Thực trạng thực hiện vai trò của nhân viên công tác với học sinh có hành vilệch

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 66 - 74)

2.1.2 .Đặc điểm khách thể nghiên cứu

2.4. Thực trạng thực hiện vai trò của nhân viên công tác với học sinh có hành vilệch

lệch chuẩn tại trường THCS Vân Phú

2.4.1. Đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã với học sinh có hành vi lệch chuẩn

Trong những năm gần đây công tác xã hội ngày càng được phát triển, thông qua quá trình tuyên truyền và giáo dục động thời thực hiện các hoạt động của công tác xã hội tại các trường học.

Bảng 2.7. Đánh giá của học sinh về vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn Mức độ Tần số Tỉ lệ (%) Rất quan trọng 31 25,8 Quan trọng 57 47,5 Bình thường 22 18,3% Không quan trọng 10 8,3% Tông số 120 100%

Theo kết quả điều tra tại bảng 2.7 đánh giá của học sinh về vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn cho thấy có 31 người cho rằng rất quan trọng chiếm 25,8%, 57 người cho rằng quan trọng chiếm 47,5%, có 22 người cho rằng bình thường chiếm 18,3% và có 10 người cho rằng vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn là không quan trọng chiếm 8,3% Qua kết quả này cho ta thấy được công tác xã hội đã dần được tiếp nhận và khẳng định được vai trò của bản thân trong việc hỗ trợ, trợ giúp các đối tượng trong trường học. Tuy nhiện vẫn còn mốt số ít họ chưa hiểu, cũng như chưa biết đến vai trò của công tác xã hội vậy nên họ còn hiểu sai về vai trò của công tác xã hội.

Bảng 2.8.Đánh giá của giáo viên về vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn Mức độ Tần số Tỉ lệ (%) Rất quan trọng 12 48 Quan trọng 11 44 Bình thường 2 8 Không quan trọng 0 0 Tông số 25 100

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.8 đánh giá của giáo viên về vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn có 12 người cho rằng vai trò của

nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn là rất quan trọng chiếm 48%, có 11 người cho rằng quan trọng chiếm 44% và có 2 người cho rằng bình thường. Ngoài ra không có người nào cho rằng vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn là không quan trọng.

Nghiên cứu cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu với 05 giáo viên và cả 05 người đều biết đến công tác xã hội. Với câu hỏi: “anh/chị có biết đến công tác xã hội hay

không?” Thì cả 05 đều trả lời có. Để tìm hiểu sâu thêm thông tin chúng tôi đã đặt ra

nhiều cầu hỏi sau đó như: “anh/chị biết đến công tác xã hội từ đâu?” Trong 5 cán bộ thì có 1 cán bộ trả lời: “chúng tôi được đào tạo chuyên môn về công tác xã hội tuy

nhiên chỉ học liên thông lên”, và 4 giáo viên biết được qua các buổi tập huấn.

Từ hai bảng số liệu 2.7 và 2.8 có thế thấy sự khác biệt về đánh giá của giáo viên và học sinh về vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn sở dĩ có sự khác biệt này là do cóc sự khác nhau về mức độ hiểu biết.

2.4.2. Đánh giá thực trạng thực hiện các vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn

2.4.2.1. Thực trạng thực hiện vai trò giáo dục

Có thể nói vai trò giáo dục được coi là vai trò chủ đạo trong lĩnh vực công tác xã hội trường học nói chung và công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn nói riêng. Bản thân học sinh có hành vi lệch chuẩn phần lớn là nhận thức sai hoặc chưa nhận thức đầy đủ hành vi của bản thân do vậy sự tác động đến nhận thức của các em là rất quan trọng

Biểu đồ 2.2. Đánh giá của giáo viên và học sinh về thực trạng thực hiên vai trò giáo dục

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Có trên ½ người được hỏi đều cho rằng vai trò giáo dục của nhân viên CTXH với học sinh có hành vi lệch chuẩn đang được thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên, điều này cho thấy rằng nhà trường đã và đang có sự quan tâm nhất định đối với những học sinh có hành vi lệch chuẩn. Bên cạnh đó theo kết quả thu được tại bảng hỏi và phỏng vấn cũng cho thấy vai trò giáo dục tại trường THCS Vân Phú đang được thực hiện hiệu quả. Một số liệu khá vui là không có ý kiến nào cho rằng vai trò đang không được thực hiện.

Có 31% cho rằng vai trò này chỉ được tiến hành ở mức thỉnh thoảng do vậy chúng ta cần xém xét lại sự tiếp cận các vai trò đã đồng đều giữa các học sinh với nhau chưa?. Tuy nhiên với sự ra đời còn non trẻ thì con số trên cũng là một tín hiệu đáng mừng

2.4.2.2. Thực trạng thực hiện vai trò lập kế hoạch can thiệp nhận thức - hành vi

Số liệu tại biểu đồ 2.3 cho ta thấy vai trò lập kế hoạch của nhân viên công tác xã được thực hiện rất ít hay nói cách khác là đang bị bỏ ngỏ chỉ có 7% cho rằng vai trò này thỉnh thoảng được thực hiện. Còn có đến 93% thì khẳng định rằng vai trò này đang không được thực hiện.

