Các tiêu chí để chuẩn đoán, phân loại hành vilệch chuẩn và hệthống pháp luật có

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 46)

PHẦN II NỘI DUNG

1.6. Các tiêu chí để chuẩn đoán, phân loại hành vilệch chuẩn và hệthống pháp luật có

luật có liên quan

1.6.1. Các tiêu chí để chuẩn đoán hành vi lệch chuẩn

Theo bảng phân loại bệnh của Hội tâm thần học Hoa Kỳ (DSM - IV),các tiêu chí dùng để chẩn đoán hành vi lệch chuẩn được quy định bao gồm:

1. Thường bắt nạt, đe doạ hay uy hiếp người khác. 2. Thường khởi xướng đánh nhau.

3. Đã dùng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác. 4. Có hành vi độc ác về thể chất với người khác.

5. Có hành vi độc ác với súc vật.

6. Có hành vi ăn cắp trong khi đối mặt với nạn nhân.

7. Cưỡng bức hoặc có hành vi lạm dụng tình dục với người khác. 8. Có hành vi cố ý gây cháy với ý định gây thiệt hại nghiêm trọng. 9. Có hành vi cố ý phá hoại tài sản của người khác.

10. Có hành vi xông vào nhà, ô tô của người khác.

11. Thường nói dối để được đồ vật hay ân huệ, hay để tránh các nghĩa vụ. 12. Có hành vi ăn cắp các đồ vật có giá trị lớn không đối mặt với nạn nhân. 13. Thường sống qua đêm ở ngoài gia đình mặc dù bố mẹ cấm đoán,bắt đầu trước 13 tuổi.

14. Bỏ nhà đi qua đêm ít nhất hai lần trong khi đang sống với bố mẹ hay nhà bố mẹ nuôi (hoặc một lần không trở về trong thời gian dài).

Cũng theo bảng phân loại của Hội Tâm thần học Hoa kỳ thì ở trẻ có ít nhất ba trong số mười lăm biểu hiện trên đây hoặc là có ít nhất một biểu hiệnhành vi xuất hiện trong sáu tháng thì có thể chẩn đoán trẻ có biểu hiện hành vilệch chuẩn. Nếu trẻ trên 18 tuổi thì không xếp vào diện chẩn đoán này. Hành vi lệch chuẩn không thể quy vào một hành động mà là một hệthống hành động, hoạt động, đường lối ứng xử, lối sống của con người. Như vậy, việc nghiên cứu những tiêu chí và các quan niệm về hành vi lệch chuẩn ở trên cho phép chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng về hành vi lệch chuẩn như sau:

- Về số lượng những hành động nào đó không phù hợp với những tiêuchuẩn quy định lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Về mức độ và động thái của hành vi thường mạnh mẽ vượt quá giớihạn cho phép. - Đó là những hành vi không thích hợp với tình huống trong đó diễn rahành động. - Hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá của nhóm,tập thể, xã hội, môi trường cá thể sống và không phù hợp với lứa tuổi.

- Những hành vi đó ảnh hưởng đến học tập, lao động, sinh hoạt của cánhân cũng như ảnh hưởng đến người khác và xã hội.

Trên thực tế cuộc sống, có lẽ không một cá nhân nào không dưới mộtvài lần có những hành động vi phạm chuẩn mực. Đơn cử như việc đánh đậpcon cái, uống rượu say và có hành vi gây mất trất tự, vượt đèn đỏ, quay cóptrong thi cử... Tuy nhiên, đó chỉ là những hành động mang tính chất tìnhhuống, phụ thuộc vào hoàn cảnh mà có thể không do những động cơ, mụcđích có trước. Những hành vi này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất địnhđến người khác và xã hội nói chung nhưng có thể không làm thay đổi hệ thống giá trị, đặc điểm nhân cách, đạo đức của chủ thể. Đó không phải lànhững hành vi sai lệch chuẩn mực.

