Doanh số thu nợ tại NHCSXH TT-Huế giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ đối với NGHIỆP vụ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 59)

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 ± % ± % 1. Hộ nghèo 172 191 194 19 11,0 3 1,6

2. Học sinh sinh viên 109 142 145 33 30,3 3 2,1

3. Giải quyết việc làm 24 35 36 11 45,8 1 2,9

4. Nước sạch và vệ sinh môi trường 50 46 49 -4 -8,0 3 6,5

5. SXKD vùng khó khăn 46 56 60 10 21,7 4 7,1

6. Đồng bào dân tộc thiểu số 1 2 3 1 100,0 1 50,0

7. Xuất khẩu lao động 1 4 5 3 300,0 1 25,0

Tổng cộng 403 476 492 73 18,1 16 3,4

Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Qua Bảng 2.5, cho thấy tổng doanh số thu nợ giai đoạn 2015 - 2017 là 1.371 tỷ đồng, bình quân đạt 457 tỷ đồng/năm. Năm 2016 và 2017 có doanh số thu nợ lớn nhất, góp phần vào việc tạo lập nguồn vốn cho vay quay vòng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng măm 2016 so với 2015 là 18,1% và 2017 so với 2016 là 3,4%. Doanh số thu nợ tăng trưởng thể hiện được tình hình trả nợ của khách hàng tốt.

c. Về dƣ nợ

Tình hình dư nợ tại NHCSXH TT-Huế được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.6. Tình hình dƣ nợ tại NHCSXH TT-Huế giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 ± % ± % 1. Hộ nghèo 940 1.071 1.157 131 13,9 86 8,0

2. Học sinh sinh viên 435 462 589 27 6,2 127 27,5 3. Giải quyết việc làm 89 125 162 36 40,4 37 29,6 4. Nước sạch và vệ sinh môi trường 250 271 288 21 8,4 17 6,3 5. SXKD vùng khó khăn 211 234 296 23 10,9 62 26,5 6. Đồng bào dân tộc thiểu số 10 12 13 2 20,0 1 8,3

7. Xuất khẩu lao động 4 11 10 7 175,0 -1 -9,1

Tổng cộng 1.939 2.186 2.515 247 12,7 329 15,1

Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế

Qua Bảng 2.6, cho thấy tổng dư nợ đến 31/12/2017 là 2.515 tỷ đồng, tăng 329 tỷ đồng so với năm 2016 và năm 2016 tăng 247 tỷ đồng so với năm 2015 với 65.864 khách hàng đang còn dư nợ. Trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ đối với hộ nghèo và học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2015 dư nợ đối với hộ nghèo chiếm 24,0% và đối với học sinh, sinh viên chiếm 23,5%. Đây là hai đối tượng chính trong các chương trình tín dụng chính sách của Đảng và Nhà nước, khi mà các chương trình chính sách giảm nghèo, tạo điều kiện cho những học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn được đến trường ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.1.4.3. Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH TT-Huế

Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH TT-Huế giai đoạn 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH TT-Huế giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1. Hộ nghèo 2.490 1.496 1.242 -39,9 -17,0

2. Học sinh sinh viên 1.635 636 513 -61,1 -19,3

3. Giải quyết việc làm 862 289 199 -66,5 -31,1

4. Nước sạch và vệ sinh môi trường 241 213 189 -11,6 -11,3 5. SXKD vùng khó khăn 948 1.282 894 35,2 -30,3

6. Đồng bào dân tộc thiểu số 144 149 125 3,5 -16,1

7. Xuất khẩu lao động 201 58 36 -71,1 -37,9

Tổng cộng 6.521 4.123 3.198 -36,8 -22,4

Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế

Qua Bảng 2.7, cho thấy chỉ tiêu quá hạn năm 2015 là 6.521 tỷ đồng chiếm 3,28% trên tổng dư nợ nhưng đến năm 2017 chỉ tiêu này giảm còn 3.198 tỷ đồng giảm 3.323 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng giảm 47,0% trên tổng dư nợ và chỉ tiêu nợ xấu giảm qua các năm, cả về tương đối lẫn về tuyệt đối. Các chương trình tín dụng có tỷ lệ nợ q hạn cao như chương trình cho vay hộ nghèo chiếm 0,11% năm 2017 so với dư nợ của chương trình; Cho vay SXKD vùng khó khăn chiếm 0,3%; Chương trình cho vay HSSV có HCKK chiếm 1,9% so với dư nợ…

