5. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Giải pháp cải tiến hoạt động kiểm tra kiểm soát
Đổi mới công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ như: Mở rộng phạm vi, nội dung kiểm tra; xác định rõ nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp tiến hành kiểm tra nội bộ; xây dựng chương trình kiểm tra cho từng nghiệp vụ cụ thể dựa trên rủi ro của từng
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
nghiệp vụ;xây dựng bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm toán của từng lần kiểm toán và bộ phận kiểm toán.Tăng kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng cụ thể:
Thứ nhất, tiến hành kiểm tra giám sát tất cả các loại hình tín dụng, chẳng hạn kiểm tra theo chu kỳ, các khoản tín dụng nhỏ và vừa thì định kỳ kiểm tra có thể là 60 hay 90 ngày, những khoản vay lớn, cho vay trực tiếpthì thường xuyên hơn.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết. Phải đảm bảo những khía cạnh quan trọng nhất của khoản vay phải được kiểm tra.
Thứ ba, kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản vay lớn. Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản vay.
Thứ tư, trong trường hợp tốc độ phát triển của nền kinh tế suy giảm hay các ngành chiếm tỷtrọng cho vay lớn của ngân hàng có vấn đề thì ngân hàng cũng cần tăng cường kiểm soát tín dụng.
Thứ năm, một khía cạnh khác của hoạt động kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng là công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tập trung vào:
Kiểm tra kiểm soát đối với từng món vay cụ thể, bao gồm cả khâu trước, trong và sau khi cho vay, cho vay có đúng đối tượng không ? việc thẩm định và lập hợp đồng tín dụng, quy trình giải ngân vốn vay, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và khâu lưu trữ hồ sơ vay vốn.
Kiểm tra kiểm soát việc chỉ đạo điều hành và đánh giá khái quát hoạt động tín dụng như kiểm tra việc tổ chức phân công của lãnh đạo trong chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng, kiểm tra việc triển khai các văn bản chỉ đạo, kiểm tra việc phân công bố trí CBTD, kiểm tra khái quát hoạt động tín dụng,...
3.2.6. Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động Tổ TK&VV
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Tập trung rà soát mạng lưới Tổ TK&VV để thực hiện củng cố, kiện toàn lại theo đúng quy định, trong đó tập trung rà soát củng cố các Tổ liên thôn, chưa liền cư, các tổ xếp loại trung bình, yếu, lãi tồn đọng nhiều, nợ quá hạn cao,... Đôn đốc Tổ TK&VV tăng cường giám sát chặt chẽ tổ viên, kịp thời báo cáo Tổ chức hội nhận ủy thác, chính quyền địa phương và NHCSXH để có biện pháp xử lý.
Phối hợp với HĐT nhận ủy thác các cấp tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác đã ký kết, trong đó chú trọng các nội dung thực hiện của HĐT cấp xã đối với công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV, kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, công tác lưu trữ hồ sơ ủy thác của HĐT, hồ sơ ủy nhiệm của Tổ TK&VV, đảm bảo đi vào nề nếp theo đúng quy định.
Thường xuyên tổ chức rà soát năng lực, đạo đức của các Tổ trưởng để có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.
3.2.7. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của NHCSXH, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp.
Đào tạo đội ngũ cán bộ làm ủy thác, cán bộ Tổ TK&VVcó kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng; kiểm tra, giám sát; phát hiện, phòng ngừa rủi ro; tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các đối tượng chính sách.
Rà soát lại cán bộ tại Hội sở tỉnh và các Phòng giao dịch NHCSXH huyện, lên phương án, chuẩn bị nhân sự để thành lập Tổ Tổng hợp tại các Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện.TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH là hoạt động hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho NHCSXH chấp hành tốt chính sách pháp luật của Chính phủ, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời những tồn tại, sai sót trong hoạt động tín dụng, để NHCSXH ngày cáng phát triển ổn định và bền vững
Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đối với NHCSXH.
Đề tàiđã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộđối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH TT-Huế giai đoạn 2015-2017, phân tích những kết quả đạt được của công tác kiểm soát nội bộđối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế đó là chủ động phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các tồn tại, hạn chế, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, giữ vững kỷ cương, kỷ luật điều hành trong của ngân hàng. Tuy vậy, công tác kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Đề tàiđề xuất 3 nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộđối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế trong thời gian tới, cụ thể là xây dựng một môi trường kiểm tra kiểm soát tốt, đào tạo cán bộ thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát có đạo đức tốt và nghiệp vụ giỏi. Xây dựng hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng hiệu quả; Đầu tư và mở rộng hệ thống thông tin và truyền thông trong công tác kiểm soát nghiệp vụ tín dụng; Tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm soát tín dụng; Cải tiến công tác kiểm soát nội bộđối với nghiệp vụ tín dụng.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với các Bộ ngành
- Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cho phù hợp. Bố trí đủ nguồn lực, bảo đảm cho NHCSXH thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2.2. Đối với NHCSXH Việt Nam
Về tổ chức bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thực hiện cơ cấu lại hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ từ Hội sở chính đến các Phòng Giao dịch: Nhân sự của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Hội sở chính, độc lập với các chi nhánh tỉnh và các Phòng Giao dịch cấp huyện. Bố trí thêm 01 cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát tại Phòng Giao dịch và chịu sự chỉ đạo quản lý của Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ trung ương.