Tóm lại, khi nghiên cứu, chẩn đoán trẻ có biểu hiện hành vi lệch chuẩncần phải nghiên cứu, xem xét trên cả ba mặt: quan hệ xã hội, thể chất và tâm lý. Vì cả ba mặt này cũng có thể là căn nguyên gây ra hành vi lệch chuẩn ở trẻ em

1.6.2. Phân loại hành vi lệch chuẩn

Có hai cấp độ xem xét hành vi lệch chuẩn: cá nhân và cộng đồng. Sự sai lệch hành vi xã hội của cá nhân được các nhà Tâm lý học quan tâm nhiều hơn. Sự sai lệch hành vi của nhiều người trong cộng đồng thuộc lĩnh vực xã hội học nghiêcứu.

Dù ở cấp độ nào thì các loại hành vi lệch chuẩn đều gây nên những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội. Hậu quả đó có thể là thiệt hại về kinh tế, mất trật tự xã hội, tổn thương tâm lý, tinh thần và thể xác, suy thoái về nhân cách. Vì thế cần giáo dục, uốn nắn, phòng ngừa các hành vi lệch chuẩn xã hội. Dựa vào phạm vi hoạt động, có thể chia hành vi lệch chuẩn xã hội thành các loại: hành vi lệch chuẩn ở gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội

- Các loại hành vi lệch chuẩn xã hội Căn cứ vào mức độ nhận thức và sự chấp nhận chuẩn mực đạo đức, có thể phân biệt sự sai lệch hành vi thành hai loại:

+ Sai lệch hành vi chủ động + Sai lệch hành vi thụ động

1.6.2.1. Hành vi lệch chuẩn xã hội loại chủ động

Hành vi lệch chuẩn xã hội loại chủ động là những sai lệch hành vi do các nhân cố ý làm khác đi so với người khác và so với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong những trường hợp này cá nhân vẫn nhận thức được các chuẩn mực đạo đức xã hội nhưng vẫn cứ làm theo ý của mình, mặc dù biết là không phù hợp. Đơn cử như hành vi trộm cắp, buôn lậu, buôn bán ma tuý trái phép…

Gồm có: Hung tính; giận dữ; nói dối; trộm cắp; trốn nhà; tự sát.

1.6.2.2 Hành vi lệch chuẩn xã hội loại thụ động

Là những sai lệch hành vi do cá nhân không nhận thức được đầy đủ hoặc nhận thức sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội nên có những hành vi không bình thường so với chuẩn mực chung của cộng đồng. Cũng có những người do không biết, hoặc hiểu sai chuẩn mực nên có những hành vi sai lệch. Nếu được giải thích đầy đủ, cặn kẽ thì họ có thể hiểu đúng chuẩn mực và có hành vi phù hợp

Bao gồm có: Sự chán học; sự lười biếng; sự co mình lại; sự ức chế; đau cơ thể; chứng câm.

1.6.3 Hệ thống pháp luật và các quy định có liên quan đến học sinh có hành vi lệch chuẩn lệch chuẩn

1.6.3.1. Quy định pháp luật

Khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 sửa quy định “Người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý

hướng thu hẹp đáng kể số tội danh mà người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thực hiện phải chịu trách nhiệm hình sự và liệt kê các tội cụ thể người trong độ tuổi này phải chịu trách nhiệm hình sự (28/314 tội danh được quy định trong BLHS thuộc 04 nhóm tội phạm: các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm sở hữu; các tội phạm về ma túy; các tội xâm phạm an toàn công cộng). Việc thu hẹp số tội danh và liệt kê các tội cụ thể người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải có trách nhiệm hình sự là sự thay đổi có tính đột phá chính sách hình sự của Nhà nước ta với người phạm tội trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.Việc thay đổi này vừa có cơ sở thực tiễn, phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, vừa phù hợp với chính sách xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải “bảo đảm lợi ích tốt nhất và chủ yếu là nhằm mục đích giáo dục…” đối với người dưới 18 tuổi đặc biệt là với người đủ 14 đến dưới 16 tuổi của Nhà nước ta. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, chương II Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em. Điều 22. Những việc trẻ em không được làm

Trẻ em không được làm những việc sau đây: 1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;

2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;

3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ; 4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

1.6.3.2. Điều lệ trường THCS,

Đối với những HS có hành vi vi phạm "Nội quy học sinh"(đi trễ, trốn học, trốn tiết, không thực hiện đồng phục về, áo, quần, giày, dép, tóc…, không thuộc bài,

không làm bài tập):

+ Lần 1: Gíam thị ghi nhận và nhắc nhở HS không được tái phạm.

