2.1.2 .Đặc điểm khách thể nghiên cứu
3.1. Một số biện pháp nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có
3.1. Một số biện pháp nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn có hành vi lệch chuẩn
3.1.1. Biện pháp nâng cao vai trò lập kế hoạch can thiệp
- Trước mỗi tiến trình can thiệp nhân viên CTXH cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết, bản kế hoạch phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố theo mẫu của công tác xã hội để làm được yêu cầu này nhân viên CTXH cần: Thu thập thông tin về thân chủ qua các nguồn liên quan, kiểm chứng thông tin, xác định vấn đề, nguyên nhân của vấn đề, để từ đó biết được cần phải làm gì hay nói cách khác là mục đích.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch nhân viên công tác xã hội phải tiến hành lượng giá liên tục để điều chỉnh bản kế hoạch phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. - Tăng cường sự tham gia giữa phụ huynh, gia đình, nhà trường và chính bản thâm học sinh cùng xây dựng kế hoạch can thiệp bằng các thông báo, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh và nhà trường về vấn đề của thân chủ, chia sẻ cho họ về bản dự thảo kể hoạch đã cùng thân chủ xây dựng.
- Thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về lập kế hoạch can thiệp cho nhân viên công tác xã hội trường học, cũng như các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhân viên công tác xã hội với nhau.
- Với những trường hợp học sinh có nhu cầu tự tìm đến, nhân viên CTXH trên cơ sở hồ sơ tâm lý đã lưu kết hợp với các phương pháp trò chuyện, trao đổi để phát hiện những vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh, qua đó lên kế hoạch tác động hoặc hỗ trợ. Tương tự như vậy, đối với những học sinh được giáo viên chủ nhiệm đưa xuống, nhân viên CTXH sẽ tiếp nhận và tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề của học sinh. Những thông tin này được ghi chép cẩn thận vào hồ sơ tâm lý. Đối với những tình huống quen thuộc, cán bộ tâm lý có thể thực hiện ngay các biện pháp tác động. Trong trường hợp vấn để của học sinh phức tạp, cán bộ tâm lý sẽ phải ghi chép đầy đủ thông tin để đưa ra hội đồng chuyên môn trước khi can thiệp.
- Định kỳ tổ chức khảo sát số lượng học sinh có hành vi lệch chuẩn phân theo mức độ để xây dựng kế hoạch can thiệp cụ thể.
3.1.2. Biện pháp năng cao vai trò tham vấn
- Biện pháp thứ nhất: Luôn thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ cho cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp thực hiện công tác tham vấn tâm lý trong nhà trường theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT
- Biện pháp thứ 2: Tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan (cán bộ tư vấn tâm lý tại trung tâm y tế, khoa tâm lý tại bệnh viện hoặc các thầy cô giáo bộ môn Tâm lý của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn), tổ chức các hoạt động tham tâm lý cho học sinh trong các nhà trường, chú ý các trường hợp đặc biệt.
- Biện pháp thứ 3: Là quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho công tác tham vấn, cũng như chế độ chính sách về vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên chủ nhiệm và số người làm cộng tác viên. Nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động mô hình tham vấn tâm lý ở các trường THCS và THPT.
- Biện pháp thứ 4: Với học sinh có hành vi lệch chuẩn gặp phải những khó khăn tâm lý ở mức độ nặng, nhân viên CTXH cần tập trung can thiệp nhiều cả về mặt thời gian và mức độ tác động. Các em được can thiệp cá nhân với nhà tham vấn 1 tuần 1 lần và làm liên tục hơn 10 buổi. Trong một số trường hợp tác động của cán bộ tâm lý không khả quan, nhân viên CTXH phải liên hệ với các cơ sở y tế chuyên ngành để kịp thời can thiệp.
- Biện pháp thứ 5: Hàng năm vào đầu năm học, tổ hỗ trợ triển khai lấy phiếu đánh giá nhu cầu được tham vấn, hỗ trợ tâm lý từ tất cả các lớp trong nhà trường. Qua đó lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động phòng ngừa, tọa đàm, tham vấn tâm lý cho cả năm học.
3.1.3. Biện pháp nâng cao vai trò tư vấn
- Xây dựng đường dây nóng, các trang wed thư vấn online để học sinh, phụ huynh và các thầy cô có thể chia sẻ và nhận được sự tư vấn về các vấn đề nói chung và vấn đề về học sinh có hành vi lệch chuẩn nói riêng
- Tập chung tư vấn cho gia đình có hành vi lệch chuẩn những nội dung sau:Tư vấn các kỹ năng làm cha mẹ cho các bậc cha mẹ giúp học có kiến thức và kỹ năng trong việc giáo dục con cái. Giúp phụ huynh lập ra và truyền đạt các tiêu chí về hành vi rõ ràng cho con cái qua hành động và lời nói để con cái thực hiện.
- Thông báo kết quả tư vấn cho phụ huynh học sinh là một việc làm cần thiết và mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của mô hình can thiệp. Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy nếu phụ huynh học sinh biết được những khó khăn tâm lý mà con em mình mắc phải thì chính họ sẽ là người động viên, hỗ trợ con em mình vượt qua những khó khăn tâm lý đó một cách có hiệu quả và bền vững.
- Sự phối hợp chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp có một ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức hoạt động tư vấn cho học sinh. Chính thầy cô giáo là người có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học sinh có tham gia hoạt động tư vấn hay không. Do đó nhân viên CTXH cần tạo được sự phối hợp giữa ban giám hiệu và nhà trường
3.2. Thực nghiệm tiến trình can thiệp công tác xã hội cá nhân với học sinh có hành vi lệch chuẩn