Rất thường xuyên 3% Thường xuyên 66% Thỉnh thoảng 31% Không 0% .

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của giáo viên và học sinh về thực trạng thực hiện vai trò can thiệp

Căn cứ vào các số liệu đã tìm hiểu ở thực trạng hành vi lệch chuẩn ta thấy rằng số lượng học sinh có hành vi lệch chuẩn tương đối lớn tuy nhiên vai trò rất quan trọng là lập kế hoạch lại không được thường xuyên sử dụng thậm chí là hoàn toàn không. Con số 0% cho mức độ rất thường xuyên và thường xuyên cho thấy rằng tại trường THCS Vân Phú vai trò này chưa được đánh giá đúng mức.

2.4.2.3. Thực trạng thực hiện vai trò tư vấn

Biểu đồ 2.4 Cho ta thấy rằng vai trò tư vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn tại trường THCS Vân Phú đã và đang được thực hiện tuy nhiên mức độ thực hiện vẫn chưa thực sự cao: Có đến trên 70% ý kiến cho rằng vai trò này được thực hiện ở mức thỉnh thoảng con số này cho thấy rằng những học sinh có hành vi lệch chuẩn ít được tiếp cận với vai trò tư vấn, theo kết quả phỏng vấn được thì vai trò tư vấn ít được thực hiện là do: học sinh còn tâm lý e ngại khi tìm đến nhân viên xã hội

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của giáo viên và học sinh về thực trạng thực hiện vai trò tư vấn Rất thường xuyên 0% Thường xuyên 0% Thỉnh thoảng 7% Không 93% Rất thường xuyên 0% Thường xuyên 8% Thỉnh thoảng 76% Không 16%

2.4.2.4. Thực trạng thực hiện vai trò tham vấn

Bảng 2.9. Cho chúng ta thấy rằng vai trò tham vấn được thực hiện rất ít hay nói cách khác là đang không được thực hiện khi có đến 141 người cho rằng vai cho này không được thực hiện chiếm đến 97,2% và mức thực hiện rất thường xuyên, thường xuyên đều là %

Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên và học sinh về thực trạng thực hiện vai trò tham vấn

Rất thường xuyên

Thường xuyên Thỉnh thoảng không

Tần số 0 0 4 141

Tỷ lệ (%) 0 0 2,3 97,2

Vai trò tham vấn được đánh giá là vai trò có nghĩa rất lớn trong điều chỉnh hành vi cho học sinh lệch chuẩn tuy nhiên lại chưa được quan tâm thực hiện.

Số liệu trên cũng cho thấy rằng mức độ quan tâm và thực hiện các vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn là chưa đồng đều có vai trò đã được thực hiện khá tốt và đem đến những hiệu quả nhất định và ngược lại có những vai trò chưa được thực hiện và phát huy đúng bản chất và ý nghĩa của nó

2.4.2.5. Thực trạng thực hiện vai trò cầu nối – trung gian

Nhân viên công tác xã hội là câu nối trung gian giữa: học sinh có hành vi lệch chuẩn với gia đình, nhà trường và giáo viên để giúp các bên liên quan có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện vai trò này được được nhân viên CTXH của trường thực hiện khá tốt với trên 50% được đánh giá là thực hiện ở mức thường xuyên và chỉ có 4,1%. Qua kết quả phỏng vấn sâu đối với 05 giáo viên thì vai trò này được thực hiện tốt là do: Có sự liên kết giữa nhà trường, giáo viên với gia đình thông qua sự phát triển của mạng internet mọi vấn đề của học sinh đều được thông báo với phụ huynh thông qua các nhóm chat hoặc tin nhắn văn bản.

Bảng 2.10. Đánh giá của giáo viên và học sinh về thực trạng thực hiện vai trò

cầu nối – trung gian.

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng không

Tần số 11 70 58 6

Bên cạnh đó học sinh cũng được cung cấp hòm thư góp ý, về phía giáo viên nhà trường thường xuyên được tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về công tác xã hội trường học và tâm lý học sinh.

Tiểu kết chương 2

Thông quá quá trình khảo sát, tìm hiểu thực trạng hành vi lệch chuẩn của học sinh cũng như thực trạng thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội tại trường THCS Vân Phú tôi rút ra được một số nhận xét sau:

Hành vi lệch chuẩn diễn ra khá nhiều ở học sinh trong trường học với nhiều mức độ khác nhau cụ thể như: có 7% học sinh được khảo sát cho rằng bản thân chưa ngoan ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên, có đến 44,2% diễn ra ở mức độ thỉnh thoảng điều này rất đáng bao động đặc biệt có 1 bộ phận học sinh còn chưa nhận thức được thế nào là hành vi hợp chuẩn và lệch chuẩn.

Thực trạng thực hiện vai trò công tác xã hội tại trường THCS Vân Phú cho thấy học sinh và giáo viên về tương đối đều biết đến hoạt động công tác xã hội và được đánh giá khá cao trong việc thực hiện vai các vai trò của nhân viên công tác xã hội tuy nhiên các vai trò thực hiện còn chưa thực sự hiệu quả và đồng bộ.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI HỌC

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh có hành vi lệch chuẩn (Trang 66 - 74)