+ Lần 2: Giám thị yêu cầu học sinh viết bản tự kiểm điểm, phê bình học sinh và thông báo cho GVCN biết để cùng phối hợp giáo dục.

+ Lần 3: Giám thị lập biên bản, yêu cầu học sinh viết cam kết đồng thời thông báo cho GVCN biết để mời CMHS vào trường thông báo sự việc và cam kết giáo dục học sinh.

+ Lần 4: Giám thị lập bảng tổng hợp các vi phạm của học sinh chuyển GVCN để GVCN xử lý học sinh bằng hình thức khiển trách trước lớp; GVCN phải thông báo cho CMHS biết.

+ Lần 5: Giám thị lập hồ sơ đề nghị hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét hình thức kỷ luật (theo hướng dẫn tại thông tư của Bộ GD&ĐT).

*Ghi chú: Xử lý theo số lần vi phạm của học sinh (không chỉ là tái phạm lỗi trước).

Đối với những học sinh có hành vi vi phạm "những điều học sinh không được làm"(theo Điều lệ Trường THCS, THPT, và trường phổ thông có nhiều cấp học):

+ Học sinh có hành vi gian lận trong các kỳ kiểm tra định kỳ, tập trung (có biên bản do giáo viên coi thi, coi kiểm tra lập) thì GVCN xem xét xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ cao nhất là Trung bình.

+ Học sinh vi phạm những điều "cấm" còn lại thì Giám thị lập biên bản, mời phụ huynh đến trao đổi; đồng thời yêu cầu GVCN phải xét kỷ luật Khiển trách trước lớp. + Học sinh đã bị Khiển trách trước lớp mà vẫn vi phạm lần 2 (không chỉ là tái phạm lỗi trước) giám thị phối hợp với GVCN lập hồ sơ gởi Hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét; đồng thời thông báo để CMHS biết.

* Riêng những khuyết điểm có tính nghiêm trọng (dù mới vi phạm lần đầu) giám thị lập biên bản, thông báo cho CMHS, phối hợp với GVCN lập hồ sơ đưa ra HĐ kỷ luật nhà trường để xử lý.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài rút ra một số kết luận sau:

Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước vềhành vi lệch chuẩn ở học sinh đặc biệt là lệch chuẩn xã hội còn chưa nhiều, nhất là ở Việt Nam. Bởi đây là một vấn đề tương đối mới, cần được đào sâu nghiên cứu để tìm ra phương pháp nhằm can thiệp giải quyết hành vi lệch chuẩn của học sinh.

Việc đưa ra các khái niệm góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận của đề tài, đồng thời là tiền đề để triển khai thực tiễn của đề tài.

Những nghiên cứu ở chương 1 sẽ làm sáng tỏ một phần nào đó giả thuyết nghiên cứu của đề tài, là cơ sở để triển khai các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HÀNH VI LÊCH CHUẨN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH CÓ

HÀNH VI LỆCH CHUẨN TẠI TRƯỜNG THCS VÂN PHÚ 2.1. Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Trường THCS Vân Phú được xây dựng trên khuôn viên gần 13.000 m2 tại Khu 6, phường Vân Phú, TP Việt Trì gồm 2 khu: Khu A và Khu B với 44 phòng và sảnh đa năng (trong đó có 16 phòng học, 04 phòng bộ môn, 24 phòng chức năng và nhà đa năng).

(1) Mô hình hoạt động: Chất lượng cao.

