Phương pháp can thiệp công tác xã hội với học sinh có hành vilệch chuẩn

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 34 - 36)

PHẦN II NỘI DUNG

1.3. Phương pháp can thiệp công tác xã hội với học sinh có hành vilệch chuẩn

1.3.1. Tiến trình công tác xã hội cá nhân với học sinh có hành vi lệch chuẩn

Tiến trình công tác xã hội cá nhân với học sinh có hành vi lệch chuẩn bao gồm 7 bước sau:

1.3.1.1. Bước 1: Tiếp cận thân chủ tạo mối quan hệ, xác định vấn đề ban đầu

Việc tiếp cận thân chủ được thực hiện có thể do phía nhân viên CTXH chủ động do phạm vi hoạt động theo chức năng của mình hoặc do phía thân chủ, chủ động tìm đến nhân viên xã hội vì nhu cầu muốn được giúp đỡ và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức xã hội, nơi nhân viên CTXH làm việc. Nếu bước đầu tiên này nhân viên xã hội tạo được ấn tượng tích cực thì các bước sau sẽ có nhiều thuận lợi.

Trong bước này dựa vào những thông tin mà thân chủ hoặc người có liên quan cung cấp, nhân viên công tác xã hội tiến hành xác định đánh giá sơ lược về vấn đề của thân chủ, hoạt động xác định vấn đề còn được tiến hành trong các bước tiếp theo.

1.3.1.2. Bước 2: Thu thập thông tin

Đây là tiến trình thu thập thông tin để có cái nhìn tổng thể về vấn đề của thân chủ những thông tin ban đầu cũng có thể mập mờ, tương phản hay sai lạc cần được làm sáng tỏ hoặc được kiểm chứng lại với thân chủ, có thể do truyền thông không tốt, cũng có thể do chính thân chủ đang trong trạng thái mập mờ mâu thuẫn. Nhân viên công tác xã hội cần hỗ trợ thân chủ từ từ nhìn lại rõ vấn đề và thường những mâu thuẫn này bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa.

Công việc thu thập và kiểm chứng thông tin được duy trì liên tục trong thời gian thực hành công tác xã hội vì con người của thân chủ và hoàn cảnh của thân chủ luôn thay đổi nhất là từ khi có sự can thiệp của nhân viên công tác xã hội.

1.3.1.3. Bước 3: Chẩn đoán/xác định vấn đề

Chẩn đoán là xác định trọng tâm của vấn đề dựa trên cơ sở dữ kiện thu thập được tức là ghi nhận.

- Các điểm mạnh và gới hạn của thân chủ. - Các điểm thuận lợi và bất lợi của hoàn cảnh. - Tâm trạng, nhận thức, mong đợi của thân chủ.

Nhân viên CTXH phải phân tích, soi rọi và phản ánh các trạng thái, cảm nhận, sự kiện, tình huống để thân chủ, chủ động nhận diện tâm lí, ước muốn, vấn đề của chính

mình. Cần có thời gian và khoảng cách để thân chủ nhìn lại chính họ. Trong giai đoạn này, các dữ kiện được thẩm định sâu hay không còn tùy vào mối tương quan giữa nhân viên CTXH và thân chủ. Nhân viên CTXH cần ý thức rõ về giới hạn của chính mình cũng như tổ chức xã hội mà mình đang làm việc.

1.3.1.4. Bước 4: Lập kế hoạch

Đây là giai đoạn lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Dựa trên sự chẩn đoán chi tiết của giai đoạn trước, nhân viên CTXH giúp thân chủ hướng tìm lối thoát cho họ. Giai đoạn này cần xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể để đạt được.

Sự lựa chọn mục đích cuối cùng phụ thuộc vào: - Sự mong muốn của thân chủ.

- Điều mà nhân viên CTXH cho là cần thiết khả thi. - Có thuộc phạm vi chức năng của tổ chức xã hội không.

