Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vilệch chuẩ nở học sinh và hậu quả của hành vilệch

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 42 - 46)

PHẦN II NỘI DUNG

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vilệch chuẩ nở học sinh và hậu quả của hành vilệch

hành vi lệch chuẩn ở học sinh

1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn ở học sinh

1.5.1.1. Yếu tố từ phía gia đình

Môi trường gia đình là yếu tố chủ yếu gây nên rối loạn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhiều tác giả cho rằng hầu hết mọi hành vi lệch chuẩn ở trẻ em đều bắt nguồn từ gia đình, đặc biệt là ở những gia đình bất hoà, bố mẹ ly thân, ly hôn… Hoặc bố mẹ không nhất quán trong việc giáo dục con cái hoặc bố mẹ là tấm gương xấu như nghiện ngập, cờ bạc, trộm cắp.

Gia đình bất hoà: thường thì bắt đầu từ những mâu thuẫn, xung đột, cãi cọ, thậm chí tệ hơn là bạo lực từ phía cha mẹ. Nếu bố mẹ thường xuyên cãi cọ nhau thì trẻ có thể có những vấn đề về sức khoẻ như trầm uất, lo lắng và rối loạn hành vi.

Xung đột hôn nhân của bố mẹ có hậu quả trực tiếp đối với trẻ em, làm chúng khổ sở về tình cảm; còn hậu quả gián tiếp của nó là giảm sự quan tâm của của bố mẹ đối với trẻ vì lúc này hầu như bố mẹ chỉ lo việc đối phó với nhau. Đứa trẻ, sau khi buồn rầu lo lắng hoặc trầm cảm do xung đột hôn nhân của bố mẹ sẽ trở nên hay than vãn, hay cãi cọ, không nghe lời, không kính trọng bố mẹ. Thường thì ở trẻ tiểu học có thể không hiểu rõ nguyên nhân tại sao bố mẹ hay cãi nhau và đôi khi có xu hướng cắn rứt lương tâm vì cho rằng mình là nguyên nhân gây nên xung đột giữa cha và mẹ hoặc bản thân mình phải chịu một phần trách nhiệm trong việc này. Đối với thanh thiếu niên, các em không bị ám ảnh bởi tâm lý này nhưng lại bị trầm uất và có thể thu mình lại, tách khỏi gia đình và dễ bị lôi kéo bởi bạn bè xấu vào những hành vi trốn học, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút.

Như vậy, trong những gia đình xung đột, bất hoà gay gắt thì đứa trẻ thường xuyên phải gánh chịu những cú sốc tình cảm dữ dội, những cách đối xử thô bạo, thậm chí mang tính chất thù địch của bố mẹ đem đến cho trẻ tình cảm lo hãi. Lúc này, hình ảnh bố mẹ không đạt đến chuẩn lý tưởng cho đứa trẻ noi gương hoặc đồng nhất hoá, nhiều khi đứa trẻ còn khinh ghét bố mẹ và nguy hiểm hơn là nó có thể di chuyển sang các lĩnh vực xã hội. Những mâu thuẫn, bất hoà của bố mẹ có thể gây ra những trở ngại cho sự phát triển thể chất, tâm lý và đặc biệt là dễ gây cho trẻ những rối loạn về tâm lý, hành vi.

1.5.1.2. Yếu tố từ phía nhà trường

Ngoài gia đình, nhà trường cũng là một yếu tố quan trọng đối với đời sống của trẻ. Ở đây, trẻ được trải nghiệm, được lớn lên với những hoài bão, ước mơ của mình, với những quan hệ thầy cô, bạn bè

