Thông tin cơ bản của mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ đối với NGHIỆP vụ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 83)

Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1. Giới tính - Nam 33 60,0 - Nữ 22 40,0 2. Vị trí cơng tác - Cán bộ quản lý 24 43,6 - Cán bộ tín dụng 28 50,9 - Cán bộ kiểm soát 3 5,5

3. Thâm niên công tác

- Dưới 5 năm 10 18,2

- Từ 5 đến 15 năm 31 56,4

- Trên 15 năm 14 25,5

Tổng số 55 100,0

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Qua Bảng 2.19, cho thấy về giới tính nam chiếm tỷ lệ 60%, tương ứng 22 người; cán bộ nữ chiếm tỷ lệ 40%, tương ứng 22 người; Trong đó cán bộ tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,9%, tiếp đến là cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ 43,6%; số còn lại cán bộ làm cơng tác kiểm sốt là 3 người, chiếm tỷ lệ 5,5%. Về thâm niên công tác từ 5 đến 15 năm, chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,4%, trên 15 năm chiếm tỷ lệ 25,5%.

Như vậy, mẫu được chọn đa dạng và đầy đủ các đối tượng liên quan đến cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế và cơ cấu đối tượng phù hợp với mục tiêu mà luận văn nghiên cứu.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.2.2.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế

- Đánh giá về mơi trƣờng kiểm tra kiểm sốt

Do đặc thù NHCSXH, có mạng lưới Tổ TK&VV rộng khắp các thơn, xóm, nên khi người vay vốn có dấu hiệu bất thường thì các tổ trưởng đều thơng báo ngay cho ngân hàng thơng qua CBTD để phối hợp tìm cách tháo gỡ nhằm thu hồi vốn. Nếu người vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ, cho vay bổ sung hoặc đặc biệt có thể cho khoanh nợ xố nợ theo hướng dẫn của Chính phủ, trường hợp rủi ro do nguyên nhân chủ quan ngân hàng phải phối hợp với Tổ TK&VV, các hội đồn thể và chính quyền địa phương cùng đơn đốc để thu nợ với biện pháp tối ưu đảm bảo thu hồi được nợ, đồng thời tạo cơ hội cho cả ngân hàng và khách hàng có thể duy trì hoạt động tiếp theo một cách bình thường. Đánh giá về mơi trường kiểm tra kiểm sốt được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.20. Tổng hợp đánh giá về mơi trƣờng kiểm tra kiểm sốt

STT Tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá (%) Điểm

trung bình

1 2 3 4 5

1 Ban giám đốc thường xuyên xác định, đo lường, giám

sát và kiểm tra những rủi ro ngân hàng mắc phải 0,0 5,5 40,0 54,5 0,0 3,49

2 Quyền lực được phân chia đều từ trên xuống, khơng ai

nắm tồn bộ quyền quyết định 5,5 21,8 60,0 12,7 0,0 2,80

3 Giao chỉ tiêu cho từng đơn vị, các đơn vị độc lập và báo

cáo kết quả thường xuyên 0,0 5,5 47,3 47,3 0,0 3,42

4 Gian lận khi được phát hiện Ban giám đốc xử lý nghiêm,

dứt điểm và ln tìm mọi biện pháp ngăn chặn gian lận 3,6 32,7 61,8 1,8 0,0 2,62

5 Cơ cấu tổ chức đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho

Ban giám đốc 1,8 14,5 45,5 38,2 0,0 3,20

6 Tất cả nhân viên đều hiểu trách nhiệm và nhiệm vụ của

mình và tự nguyện tuân theo 0,0 5,5 40,0 54,5 0,0 3,49

7 Ban giám đốc có trình độ cao, sâu rộng về các lĩnh vực

và bề dày kinh nhiệm phù hợp với nhiệm vụ 0,0 14,5 47,3 36,4 1,8 3,25

8

Cơ cấu tổ chức có sự phân cơng rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận, đảm bảo không bị chồng chéo, lỗ hổng, có kiểm sốt lẫn nhau

0,0 14,5 49,1 34,5 1,8 3,24

9 Số lượng cán bộ đáp ứng tốt mức độ công việc 0,0 14,5 43,6 40,0 1,8 3,29

Ghi chú: Mức đánh giá: 1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Rất đồng ý