Tỷ lệ nợ quá hạn tuy có giảm hàng năm, tuy nhiên bên cạnh đó có một số chương trình cho vay vẫn có tỷ lệ nợ q hạn vẫn lớn và hàng năm dư nợ tăng trưởng tín dụng lớn nên chất lượng tín dụng chưa thực sự bền vững và cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng tại NHCSXH. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.2. Thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại

NHCSXH tỉnh TT-Huế

2.2.1. Đánh giá thực trạng công tác kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế tại NHCSXH tỉnh TT-Huế

2.2.1.1. Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế

NHCSXH tỉnh TT-Huế hiện đang thực hiện cho vay theo hai hình thức: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó việc cho vay trực tiếp chỉ áp dụng đối với cho vay giải quyết việc làm có tài sản thế chấp với mức vay trên 50 triệu đồng, cho vay ký quỹ Hàn Quốc, cho vay học sinh sinh viên mồ côi...chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 2 đến 3%). Các chương trình tín dụng khác đều thực hiện cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội. Đối tượng nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập đến cho vay theo hình thức ủy thác một số nội dung công việc qua các tổ chức chính trị - xã hội, hình thức cho vay này cũng là chủ yếu và đặc trưng của Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay.

Cơ sở để NHCSXH thực hiện ủy thác cho tổ chức chính trị - xã hội các cấp là văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận về tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tại NHCSXH cấp tỉnh giám đốc các chi nhánh NHCSXH tỉnh ký kết văn bản liên tịch với tổ chức hội đoàn thể cấp tỉnh về ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tại NHCSXH cấp huyện giám đốc các Phịng Giao dịch kí các loại văn bản sau: Văn bản liên tịch với tổ chức Hội Đoàn thể cấp huyện về ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Hợp đồng ủy thác với tổ chức Hội Đoàn thể cấp xã về nội dung ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Hợp đồng ủy nhiệm với Tổ TK&VV. Các hộ gia đình muốn tham gia vay vốn phải là thành viên Tổ TK&VV và chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ TK&VV.

Trong quy trình cho vay vốn của NHCSXH các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện một số nội dung công việc, cụ thể là:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Một là, thơng báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính

phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hai là, chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp

thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, thông qua quy ước hoạt động của Tổ, bình xét cơng khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để tổ thơng báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH.

Ba là, phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử

dụng vốn vay, đơn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

Bốn là, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã kí

với NHCSXH. Định hoặc đột xuất theo yêu cầu của ngân hàng, phối hợp cùng NHCSXH tiến hành đánh giá hoạt động của từng Tổ để xếp loại Tổ, những Tổ yếu kém, khơng cịn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.

Năm là, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay;

kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV và của tổ chức CT-XH cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ì, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

Sáu là, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát q trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị chiếm dụng (nếu có) và

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tun truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Hỗ trợ và góp phần quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách là BGN cấp xã (gồm: Chủ tịch UBND hoặc phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, thành viên bao gồm: Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Lãnh đạo các Tổ chức đoàn thể cơ sở, các ban ngành cấp xã), trưởng thôn. Ban giảm nghèo cấp xã: Tư vấn giúp Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND cấp xã tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn xã. Làm cầu nối để truyền tải chủ trương, chính sách, nguồn lực đến người nghèo tại cơ sở. Trưởng thôn phối hợp với NHCSXH để phổ biến, triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, tham gia quản lý Tổ TK&VV, quản lý vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn.

Quy trình tín dụng khép kín gồm nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay và giải ngân, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi. Qua quy trình cho vay ủy thác nhận thấy các chốt kiểm soát được đặt ở các điểm sau:

- Khi hộ vay đề nghị vay vốn, tổ trưởng Tổ TK&VV chức họp kết nạp, bình xét có sự tham gia chứng kiến, giám sát của trưởng thôn, HĐT xã. Sau khi được UBND xã phê duyệt thì gửi hồ sơ cho CBTD.

- CBTD kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ, mức vay, mục đích, đối tượng vay…căn cứ vào kết quả bình xét trên danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn (Mẫu 03/TD) của tổ trưởng Tổ TK&VV, UBND xã và đối chiếu danh sách đối tượng được thụ hưởng theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của NHCSXH. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì đăng ký thơng tin khách hàng, kiểm tra việc trùng lặp và chuyển tổ trưởng tổ tín dụng kiểm sốt sau đó chuyển giám đốc kí duyệt. Khi được giám đốc duyệt thì CBTD nhận lại hồ sơ và đăng nhập thơng tin khoản vay vào chương trình Intellect và chuyển tồn bộ hồ sơ sang kế tốn.