Có rất nhiều vấn đề trong môi trường trường học có thể gây ra hành vi lệch chuẩn, cảm xúc ở trẻ. Chẳng hạn như quan hệ với thầy cô, bạn bè không tốt có thể gây cho trẻ những thất vọng, hẫng hụt; sự đối xử không công bằng của giáo viên làm xuất hiện ở trẻ sự ganh tỵ, ghen ghét bạn bè… Hiện nay, có một số thầy cô có những biểu hiện không gương mẫu trước học sinh như sỉ nhục, trù úm học sinh, thiên vị, mua bán điểm… ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn của các em. Điều này cũng dễ dàng gây tổn thương cho học sinh. Nhiều em có những biểu hiện chống đối như không làm bài tập, trốn học, bỏ giờ… ngoài ra, tình trạng ép học quá sớm, quá nhiều, tình trạng mà chúng ta gọi là “bệnh chạy theo thành tích” của nhà trường, cha mẹ và giáo viên cũng là một yếu tố gây nên hành vi lệch chuẩn, cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở.

Gần đây, dư luận của xã hội đã phản đối rất nhiều về sự quá tải nội dung học tập. Đã rất nhiều ý kiến cho rằng sự tăng thêm quá nhiều về nội dung, chương trình đã gây nên sự căng thẳng, lo lắng ở học sinh. Theo chúng tôi, đây được xem như là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng hành vi lệch chuẩn ở học sinh

1.5.1.3. Yếu chủ quan từ phía trẻ

Nhận thức của trẻ cũng là một trong những yếu tố gây ra hành vi lệch chuẩn ở trẻ, phần lớn trẻ có hành vi lệch chuẩn là do nhân thức không đúng về chuẩn hành vi hoặc có nhận thức chưa đủ về hành vi của bản thân.

Đặc điểm về tâm lý, nhân cách của trẻ cũng là một nhân tố ảnh hưởng và gây ra hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Chẳng hạn như, tình cảm kém bền vững, dễ thay đổi, dễ bị kích động thì trẻ dễ có những hành động công kích, thái quá khi gặp những khó khăn, bất lợi trong cuộc sống. Hoặc trẻ có tính độc lập và tự trọng cao, nếu bị trừng phạt nặng nề hoặc bị xúc phạm đến nhân phẩm, thì chúng thường có phản ứng quyết liệt, thậm chí có hành vi tiêu cực. Bên cạnh đó, còn thấy có những yếu tố sau:

- Trong hoạt động, trong lúc thể hiện các hành vi, trẻ có sự hiểu biết không thật đúng, không chính xác về các chuẩn mực xã hội, vì vậy trong hành động, trẻ có những

hành vi lệch chuẩn vì nhận thức không đúng đó. Trong trường hợp này chủ thể các hành vi lệch chuẩn không biết rằng mình đã và đang thực hiện các hành vi sai lệch nhất định.

- Trong quá trình tham gia vào các mối quan hệ xã hội, có thể trẻ không chấp nhận những chuẩn mực xã hội nào đó, nhận thức của trẻ về chuẩn mực không thống nhất với mô hình chung của xã hội, trẻ hành động theo quan niệm riêng, mục tiêu riêng của mình, khác với chuẩn mực chung. Trong trường hợp này, trẻ thực hiện những hành vi một cách có ý thức với sự tin tưởng và trẻ luôn cho mình đúng, không chịu thừa nhận mình sai.

- Trong quá trình hoạt động, trẻ biết mình sai nhưng vẫn không chịu từ bỏ mục tiêu của mình, vẫn vi phạm chuẩn mực chung. Những hành vi lệch chuẩn này xảy ra do trẻ không tự kềm chế được mình, xã hội cũng không có những biện pháp tác động thích hợp để kiểm tra, tỏ thái độ một cách chính xác.

- Trong quá trình phát triển chung, xã hội có những biến đổi nhất định, các chuẩn mực cũng thay đổi theo sự biến đổi ấy, chuẩn mực xã hội không còn phù hợp với điều kiện xã hội lịch sử, cá nhân không có những tiêu chuẩn mới để làm chỗ dựa, nên thực hiện những hành vi sai lệch. Tóm lại, những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng gia tăng. Những hành vi lệch chuẩn đó do nhiều yếu tố gây ra, vì vậy cần tìm hiểu yếu tố để có chiến lược điều chỉnh kịp thời, làm mất những triệu chứng bất thường và khôi phục chức năng tâm lý bình thường vốn có ở trẻ, hướng trẻ tới những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.

