Dự báo giá khí giai đoạn 2013-2040

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ các dự án đầu tư dầu KHÍ của TỔNG CÔNG TY THĂM dò KHAI THÁC dầu KHÍ (Trang 97 - 123)

Khả năng khai thác dầu và khí của Việt Nam:

Theo BP, trữ lượng dầu xác minh của Việt Nam vẫn được duy trì ở mức 4,4 triệu thùng - xếp thứ 4 và trữ lượng khí xác minh là 0,6 nghìn tỷ mét khối khí - xếp thứ 7 so với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên nếu so sánh với các nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt lớn trên thế giới, trữ

lượng dầu và khí của Việt Nam như vậy là rất khiêm tốn song Việt Nam vẫn chưa khai thác được nhiều trữ lượng đó.

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ dầu và khí đốt trong nước ngày càng tăng mạnh. Hiện tại, đối với khí tự nhiên, Việt Nam khai thác được bao nhiêu thì cũng tiêu thụ hết bấy nhiêu. Dự báo tới 2020, Việt Nam phải nhập khẩu thêm nguồn khí cho nhu cầu trong nước.

Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí:

Hầu hết các thương vụ M&A trong thời gian gần đây là của các Công ty có nguồn vốn lớn, nhàn rỗi và theo dạng chuyển giao tài sản, mua bán sáp nhập công ty chỉ chiếm 14%. Do việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn nên các công ty đều tỏ

ra thận trọng đối với M&A. Thay vào đó, các công ty lớn tập trung nhiều hơn vào danh mục đầu tư hiện có, còn các công ty hạng trung cân nhắc kỹ lưỡng giữa nhiều lựa chọn chiến lược khác nhau. Các hoạt động M&A diễn ra chủ yếu giữa các Công ty dầu Quốc gia (NOCs) vì những Công ty này được hỗ trợ bởi ngân sách của Chính phủ, hơn là giữa các Công ty dầu Quốc tế (IOCs) niêm yết trên thị trường do các cổ đông đều thận trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn.

Xu hướng tìm kiếm và khai thác dầu khí phi truyền thống:

Hiện tại, nhiều quốc gia/Công ty đã quan tâm đến dầu khí phi truyền thống đề

cập đến dầu khí nằm trong đá chứa chặt sít, đặc biệt là trong các loại đá rắn chắc, đá phiến sét, đá sét, khí than (CBM) hoặc dưới dạng hydrate, tồn tại ở hầu khắp các nước với trữ lượng thương mại hoặc phi thương mại. Đặc biệt là tại Mỹ và Canada với dầu đá phiến bùng nổ từ 2014 trở lại đây.

Ngoài ra, việc khai thác thử nghiệm khí hydrate (có trữ lượng lớn ở các vùng biển sâu, đại dương và các vùng băng giá) đang được thực hiện ở các quốc gia có tiềm năng kỹ thuật cao. Tuy nhiên trừ Mỹ và Canada đang bắt đầu khai thác, hầu hết các nước còn lại đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò. Bên cạnh

đó, yếu tố kỹ thuật, giá thành vẫn đóng vai trò to lớn, thậm chí quyết định việc đưa nguồn năng lượng này vào cuộc sống nên vấn đề phát triển công nghiệp dầu khí truyền thống gặp không ít khó khăn.

3.1.2. Nhận định một số cơ hội và thách thức đối với PVEP 3.1.2.1.Cơ hội 3.1.2.1.Cơ hội

Một số cơ hội được nhận định cho PVEP trong thời gian tới:

- Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và toàn diện và nền kinh tế quốc tế. Nền kinh tế duy trì được tỷ lệ tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu;

- Có cơ hội mở rộng đầu tư thăm dò khai thác ở trong nước cũng như vào các nước/khu vực có tiềm năng dầu khí lớn thông qua quan hệ cấp Nhà nước/Chính phủ, quan hệ hợp tác với các công ty dầu khí quốc gia khác và dựa trên uy tín/vị thế

của Việt Nam và Tập đoàn/PVEP.

