Vai trò và nguyên tắc hoạt động của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 29 - 34)

PHẦN II NỘI DUNG

1.2. Vai trò và nguyên tắc hoạt động của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành

1.2.1. Các vai trò của nhân viên công tác xã hội

1.2.1.1. Vai trò giáo dục

Tất cả các hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ nhận thức, thông thường thì nhận thức sai thì dẫn đến hành vi sai lầm. Học sinh có hành vi lệch chuẩn thì đa phần các em chưa có nhận thức đúng về hành vi lệch chuẩn. Do đó, vai trò giáo dục trong thay đổi nhận thức của các em về hành vi lệch chuẩn là rất quan trọng, là “chìa khóa” để thay đổi và uốn nắn hành vi của học sinh.

Với vai trò giáo dục nhân viên công tác xã hội:

+ Cung cấp cho học sinh cũng như các thành viên trong cộng động những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chính trị…của cộng đồng và xã hội. Làm cho mọi người nắm được quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhân cách sai lệch chuẩn mực xã hội.

+ Hình thànhcho học sinh thái độ tích cực ủng hộ các hành vi phù hợp, lên án các hành vi lệch chuẩn mực xã hội (hình thành dư luận xã hội lành mạnh).

+ Hướng dẫn những hành vi chuẩn mực, phù hợp với xã hội cho học sinh trong cộng động. Tăng cường giáo dục các nét đẹp văn hóa truyền thống, các thuần phong mỹ tục cho thế hệ trẻ, đấu tranh loại bỏ các loại văn hóa phẩm đồi trụy.

+ Làm cho các cá nhân nhận thức được sai lệch của mình và tự nguyện sửa chữa, tự rèn luyện, tự điều chỉnh, hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. + Đổi mới nội dung, phương pháp và các hình thức tuyên truyền giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

1.2.1.2. Vai trò là cầu nối - trung gian

Chỉ với sức lực, tài năng, lòng nhiệt thành của một mình nhân viên CTXH thì sẽ không giải quyết được hoặc là giải quyết không triêt dể mang lại hiệu quả tối ưu với vấn đề hành vi lệch chuẩn của học sinh. Do đó nhân viên CTXH phải biết kết nối các nguồn lực giữa các bên liên quan để giải quyết vấn đề, cụ thể là học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Khi các bên liên quan được kết nối lại với nhau sẽ tạo nên một mạng lưới hỗ trợ. Để làm được điều này, nhân viên CTXH phải làm tốt vai trò cầu nối -trung gian giữa học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội, cụ thể như sau:

(1) Kết nối giữa học sinh với giáo viên; Đa phần mối quan hệ giữa thầy và trò trong trường học hiện nay khá lỏng lẻo, khi mà giáo viên đến giờ lên lớp, hết giờ thì về. Học sinh thì ít hứng thú, say mê trong giờ học, do đó, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh tương đối ít. Chính sự tương tác lỏng lẻo này đã tạo ra một khoảng cách về tâm lí xã hội giữa thầy và trò xã cách, làm cho các em e ngại, đôi khi sợ không giám trình bày các vấn đề của mình với các thầy cô, thậm chí cả việc nói chuyện giao tiếp bình thường. Do đó vai trò của nhân viên CTXH là thúc đẩy sự tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh, để học sinh cảm nhận được sự thân mật, gần gũi trong mối quan hệ thầy trò. Từ đó các em có thể mở lòng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong học tập cũng như các mối quan hệ bạn bè, gia đình, xã hội của mình.