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Qua Bảng 2.20, kết quả khảo sát cho thấy Ban Giám đốc là những người có trình độ cao và sâu rộng về các lĩnh vực và bề dày kinh nghiệm về mọi mặt nên thường xuyên xác định, đo lường, giám sát và kiểm tra những rủi ro ngân hàng thường mắc phải với điểm trung bình đánh giá 3,49. Cơ cấu tổ chức đảm bảo cung cấp đầy đủ thơng tin về hoạt động tín dụng của Chi nhánh cho Ban Giám đốc và tùy theo mức độ vi phạm, lãnh đạo chi nhánh sẽ xử lý nghiêm và dứt điểm. Quyền lực được phân chia đều từ trên xuống dưới, khơng ai nắm tồn bộ quyền quyết định, nhiệm vụ được phân công cho mỗi nhân viên không mâu thuẩn với trách nhiệm và không trùng lắp với người khác, vị trí khác tạo ra tính độc lập trong cơng việc và nâng cao khả năng kiểm sốt, giám sát lẫn nhau, tuy vậy ở tiêu chí này vẫn cịn ý kiến đánh giá rất không đồng ý là 5,5% và không đồng ý 21,8, điểm trung bình đánh giá thấp 2,80. Mặc dù vậy, chi nhánh ln giao chỉ tiêu tín dụng cho từng đơn vị, các đơn vị triển khai cho vay, thu nợ, thu lãi và báo cáo kết quả thường xuyên qua điện báo, cân đối hàng ngày.

Tuy vậy, số lượng cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng chưa đáp ứng tốt mức độ công việc và quy mơ của Chi nhánh. Ban giám đốc có trình độ cao, sâu rộng về các lĩnh vực và bề dày kinh nhiệm phù hợp với nhiệm vụ với điểm trung bình đánh giá 3,25. Mặc dù cơ cấu tổ chức đã có sự phân cơng rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận nhưng vẫn bị chồng chéo và tồn tại nhiều lỗ hỏng khó kiểm sốt. Khi tổ trưởng tín dụng hoặc phó giám đốc kiêm nhiệm phụ trách xã thì một cán bộ cùng lúc đảm nhiệm nhiều công việc từ khâu tiếp xúc khách hàng cho đến khi trình lên lãnh đạo để kí quyết định giải ngân. Như vậy quyết định cho vay khơng khách quan, khó khăn trong nhận diện rủi ro tiềm năng và có biện pháp phịng ngừa thích hợp.

Với cơ chế ủy thác từng phần qua các tổ chức CT-XH vừa hình thành kênh dẫn vốn tới các Tổ TK&VV đang hoạt động ở các thôn, ấp, bản, làng do các tổ chức CT-XH thành lập để đảm bảo vốn đến tận tay người vay, vừa kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng vốn vay với hướng dẫn sản xuất, đồng thời sử dụng sức ép của những thành viên trong Tổ TK&VV thay thế cho tài sản thế chấp vì các thành viên không muốn bỏ rơi các thành viên khác trong tổ hoặc khơng muốn phải chịu bất kì hình phạt nào vì sự chậm trả nên đã phát huy được cơ chế dân chủ hóa, xã hội hóa ở cơ sở đố với

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tín dụng chính sách. Trong các cơng đoạn ủy thác có ủy thác cho các tổ chức hội đôn đốc người vay trả gốc và trả lãi đúng hạn. Do đó khi nợ có vấn đề xảy ra thì NHCSXH thuận lợi hơn các ngân hàng khác là có sự vào cuộc của chính quyền địa phương và các tổ chức hội.

- Đánh giá về cán bộ thực hiện nghiệp vụ kiểm tra kiểm sốt tín dụng

Cán bộ thực hiện nghiệp vụ kiểm sốt tín dụng cũng như đạo đức nghề nghiệp được NHCSXH tỉnh TT-Huế chú trọng. Luôn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng và các cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác. Đánh giá về cán bộ thực hiện nghiệp vụ kiểm tra kiểm sốt tín dụng được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.21. Tổng hợp đánh giá về cán bộ kiểm sốt tín dụng