3.1.2.2.Thách thức

Bên cạnh đó, do biến động của môi trường kinh doanh quốc tế và Việt Nam, PVEP cũng sẽ gặp nhiều thách thức:

- Quỹ trữ lượng toàn cầu nói chung ngày càng hạn chế. Các khu vực còn lại có rủi ro địa chất trong TKTD ngày càng cao, các phát hiện mới hầu hết là nhỏ, cận biên, cần có giải pháp tổng thể từ việc xem xét cơ chế chính sách phù hợp;

- Căng thẳng chính trị, địa chính trị (tại Biển Đông, Ukraina, cuộc chiến tại Iraq và Trung Đông) đã và đang ảnh hưởng tới giá dầu và khí đốt thế giới. Sự biến

động khó lường của giá dầu thô kéo theo sự biến động lớn về giá cả của nhiều loại thiết bị, vật tư, nhiên liệu chủ yếu và dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư tăng/giảm không ổn định và rất khó dự báo.

- Hệ thống các cơ chế, chính sách của nhà nước liên quan đến hoạt động thăm dò khai thác dầu khí chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, cơ chế chính sách và quy định về đầu tư. Một số nghị định của Chính phủ mới ban hành (như Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp) chưa hoàn toàn phù hợp với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù thăm dò khai thác dầu khí. Việc áp dụng các nghịđịnh mới này sẽ gây nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

3.1.2.3.Điểm mạnh

- Năng lực quản lý, tựđiều hành các dự án dầu khí dần được khẳng định; - PVEP đã tích lũy được tiềm lực về kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm để

triển khai các dự án dầu khí trong nước và nước ngoài.

- Đang từng bước học hỏi mô hình tổ chức quản trị dự án đầu tư dầu khí để

nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quảđầu tư

3.1.2.4.Điểm yếu

- Do mới thành lập năm 2007 nên Công ty còn non trẻ, quy mô còn khiêm tốn, công nghệ chưa cao chưa theo kịp các công ty dầu khí lớn trên thế giới;

- Nhu cầu vốn lớn trong khi năng lực tài chính của PVN/PVEP còn hạn chế; - Đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế

triển khai dự án.

3.1.3. Dự báo đầu tư của PVEP tới 2020 và định hướng tới 2035 3.1.3.1.Về số lượng dự án: 3.1.3.1.Về số lượng dự án:

- Trong giai đoạn 2016-2020, PVEP phấn đấu sẽ ký mới từ 15-25 dự án/Hợp

đồng dầu khí (trong nước: 5-10 dự án và nước ngoài: 10-15 dự án), trung bình 3-5 dự án/năm. Đến năm 2020, tổng số DADK của PVEP dự kiến là 65 dự án với cơ

- Trong giai đoạn 2021-2015 và định hướng tới 2035, PVEP phấn đấu ký mới 3-5 hợp đồng dầu khí/năm. + Đến năm 2025, tổng số dự án dầu khí của PVEP dự kiến là 67 dự án với cơ cấu: 17 dự án TKTD và 50 dự án PTKT, trong đó số dự án do PVEP điều hành chiếm khoảng 35%. + Đến năm 2035, tổng số dự án dầu khí của PVEP dự kiến là 72 dự án với cơ cấu: 18 dự án TKTD và 54 dự án PTKT, trong đó số dự án do PVEP điều hành chiếm khoảng 33%. 3.1.3.2.Khu vực đầu tư trọng điểm: - Trong nước:  + PVEP sẽ đẩy mạnh TKTD tại các khu vực mới như Bể Phú Quốc, An Châu. Ở những nơi nước sâu xa bờ (Tư Chính-Vũng Mây, Phú Khánh…), PVEP tích cực thực hiện hoạt động TKTD theo chỉ đạo của Tập đoàn và lựa chọn một số lô có tiềm năng để trực tiếp điều hành nhằm thu hút đầu tư nước ngoài;

+ Tại những lô có tiềm năng dầu khí đã chứng minh/có tiềm năng cao, ít rủi ro, PVEP nắm giữ tỷ lệ tham gia chi phối và quyền điều hành, đặc biệt tại Bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng. Đồng thời, thu hút đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính, kỹ thuật cùng tham gia với mục tiêu chia xẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng về tài chính;

+ Tại những khu vực/lô hoàn trả/mới, rủi ro (một số vùng nước sâu, xa bờ…), PVEP tham gia cổ phần không chi phối, cố gắng đàm phán điều kiện đối tác nước ngoài gánh vốn một phần cho PVEP.

