuật do dự án tiểm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi phải có công nghệ cao, tùy vào năng lực điều hành ở từng khu vực và mối quan hệ với nước chủ nhà, PVEP nên xem xét chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp để việc quản lý dự án sao cho hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ các dự án đầu tư dầu KHÍ của TỔNG CÔNG TY THĂM dò KHAI THÁC dầu KHÍ (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)