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình

1 2 3 4 5

1 Tất cả cơng việc đều có bảng mơ tả rõ ràng, chi tiết 0,0 20,0 60,0 20,0 0,0 3,00 2 Mỗi vị trí cơng việc đều quy định kiến thức, kỹ

năng cụ thể cần có 5,5 29,1 60,0 5,5 0,0 2,65

3 Việc bố trí cán bộ tại mỗi chức danh, nhiệm vụ

hoàn toàn hợp lý 0,0 14,5 52,7 29,1 3,6 3,22

4 Luôn thực hiện tuyển dụng nhân viên theo quy chế 0,0 0,0 25,5 63,6 10,9 3,85

5 Chương trình đào tạo được xây dựng cho từng

cấp bậc nhân viên 0,0 5,5 36,4 34,5 23,6 3,76

6 Định kỳ thực hiện đánh giá nhân viên theo tiêu chí 0,0 1,8 41,8 27,3 29,1 3,84

7 Chính sách khen, thưởng, kỷ luật và việc bình

xét rõ ràng, công khai 0,0 0,0 40,0 25,5 34,5 3,95

8 Khuyến khích nhân viên sáng tạo 0,0 0,0 36,4 40,0 23,6 3,87 9 Thường xuyên kiểm tra kiến thức cán bộ định kỳ 0,0 0,0 29,1 47,3 23,6 3,95

10 Phẩm chất đạo đức là yếu tố được coi trọng khi

đánh giá, quy hoạch cán bộ trong ngân hàng 0,0 0,0 56,4 23,6 20,0 3,64

11

Ban giám đốc có thiết lập văn hóa kiểm sốt và làm cho nhân viên thấy rõ tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ

0,0 0,0 38,2 34,5 27,3 3,89 12 Nhân viên hiểu vai trị của mình trong q trình

kiểm sốt nội bộ 0,0 0,0 0,0 49,1 50,9 3,51

Ghi chú: Mức đánh giá: 1- Rất khơng đồng ý; 2- Khơng đồng ý; 3-Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Rất đồng ý

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Qua Bảng 2.21, cho thấy việc tuyển dụng được chuẩn bị cẩn thận từ tiêu chuẩn tuyển dụng và cách thức thi tuyển. Các CBTD được lựa chọn là các ứng viên

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

giỏi có trình độ chun mơn và có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Tất cả các CBTD mới đều được trải qua các khóa đào tạo nhân viên mới dành riêng cho hoạt động tín dụng do trung tâm đào tạo tổ chức nhằm hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp, quy chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử VBSP; nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng làm việc, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Hàng năm ngân hàng đều tổ chức tập huấn cho cán bộ theo từng chuyên đề, tổ chức tập huấn cho cán bộ tổ chức hội, cho đội ngũ tổ trưởng Tổ TK&VV về các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh như tổ chức thu lãi tháng, huy động tiết kiệm tổ, phát hành biên lai thu lãi. Đồng thời ban lãnh đạo chi nhánh cũng chỉ đạo các phòng giao dịch huyện và bộ phận tại Hội sở tỉnh tổ chức và duy trì họp giao ban đều đặn vào tất cả các ngày giao dịch tại xã, thơng qua đó để tun truyền chủ trương chính sách và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ trưởng và cán bộ hội các cấp. Bên cạnh đó, NHCSXH cử cán bộ tham gia như kỹ năng và cử cán bộ đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ thơng qua nhiều hình thức đào tạo.

Thực hiện luân chuyển công việc hoặc địa bàn quản lý của cán bộ, đặc biệt là CBTD để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập lâu dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận những cơng việc khác nhau sẽ có khả năng xử lý cơng việc được nhanh chóng.

Xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng và hiệu quả công việc. Mỗi quý, năm đều đề ra các chỉ tiêu thi đua và chấm điểm hợp lý cho từng cá nhân, tập thể bình xét cơng khai khen thưởng kịp thời tạo động lực cho cán bộ. Sau mỗi đợt đều tổ chức họp tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các đợt thi đua trong tương lai.

