Với bản thân trẻ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 90 - 91)

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

2. Khuyến nghị

2.3. Với bản thân trẻ

- Tích cực tìm hiểu những tri thức về những chuẩn mực xã hội thông qua gia đình, nhà trường và xã hội, sách vở, từ đó hình thành niềm tin, hứng thú đối với các chuẩn mực xã hội.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động mà ở đó có thể thực hiện những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội (có sự theo dõi của người lớn), để từ đó hình thành thói quen thực hiện những hành vi hợp chuẩn.

- Khi tiếp xúc, hoạt động trong môi trường xã hội cần phải biết đánh giá hoạt động nào là đúng, là sai, có phù hợp với chuẩn mực hay không, để có hướng thực hiện hành vi đúng.

- Hình thành thái độ tích cực ủng hộ các hành vi phù hợp, lên án các hành vi lệch chuẩn mực xã hội (hình thành dư luận xã hội lành mạnh).

- Hướng dẫn những hành vi chuẩn mực, phù hợp với xã hội cho các bạn bè. Tích cực đấu tranh loại bỏ các hành vi sai lệch.

- Tự nhận thức được sai lệch của mình và tự nguyện sửa chữa, tự rèn luyện, tự điều chỉnh, hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

2.2. Với phụ huynh học sinh

Để phòng ngừa và điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn xã hội cho học sinh trước hết phụ huynh học sinh cần trang bị cho mình những hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về cách chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, đồng thời phải trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về hành vi lệch chuẩn xã hội có thể xảy ra ở học sinh. Trên cơ sở đó điều chỉnh những quan điểm, lối sống, cách ứng xử của mình sao cho phù hợp với con cái. Cụ thể:

- Cha mẹ cần quan tâm đến nhu cầu của con em mình, vì trẻ không chỉ có những nhu cầu vật chất mà các em còn có những nhu cầu về tình cảm, nhu cầu tình thần. Để có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cần thiết của trẻ, cha mẹ cần chủ động sắp xếp công việc để có thể dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm đến con cái, đặc biệt khi con đang ở giai đoạn ấu thơ.

- Trong chăm sóc, dạy dỗ trẻ phải có thái độ tích cực. Luôn tìm thấy ở trẻ mặt tích cực để tìm cách phát huy nó, ngay cả đối với trẻ ngang bướng, khó dạy. Cha mẹ luôn

luôn phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và yêu cầu cao trong việc chăm sóc và dạy dỗ con cái.

- Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hình thức xử lý hay khuyên bảo hợp lý, không nên mắng chửi hay đánh đập, sỉ nhục trẻ. Vì những hành vi thô bạo của cha mẹ thường làm cho con cái không kính trọng họ hoặc làm cho các em lo lắng, đôi khi làm cho trẻ có những hành động thái quá mà người lớn không thể lường trước được.

- Mỗi người cha, người mẹ phải có trách nhiệm trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình cũng như trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Bầu không khí ấm cúng, đầy tình thương yêu là điều kiện cần thiết đối với đời sống tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc và an toàn cho trẻ lớn lên và trưởng thành.

- Mỗi người lớn như cha mẹ, anh chị… phải là những tấm gương sáng cho trẻnoi theo.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 90 - 91)