(2) Đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên tốt nghiệp Đại học trong đó hơn 30% có trình

độ Thạc sĩ, một nhà giáo ưu tú. Là những giáo viên giỏi, chiễn sĩ thi đua được tuyển chọn từ những trường THCS có uy tín của Hà Nội, có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi, du học quốc tế; phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách ứng xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh. Ngoài ra, trường còn mời đội ngũ giáo viên người nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy, thân thiện với học sinh.

(3) Mục tiêu đào tạo:

- Xây dựng nhà trường thành một đơn vị giáo dục chất lượng cao phù hợp với tinh thần số 07 của Sở Giáo dục về việc phát triển giáo dục trình độ chất lượng cao.

- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên và khả năng thích ứng cao.

- Trang bị kiến thức cơ bản theo tiêu chuẩn kiến thức của Bộ GD-ĐT, đảm bảo đạt điểm cao trong các kì thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 THPT, thi đỗ vào lớp 10 các trường THPT Chuyên và THPT chất lượng cao của Thành phố.

(4) Phương châm giáo dục:

- Quan tâm giáo dục toàn diện: kết hợp giáo dục kiến thức chuẩn với coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Khơi dậy và hun đúc cho mỗi ý tưởng sáng tạo, mỗi khả năng tiềm ẩn của các em, tăng cường khả năng thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để mỗi học sinh được thành công trong học tập và cuộc sống.

- Giao lưu và hội nhập quốc tế qua việc chú trọng dạy môn ngoại ngữ với bốn kĩ năng cơ bản giúp học sinh giao lưu và hội nhập tốt với bạn bè quốc tế, tổ chức liên kết với một số trường quốc tế giúp học sinh làm quen với môi trường giáo dục chuẩn quốc tế.

- Quan tâm đến vấn đề tâm lý học đường thông qua việc phối hợp với các trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục giúp các em học sinh có tâm thế học tập thân thiện, tự tin, thoải mái và hiệu quả.

(5) Phương thức hoạt động của trường:

* Hoạt động dạy và học:

- Thực hiện phương pháp giáo dục và dạy học tiên tiến với sự hỗ trợ tối ưu của trang thiết bị hiện đại. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và đào tạo phù hợp với mô hình đào tạo chất lượng cao; Bố trí sắp xếp thời khóa biểu hợp lý đảm bảo thời lượng cho các buổi học, tiết học tự chọn, nâng cao, ngoại khoá chuyên đề

- Tổ chức học bán trú hai buổi với chương trình tăng cường nâng cao, với sự quản lý kỉ luật nghiêm túc, nề nếp, quy củ.

- Tổ chức học theo phòng học bộ môn, học trên mạng; mở rộng các hình thức dạy và học đối với các trường trong và ngoài nước.

- Chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị phòng thí nghiệm, thực hành.

- Liên kết với các trường THPT, Đại Học trong và ngoài tỉnh, Trung tâm ngoại ngữ,…để mời giáo viên tham gia giảng dạy các chuyên đề, các Câu lạc bộ.

- Liên kết với một số trường ở các nước có nền giáo dục phát triển như Singapore, Anh quốc, Austraylia…để tổ chức liên hoan trại hè cho học sinh tham quan hội nhập, du học có học bổng…

- Tổ chức Câu lạc bộ năng khiếu cho học sinh (Văn hóa, nghệ thuật, thể thao…) Tổ chức các buổi hội thảo, cimena, các cuộc thi olympic… phục vụ cho công tác dạy và học.

* Hoạt động giáo dục toàn diện: - Thực hiện các Kế hoạch.

- Chương trình theo hướng dẫn của nhiệm vụ năm học các ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn trong năm, sinh hoạt chủ đề…

- Tăng cường các hoạt động Đoàn – Đội – Câu lạc bộ năng khiếu, CLB Văn, Thể, Mỹ theo sở thích.

- Tăng cường các hoạt động giao lưu bằng nhiều hình thức như: Thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, thi hùng biện, thi học sinh thanh lịch…với các trường bạn, các trường trong khu vực và quốc tế.

- Tăng cường hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các tổ chức xã hội, giao lưu các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 46)