1.3.1.5. Bước 5: Thực hiện kế hoạch

Các mục tiêu của thực hiện trợ giúp bao gồm: - Thay đổi hoặc cải thiện hoàn cảnh của thân chủ. - Thay đổi môi trường sống hoặc cải thiện mối quan hệ.

- Giúp thân chủ thay đổi thái độ, hành vi trong hoàn cảnh trước mắt. - Hoặc thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Trong giai đoạn giải quyết vấn đề này, thân chủ vừa là người chèo chống vừa định hướng mục tiêu cho mình. Nhân viên CTXH là chỗ dựa, chia sẻ niềm vui khi thân chủ có tiến bộ và an ủi, khuyến khích thân chủ khi thân chủ thấy mệt mỏi. Khả năng đáp ứng của thân chủ với tiến trình trị liệu phụ thuộc vào tâm lý, thể trạng, nhân cách của họ, sự tự ý thức về bản thân, các tài nguyên và cơ hội mà thân chủ đang có. Chỉ khi nào thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề thì những khó khăn, cản trở mới xuất hiện và chính lúc này, nhân viên CTXH phát huy năng lực của mình để cùng thân chủ đánh giá lại vấn đề để tìm một hướng giải quyết khác.

1.3.1.6. Bước 6: Lượng giá và kết thúc

Việc lượng giá giúp nhân viên CTXH xem lại các mục tiêu được đề ra đạt đến mức độ nào để điều chỉnh lại phương cách trị liệu. Nếu kết quả của việc lượng giá cho thấy có chiều hướng tích cực, sự tăng trưởng của thân chủ sẽ thu hẹp vai trò của nhân viên CTXH và vai trò này sẽ sớm chấm dứt để sự tăng trưởng của thân chủ

được hoàn hảo hơn. Trong chiều hướng tiêu cực, cần thẩm định rõ mức độ chuyển biến xấu để có thể nhờ sự giúp sức của đồng nghiệp khác, của các chuyên gia hay cơ quan chức năng khác.

1.3.1.7. Bước 7. Theo dõi sau kết thúc

Sau khi quá trình can thiệp đã kết thúc nhân viên CTXH tiếp tục theo dõi những kết quả đã làm được cũng như quá trình hòa nhập của thân chủ để có những hỗ trợ kịp thời khi có vấn đề mới nảy sinh.

1.3.2. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong trường học

Đối với nhân viên CTXH trong trường học, công tác xã hội cá nhân là phương pháp chính để giải quyết các vấn đề xảy ra trong trường học. Sử dụng phương pháp này trong trường học cũng giống như công tác xã hội nói chung, xong nó có một số điểm mà nhân viên CTXH cần lưu ý:

- Trước hết, CTXH cá nhân bản chất là làm việc một-một, tức là giữa nhân viên CTXH và thân chủ nhằm tăng sức mạnh của thân chủ để thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình song trong thực tế, một vấn đề của học sinh nảy sinh trong trường học đôi khi có nguồn gốc từ nhiều phía. Chính vì vậy, người nhân viên CTXH khi làm việc để trợ giúp một vấn đề của học sinh không chỉ làm việc với học sinh mà còn làm việc với rất nhiều đối tượng khác hay còn gọi là thân chủ phụ.

- Thứ hai, vì là trợ giúp giải quyết vấn đề của học sinh mà đối tượng học sinh phần lớn là trẻ em nên khi làm việc với trẻ em nhân viên CTXH phải thành thạo kỹ năng làm việc với trẻ em, hiểu sự phát triểm tâm lý của trẻ. Vì đối tượng là trẻ em nên trong tiến trình trợ giúp nhất thiết đảm bảo sự tham gia của gia đình và nhà trường.

- Thứ ba, vì hoạt động trong môi trường học đường nên nhân viên CTXH phải luôn ý thức về sự hài hòa giữa mục đích của CTXH với mục đích của trường học.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)