(2) Kết nối giữa nhà trường và gia đình: Đây là vấn đề quyết định trong việc ngăn ngừa, can thiệp giải quyết vấn đề hành vi lệch chuẩn của học sinh. Trên thực tế mức độ tương tác giữa nhà trường và gia đình ở nước ta hiện nay rất hạn chế cả về mức độ lẫn phương tiện. Thông thường thì một năm có khoảng 3 lần họp phụ huynh, trong đó có, 1lần họp đầu năm nói về các quy định, các khoản đóng gớp…. Đến lần họp thứ 2 và thứ 3 thì mới “bàn” về vấn đề của học sinh tuy nhiên thời gian vô cùng ngắn, giáo viên nhận xét tổng quát mỗi em trong khoảng vài phút. Do đó khoảng thời gian nhà trường và gia đình “ngồi lại” với nhau vô cùng ít ỏi chính vì vậy gia đình biết rất ít thông tin, tình hình về con họ ở trường như thế nào, các mối quan hệ thầy cô, bạn bè ra sao?. Bên cạnh đó giáo viên cũng không biết hoàn cảnh cụ thể về gia đình cũng từng học sinh, cách ứng xử ở trường có giống như ở nhà không, những khó khăn mà gia đình cũng như học sinh đang gặp phải?.

Như vậy, một vấn đề đặt ra là tăng số lần hợp phụ huynh có cải thiện được tình trạng này? Điều này là không khả thi, vì thực tế, gia đình của các em rất bận, bố mẹ phải lo xoay sở với cơm áo gạo tiền, giáo viên ngoài việc lên lớp còn phải chăm lo gia đình của mình. Do đó, giữa nhà trường và gia đình của học sinh có khoảng cách rất lớn và vai trò của nhân viên CTXH là phải kết nối khoảng cách này gần nhau hơn. Vậy nhân viên CTXH thực hiện bằng cách nào? Bằng cách làm cầu nối trung gian giữa nhà trường và gia đình. Nhân viên CTXH có nhiệm vụ cung cấp, phản ánh tình hình của học sinh, những biểu hiện, thay đổi của học sinh ở trường cho phụ huynh biết và ngược lại. Bên cạnh đó nhân viên CTXH đôi khi đại diện cho gia đình của học sinh nói lên những mong muốn, nhu cầu, yêu cầu của họ đối với nhà trường.

Trong vai trò cầu nối giữa học sinh với gia đình và trường học, nhiệm vụ của nhân viên CTXH là giải quyết những mâu thuẫn hiểu lầm giữa học sinh với học sinh, học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với gia đình….ví dụ: một học sinh có hành vi chống đối với giáo viên thì các giáo viên thường cho đó là một học sinh”hư” nhưng ít khi đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Đối với nhân viên CTXH, họ phải tìm hiểu nguyên nhân của hành vi này, dưới con mắt của nhân viên CTXH thì học sinh có hành vi như vậy có thể là em đó muốn được quan tâm, chú ý của mọi người, hoặc do gia đình phát sinh mâu thuẫn nhất định nào đó làm ảnh hưởng đến học tâp…Nhân viên CTXH sau khi tìm hiểu được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề thì họ phải làm cho nhà trường thấy được nguyên nhan và thực trạng vấn đề của học sinh này, từ đó xây dựng kế hoạch can thiệp giúp đỡ kịp thời và cụ thể.

Tác động đến giáo viên để họ quan tâm đến học sinh nhiều hơn nhất là đối với những học sinh cá biệt, học sinh có kết quả học tập kém. Một việc làm tuy nhỏ nhưng có tác động rất lớn đến tâm lí của các em là những lời phê của giáo viên.

Một công tác vô cùng quan trọng nữa là nhân viên CTXH là người tổ chức, cung cấp các thông tin, kiến thức về tâm lí học lứa tuổi các vấn đề hay gặp phải trong lứa tuổi học sinh cho các giáo viên nhất là giáo viên trẻ, mới ra trường, các cách xử lí vấn đề, tình huống khi có phát sinh mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh….hoặc tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường.

1.2.1.3. Vai trò tham vấn

Tham vấn chính là một quá trình trợ giúp tâm lý con người, trong đó nhà tham vấn sử dụng chính kiến thức, áp dụng các kỹ năng chuyên môn và thêm vào đó là thái độ nghề nghiệp để có thể thiết lập được các mối quan hệ bổ trợ tích cực với với thân chủ của mình. Nhằm giúp đỡ thân chủ có thể nhận thức được hoàn cảnh của vấn đề để có thể thay đổi tích cực về mặt cảm xúc, suy nghĩ, hành động, tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhất để giải quyết các vấn đề của chính mình [26]

Tham vấn học đường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho học sinh khi cá nhân hoặc một nhóm gặp phải khó khăn, bế tắc trong học tập cũng như trong các mối quan hệ xã hội .. liên quan tới hoạt động học tập, tu dưỡng bản thân.