- Cán bộ kế toán phụ trách xã kiểm tra lại hồ sơ về tính pháp lý và đối chiếu một số thông tin cơ bản lập danh sách phê duyệt giải ngân trình trưởng kế tốn, giám đốc kí

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

duyệt và giao lại danh sách cùng hồ sơ cho vay cho CBTD phụ trách để giải ngân tại điểm giao dịch xã. CBTD thông báo cho UBND xã, HĐT xã những hộ được vay vốn.

- Tại điểm giao dịch xã, khi hộ vay đến nhận tiền giao dịch viên căn cứ danh sách phê duyệt giải ngân và hồ sơ vay vốn, kiểm tra chứng minh thư người vay, đối chiếu chữ ký, tạo lập giao dịch chuyển kiểm soát viên tại điểm giao dịch xã (thường là CBTD theo dõi địa bàn xã - người nhận hồ sơ vay vốn). Kiểm soát viên in phiếu chi chuyển trả GDV chi tiền. Việc chi tiền có sự chứng kiến của HĐT xã, tổ trưởng Tổ TK&VV.

- Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận tiền vay, HĐT cấp xã phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng và gửi danh sách kiểm tra cho CBTD theo dõi địa bàn.

- Tổ trưởng Tổ TK&VV định kỳ hàng tháng thu lãi và thu tiền gửi tiết kiệm để nộp cho ngân hàng CSXH vào ngày giao dịch xã cố định. Khi đến hạn trả nợ NHCSXH sẽ thông báo cho tổ trưởng trước đó ít nhất 01 tháng để tổ trưởng thơng báo cho hộ vay lên trả nợ tại điểm giao dịch tại xã theo lịch cố định.

- Trong q trình khách hàng sử dụng vốn vay có thể được kiểm tra việc sử dụng vốn vay do cán bộ NHCSXH, cán bộ HĐT cấp tỉnh, huyện, xã, Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, huyện thực hiện.

Như vậy trong tồn bộ q trình vay vốn, NHCSXH chỉ kiểm tra được tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn cịn lại tồn bộ việc lựa chọn đối tượng, thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi vay vốn do HĐT xã thực hiện. NHCSXH chỉ kiểm tra thực tế tận hộ vay thông qua các chương trình kiểm sốt nội bộ, đối chiếu nợ đột xuất hoặc phối hợp kiểm tra cùng Ban đại diện HĐQT, HĐT các cấp.

2.2.1.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ

Tại tỉnh TT-Huế có Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh TT-Huế. Ban đại diện HĐQT thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát theo Quy chế hoạt động được HĐQT thông qua. Ban Kiểm tra kiểm sốt thơng báo chương trình cơng tác tới Phịng kiểm tra kiểm soát nội bộ để cùng tổ chức triển khai, thực hiện đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Quyền hạn, trách nhiệm trong hoạt động tín dụng: Trong quy trình xét

duyệt hồ sơ vay vốn của NHCSXH, quyền lực phân chia theo từng cấp, không ai nắm toàn bộ quyền quyết định. NHCSXH tỉnh TT-Huế giao chỉ tiêu khốn tài chính, doanh số cho vay, thu nợ, thu lãi đến từng phòng giao dịch.

Căn cứ vào nội dung cơng việc được ủy thác thì việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm ở mỗi cấp là khác nhau và được liên kết chặt chẽ.

Trách nhiệm của tổ chức hội đoàn thể cấp tỉnh, huyện: Thực hiện một số nội dung công việc với nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động ở cấp dưới; phối hợp với NHCSXH cùng cấp bàn các biện pháp, giải pháp để đưa hoạt động tín dụng chính sách đi vào nề nếp và đảm bảo chất lượng cao.

Trách nhiệm tổ chức hội đoàn thể cấp xã: Đây là cấp trực tiếp thực thi nhiệm vụ nên phải thực hiện đầy đủ cả tất cả nội dung công việc ủy thác.

Trách nhiệm của NHCSXH: Cung ứng vốn và cùng phối hợp với tổ chức hội đoàn thể cho vay đúng đối tượng; Tạo điều kiện cho tổ chức hội đoàn thể các cấp thực hiện tốt các nội dung ủy thác; Trực tiếp thu hồi nợ gốc của từng hộ vay tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ đối với NGHIỆP vụ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)