- Nước ngoài (theo thứ tựưu tiên):

+ Đông Nam Á (Indonesia, Myanmar, Malaysia)

+ Bông Nam Á (Indonesia, Myanmar, Maln, Iraq)

+ Đông Phi (Mozambique, Tanzania)

+ Mông Phi (Mozambique, Tanzania)i hg Phi (Mozambique,B hg Phi (Moz

3.1.3.3.Về mục tiêu vềđầu tư:

Theo chiến lược phát triển của PVEP trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, PVEP sẽđầu tư 2 tỷ USD/năm cho thăm dò và phát triển mỏ. Trong giai đoạn 2021- 2035, mức đầu tư của PVEP sẽ tăng trưởng trung bình khoảng 2%/năm.

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị các dự án đầu tư dầu khí tại PVEP tư dầu khí tại PVEP

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý quản trị dự án đầu tư dầu khí khí

Hoàn thiện văn bản pháp lý:

- Quản lý đầu tư chặt chẽ: từ khâu lập dự án, kiểm soát thực hiện (lập và triển khai thực hiện CTCT&NS tổng thể và chi tiết, công tác thương mại đấu thầu) hoàn tất việc ban hành các qui trình nội bộ cho từng giai đoạn thăm dò, tiền phát triển, phát triển khai thác..và tăng cường kiểm tra giám sát đinh kỳ

và đột xuất;

- Rà soát các quy trình, quy chế, tiêu chuẩn để cập nhật theo hướng gọn nhẹ, cập nhật các định mức chi phí, kinh tế - kỹ thuật cho phù hợp với mô hình sau cơ cấu lại và tình hình sản xuất kinh doanh. Xây dựng các quy định về

quản lý đầu tư, quản lý dự án phù hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khác và phù hợp với các quy định quản lý nội bộ của PVN. Rà soát, thực hiện tiết giảm chi phí từng dự án đảm bảo tối ưu chi phí.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá thực hiện dự án (KPIs) áp dụng hàng năm làm cơ sở đánh giá công tác quản lý, điều hành các dự án, đồng thời là căn cứ xây dựng định mức và xem xét phê duyệt ngân sách hàng năm các đơn vị;

- Xây dựng Chính sách giá chung;

- Đề xuất một số nội dung cần hoàn thiện các quy định về quản trị dự án:

Các VB pháp quy hiện tại Đề xuất điều chỉnh Quản lý điều hành 1660/QĐ- TDKT (24/8/2012) Quy chế tạm thời quản lý điều hành các DADK do PVEP trực tiếp điều hành - Quy chế tạm thời quản lý điều hành các DADK do PVEP trực tiếp điều hànhõ/thống nhất về các hạng mục ngân sách, quy trình phê duyệt và mối quan hệ giữa hạng mục từng loại dự án.

- Ban đầu mối xử lý các vấn đề

dự án do Ban ĐHDA trình là Ban chuyên môn liên quan, trường hợp vấn đề dự án liên quan đến chuyên môn của 02 Ban trở lên, Ban KH&QLDA là Ban đầu mối Quản lý chi phí QT.KT&KT 01 (01/10/2012) Quy trình phân bổ chi phí các DADK do PVEP trực tiếp điều hành

- Bổ sung quy định về xem xét, phê duyệt dự toán chi tiết/ AFE cho các hoạt động của DADK trực tiếp điều hành

- Rà soát, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ chi phí G&A (lương và văn phòng) cho phù hợp, tạo cơ sở đánh giá hiệu quả các dự án.