Tham vấn viên (nhân viên CTXH) sẽ đồng hành lắng nghe và chia sẻ với mỗi cá nhân (học sinh) để qua đó giúp họ tự nhận thức và tìm kiếm được những giải pháp tốt nhất cho các vấn đề của mình.

Để thực hiện vai trò tham vấn nhân viên công tác xã hội cần đảm bảo các nguyên tác sau:

- Tôn trọng và lắng nghe thân chủ. - Chấp nhận không phán xét thân chủ. - Giành quyền tự quyết cho thân chủ. - Luôn thấu cảm.

- Bảo mật thông tin.

- Chia sẻ những quan tâm và giải pháp.

* Lưu ý: Nhân viên công tác xã hội có thể quyết định thay thân chủ khi:

- Tình huống khẩn cấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của thân chủ hoặc những người có liên quan.

- Thân chủ còn quá nhỏ, chưa thể đưa ra giải pháp ngay lập tức cho những vấn đề nan giải.

- Những giải pháp giải quyết vấn đề thuần nhất mang tính cung cấp thông tin.

1.2.1.4. Vai trò lập kế hoạch can thiệp

Khi nhân viên CTXH phát hiện (xác định) học sinh hoặc nhóm học sinh có hành vi lệch chuẩn cần được can thiệp, sau khi đã thu thập các thông tin cần thiết cũng như đã xác định được vấn đề trọng tâm, nguyên nhân hậu quả của vấn đề, nhân viên CTXH

tiến hành lập kế hoạch can thiệp tùy vào yêu cầu và mục đính mà nhân viên CTXH quyết định lập kế hoạch can thiệp cá nhân hay nhóm. Bản kế hoạch cá nhân hay nhóm đều phải đảm bảo các nội dung sau: Số thứ tự, mục tiêu, hoạt động, thời gian, người thực hiện, kết quả mong đợi.

1.2.1.5. Vai trò tư vấn

Trong tiếng anh tư vấn được gọi là “Consulting” với nghĩa được hiểu là việc đưa

ra những lời lẽ lý giải hay những lời khuyên, có tính một chiều [27] Người nhân viên CTXH làm việc tại trường có thể theo sự quản lý của cả cấp:

Bộ LĐTBXH, cơ quan tư nhân… với sự quản lý của nhà trường, cũng có thể người nhân viên CTXH chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan nào đó.

Vì chịu sự quản lý và như một thành viên của trường học nên nhân viên CTXH có mối quan hệ với các thầy cô giáo trong trường rất tốt.

Có mối quan hệ gần gũi với học sinh, điều đó tạo nên sự gần guic, tin tưởng và hiểu được đặc điểm của học sinh trong trường, cũng như những vấn đề mà học sinh đang gặp phải. Vì nhân viên CTXH là thành viên của trường, nên học sinh tin tưởng và dễ dàng chia sẻ.

Trước những vấn đề đơn thuần của của học sinh nhân viên CTXH đưa ra cho học sinh một số giải pháp để giải quyết vấn đề hay một số lời khuyên.

1.2.2. Nguyên tắc của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với học sinh

Theo quy định tại Thông tư 33, việc thực hiện công tác xã hội trong trường học phải dựa trên các nguyên tắc sau đây:

- Giữ bí mật các thông tin cá nhân của người học, trường hợp chia sẻ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Tôn trọng các đặc điểm riêng biệt, tính cách, phẩm chất, hoàn cảnh cá nhân của người học, đặt người học vào vị trí trung tâm của các hoạt động trợ giúp.

- Lắng nghe ý kiến của người học và tạo cơ hội để người học tham gia tối đa vào việc thảo luận các giải pháp đối với những vấn đề của bản thân.

- Bảo đảm mọi quyết định đưa ra đều có sự cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích tốt nhất của người học nhưng không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

- Bảo đảm mối quan hệ bình đẳng, khách quan, chuẩn mực giữa người học với người tham gia công tác xã hội trong trường học.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 29 - 34)