Tuy nhiên, chưa văn bản hóa đầy đủ các quy trình hoạt động và phân cơng trách nhiệm. Đa số văn bản được ban hành về các quy trình nghiệp vụ chính nhưng chưa cụ thể, chi tiết. Bên cạnh đó chưa quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, công việc của nhân viên, đặc biệt là quy định nhiệm vụ tạm thời cho nhân viên làm thay nhân viên nghỉ phép hay nghỉ việc vì thế nhân viên khơng có cơ sở thực hiện tốt cơng việc, khó nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đào tạo cán bộ được chú trọng nhưng chưa quản lý đến từng nhân viên. Chưa xây dựng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

bảng theo dõi đào tạo cho từng nhân viên mà mới chỉ tổng hợp nhu cầu đào tạo từ nhân viên đăng ký nên đôi khi một nhân viên đào tạo lặp lại một nghiệp vụ, một nội dung. Tính sáng tạo chưa được đề cao và phổ cập sâu rộng đến toàn thể cán bộ.

Các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp thông qua Bộ quy chuẩn, quy định về phong cách và khơng gian làm việc, qua đó Ban lãnh đạo và nhân viên đều được đánh giá theo các chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Định kỳ hàng năm việc đánh giá tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và ứng xử của các nhân viên được xem xét trong việc bình bầu các danh hiệu thi đua hàng năm.

- Đánh giá về hoạt động kiểm tra kiểm soát

Hoạt động kiểm tra kiểm soát chặt chẽ đã hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tác nghiệp. Thực tế tại NHCSXH tỉnh TT-Huế quản lý rủi ro tác nghiệp bằng một số biện pháp nội bộ như kiểm tra hai tay trên nhiều mảng, phân lập trách nhiệm, phân cấp quyền truy cập, hạn chế quyền sử dụng của các user để kiểm soát việc đăng nhập, duyệt giao dịch nhiều tầng,… để đảm bảo bảo mật thông tin của ngân hàng và khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng tài sản của ngân hàng sai mục đích. Đánh giá về hoạt động kiểm tra kiểm soát được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.22. Tổng hợp đánh giá về hoạt động kiểm tra kiểm soát

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình 1 2 3 4 5 1

Các chốt kiểm soát trong quy trình tín dụng hồn toàn đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, ủy quyền

0,0 0,0 18,2 70,9 10,9 3,93 2 Các hoạt động tín dụng đều theo nguyên tắc hai tay 0,0 0,0 5,5 49,1 45,5 3,40 3 Giữa các cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra chéo 0,0 0,0 5,5 78,2 16,4 3,11 4 Tuân thủ quy trình, thủ tục kiểm sốt 0,0 0,0 5,5 78,2 16,4 3,11 5 Thực hiện kiểm soát việc truy cập phần mềm hoạt động 0,0 12,7 81,8 5,5 0,0 2,93 6 Hạn chế quyền sử dụng của các user để kiểm soát việc

đăng nhập và thực hiện các phần hành nghiệp vụ 0,0 1,8 69,1 29,1 0,0 3,27

7 Cơ cấu kiểm soát được thiết lập theo các mức hoạt

động và diễn ra trong các hoạt động hàng ngày 0,0 0,0 52,7 40,0 7,3 3,55

8 Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ được nêu cụ thể,

chi tiết 0,0 0,0 52,7 34,5 12,7 3,60

Ghi chú: Mức đánh giá: 1- Rất không đồng ý; 2- Khơng đồng ý; 3-Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Rất đồng ý TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Qua Bảng 2.22 cho thấy việc thiết lập các nút kiểm soát trong quy trình tín dụng khá hợp lý, có tác dụng ngăn ngừa gian lận thông qua việc kiểm duyệt của kiểm soát viên ở hầu hết các chốt kiểm soát quan trọng: quyết định cho vay, quyết định giải ngân, quyết định gia hạn nợ và quyết định tất toán khoản vay. Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ được nêu khá cụ thể, chi tiết.

Sau những vụ xâm tiêu tín dụng, cán bộ ngân hàng lạm dụng quyền hạn làm thất thoát vốn vay hay những kẻ hở tạo cơ hội cho việc lợi dụng chiếm đoạt vốn ở NHCSXH các tỉnh thì ngun nhân chủ yếu đều do khơng tn thủ quy trình, thủ tục gây ra. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm quy trình, thủ tục NHCSXH tỉnh TT-Huế ln bắt buộc nhân viên phải tn thủ quy trình bằng cách đưa ra những hình thức kỷ luật cao, sử dụng camera giám sát tại trung tâm và điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ đối với NGHIỆP vụ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 83)