- Xem xét, điều chỉnh lại cách thức ghi nhận chi phí G&A cho cả

nhân sự kỹ thuật và nhân sự phi kỹ

QT.KT&KT 03 (19/7/2013) Quy trình tạm ứng và thanh toán các DADK do PVEP trực tiếp điều hành QT.KT&KT 04 (5/9/2013) Quản lý vật tư các DA do PVEP trực tiếp điều hành

Các VB pháp quy hiện tại Đề xuất điều chỉnh

218/QĐ- TDKT (17/2/2014)

Ủy quyền phê duyệt, duyệt chi các chi phí của DATD do TCT trực tiếp điều hành thuật Tổ chức – Nhân sự 888/QĐ- TDKT (12/5/2011) Quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý điều hành TCT

Bổ sung chức năng & nhiệm vụ của Ban Điều hành dự án 165/QĐ- TDKT (01/2/2012) Chính sách nhân viên của TCT

Bổ sung chính sách nhân viên cho các dự án trực tiếp điều hành

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp tổng thể (quản lý cơ sở dữ liệu ERP)

Đây là hệ thống đã được các công ty dầu khí lớn xây dựng nhằm:

- Xây dựng một hệ thống với dữ liệu tập trung, cập nhật và có thể chia sẻ

giữa các phòng ban để giảm thiểu thời gian thu thập thông tin và khối lượng công việc thủ công phải thực hiện hằng ngày;

- Hệ thống có tính năng lưu trữ và truy xuất lượng thông tin với khối lượng lớn: Hệ thống mới có thể hỗ trợ nhu cầu phân tích thông tin báo cáo nhiều chiều: từng loại dự án, chi phí, loại hình công việc, theo từng loại chi phí, theo danh mục... và hỗ trợ các báo cáo tựđộng có tính chính xác và kịp thời của số liệu;

- Các hệ thống ứng dụng tích hợp hỗ trợ cho công tác quản lý vật tư, bảo dưỡng phục vụ cho sản xuất sẽ được triển khai một cách toàn diện nhằm nâng cao hơn hiệu quả công việc;

- Hệ thống hỗ trợ việc tích hợp liên kết thông tin giữa tất cả các phòng ban, giúp các phòng ban liên quan sẽ dễ dàng hơn trong việc truy vấn thông tin cần thiết

phục vụ cho nghiệp vụ của mình. Đồng thời có thể kiểm soát khâu duyệt cho đến việc ghi nhận và tổng hợp các báo cáo. 

Ghi chú: PVEP –POC là Công ty điều hành thăm dò khai thác dầu khí trong nước; PVEP-OVS là Công ty điều hành thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài

Xây dựng Chiến lược quản trị rủi ro với các chương trình và khẩu vị rủi ro cụ

thể

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với một công ty dầu khí như PVEP để tăng cường hiệu quả quản trị dự án đầu tư.

Đa dạng hóa và chuẩn hóa hệ thống thông tin, dữ liệu tham chiếu

Để nâng cao chất lượng thông tin thu thập là tham chiếu cho việc so sánh với kết quả hoạt động đầu tư của PVEP, cần cập nhật thêm những nguồn thông tin tập trung và có giá trị sử dụng cao hơn như: Mua thông tin tài liệu từ các tổ chức tư vấn có uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí như Wood Mackenzie; IHS... và có cập nhật định kỳ;

3.2.2. Hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản trị

Công tác cơ cấu lại hoạt động và quản trị tập trung vào các phương án sau:

- Xây dựng cơ chếđảm bảo sự kiểm soát phù hợp với trách nhiệm quản lý, sử

- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức, cắt giảm các khâu trung gian, bộ phận không tạo ra giá trị thực; đồng thời cắt giảm các khâu trung gian để thúc đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc.

- Giảm bớt đầu mối, thực hiện chuyên môn hóa cao nhằm tránh trùng lặp về

chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả công tác chỉđạo, quản lý và điều hành; ứng dụng quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.

- Thực hiện phân quyền, phân cấp hợp lý, trách nhiệm rõ ràng, minh bạch.

- Tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp ở tất cả các đơn vị, thực hiện quản lý bằng các mục tiêu, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường năng lực quản lý điều hành của Tổng Công ty và các đơn vị

thành viên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát;

Đề xuất quy trình xử lý công việc dự án:

Nâng cao năng suất lao động, thu hút nhân sự có tài:

- Xây dựng hệ thống các chính sách nhân sự tạo động lực thực sự cho người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ các dự án đầu tư dầu KHÍ của TỔNG CÔNG TY THĂM dò KHAI THÁC dầu KHÍ (Trang 97 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)