1.5.2. Hậu quả của hành vi lệch ở học sinh

- Đối với trẻ:

+ Về học tập: Phần lớn học sinh có hành vi lệch chuẩn đều có kết quả học tập thấp đặc biệt là các hành vi như: Chốn học, quay bài, làm việc riêng trong giờ… Khi học sinh có những hành vi như trên thường sao nhãng chuyện học hành khiến các em mất đi những kiến mất đi những kiến thức căn bản điều này là rất đáng lo ngại bởi vì mọi kiến thức đều có liên quan logic và thống nhất với nhau, bởi vậy khi không nắm được các kiến thức đang học quá trình học tập tiếp theo sẽ rất khó khăn dễ làm nảy sinh tâm lý sợ phải đi học, thậm chí là bỏ học. Ngoài ra một số hành vi lệch chuẩn ở

mức nghiêm trọng khiến cho học sinh bị đình chỉ học và khiến cho bạn học phải nghỉ học ví dụ như: hành vi bạo lực học đường

+ Về sức khỏe: Một số hành vi lệch chuẩn gây tổn hại đến sức khỏe không chỉ bản thân học sinh có hành vi lệch chuẩn mà còn cả với những người khác: Hành vi bạo lực học đường, hành vi hút thuốc lá, hành vi vi phạm luật giao thông… Trong đó nghiêm trọng nhất là hành vi bạo lực học đường, những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. Hành vi này có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của nạn nhân hoặc người gây ra bạo lực

+ Các mối quan hệ: Học sinh có hành vi lệch chuẩn thường bị bạn bè xa lánh, có mối quan hệ không tốt với thầy cô giáo do học sinh có hành vi lệch chuẩn thường có tâm lí “ngại tiếp xúc” với giáo viên và các bạn học tốt trong lớp cũng như cán bộ của lớp

+ Sự phát triển nhân cách: Các hành vi lệch chuẩn dù ở mức độ nghiêm trọng hay nhẹ đều có ảnh hưởng không tót đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Các hành vi lệch chuẩn nếu không được điều chỉnh, định hướng rất có thể trong tương lai sẽ trở thành vi phạm pháp luật

- Đối với gia đinh: Gia đình cảm thấy không hài lòng với con mình, một số gia đình giáo dục bằng cách chửi mắng, trách móc, thậm chí đánh đập con mình. Đồng nghĩa với việc họ gieo thêm cho đứa trẻ nỗi bực tức, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí trong gia đình trở nên căng thẳng nếu như cha mẹ đổ lỗi cho nhau về việc quản lí giáo dục con cái, không ai tự nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thẫn với nhau chỉ vì con cái. Đôi khi gia đình mất một khoản chi phí lớn đề bù đắp những hậu quả hành vi lệch chuẩn của gia đình. Và nghiêm trọng nhất đó là nỗi đau mất con của một số gia đình có con là nạn nhân

- Đối với nhà trường: Hành vi lệch chuẩn của học sinh làm phá vỡ trật tự kỉ cương của nhà trường, gây khó khăn cho công tác quản lý, cũng như làm ảnh hưởng đến các phòng trào thi đua của nhà trường. Hành vi lệch chuẩn của học sinh nhiều khi còn

gây ra mâu thuẫn giữa gia đình với giáo viên và gia đình với nhà trường. Các hành vi lệch chuẩn nếu không được phát hiện xử lí kịp thời sẽ trở thành tấm gương xấu, tiền đề xấu cho các học sinh khác. Ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

- Đối với xã hội: Ảnh hưởng xấu dến truyền thống, lễ nghi, phép tắc, chuẩn ,mực đạo đức, những hành vi lệch chuẩn làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động. Các hành vi này là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Các hành lệch chuẩn có nguy cơ trở thành tệ nạn trong tương lại. Ngoài ra chúng còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tương lai của đất nước

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 42 - 46)