Về trích lập dự phòng rủi ro: NHCSXH nên giao quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro cho chi nhánh. Khi tỉ lệ trích lập rủi ro tăng lên thì tự bản thân chi nhánh NHCSXH đó có trách nhiệm quản lý rủi ro của đơn vị mình, công tác xử lý rủi ro sẽ chính xác và có hiệu quả hơn vì liên quan đến thu nhập và lợi ích của mỗi đơn vị.
Về hệ thống tài khoản kế toán: Hiện tại trong hệ thống tài khoản của NHCSXH Việt Nam, toàn bộ nợ quá hạn của NHCSXH đều hạch toán vào tài khoản “nợ quá hạn” nên nếu số liệu tổng hợp trên cân đối không phân biệt được nợ quá hạn đó là mới bắt đầu quá hạn hay đã là nợxấu, nợ có khả năng mất vốn để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Do vậy kiến nghị với NHCSXH Việt Nam cần có quy định cụ thể rõ ràng hơn trong việc phân chia các nhóm nợ này.
Tiếp tục nghiên cứu cải tiến thủ tục, hồ sơ vay vốn gọn nhẹ hơn nữa, vừa đảm bảo thuận tiện, dễ đọc, dễ hiểu cho người vay, vừa đảm bảo tính pháp lý các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước.
NHCSXH cần nghiên cứu bổ sung các ràng buộc pháp lý trong văn bản thỏa thuận giữa Ngân hàng và cấp Hội, về trách nhiệm của các Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp khi để xảy ra việc Tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ Hội đoàn thể chiếm dụng vốn, vay ké…tham mưu với Chính phủ ban hành cơ chế về trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT, BGN xã, phường đối với việc thực hiện tín dụng chính sách.
2.3. Đối với UBND tỉnh TT-Huế
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Huy động nguồn lực và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội tại địa phương. Hàng năm, trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn theo các chính sách ưu đãi của địa phương.
Tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khácđể có căn cứ xác nhận đối tượng vay vốn NHCSXH.
Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chương trình tín dụng CSXH và hoạt động của NHCSXH.
Triển khai thực hiện chính sách tín dụng xã hội trên địa bàn; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt việc tham mưu cho UBND cùng cấp quản lý, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn NHCSXH; chỉ đạo Trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố phối hợp cùng NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV quản lý chặt chẽvốn tín dụng CSXH trên địa bàn.
2.4. Đối với các HĐT nhận ủy thác
Các tổ chức chính trị cần bố trí bộ phận cán bộ chuyên trách (từ tỉnh đến cơ sở) để có sự phân định rõ trách nhiệm và tập trung thực hiện tốt nội dung hợp đồng dịch vụ ủy thác đã cam kết với NHCSXH. Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới và Tổ TK&VV trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác với NHCSXH.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn hoạt động của BQL Tổ TK&VV, đáp ứng yêu cầu quản lý vốn tín dụng ngày càng tăng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đưa hoạt động của Tổ theo đúng quy chế, phát hiện, ngăn ngừa các tiêu cực. Qua việcthực hiện bình xét, xếp loại hoạt động của Tổ hàng tháng, có khen thưởng động viên nhân rộng kinh nghiệm quản lý.
Làm tốt công tác tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt các chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội. Chủ động đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, BQL Tổ TK&VVthông qua hình thức tự đào
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2010-2015, Nxb Lao động - Xã hội.
2. Chính phủ (2001), Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 về Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính,Hà Nội.
3. Chính phủ (2002), Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác,Hà Nội.
4. Chính phủ (2003), Quyết định 16/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2003 về phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH, Hà Nội. 5. Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002, về tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.
6. Chính phủ (2010), Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/7/2010 về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH, Hà Nội. 7. Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng,Nxb Thống kê TP.HCM.
8. Phan Ngọc Hà (2014), Kiểm soát nội bộ về kế toán của ngân hàng - Những vấn đề pháp lý cần hoàn thiện. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số định kỳ tháng 7 (268), trang 11-14.
9. Phan Thị Thu Hà (2002), Quản trị ngân hàng thươngmại,Nxb Thống kê.
10. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê TP.HCM.
11. NHCSXH tỉnh TT-Huế (2017), Báo cáo thường niên giai đoạn 2014-2017, TT- Huế.
12. Nguyễn Thị Minh Phương (2016), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Võ Thị Hoàng Nhi và Lê Thị Thanh Huyền (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam theo mô hình COSO, Tạp chí ngân hàng, số 14, trang 22-27.
14. NHNN Việt Nam (2000), Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25 tháng 8 năm 2000về Ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.
15. NHNN Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001
về Quy chế cho vay của tổchức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
16. NHNN Việt Nam (2004), Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004về Ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
17. NHNN Việt Nam (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011về Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
18. Lê Thị Thanh Ngân (2015), Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn Basle. Thị trường tài chính tiền tệ, số 5(422), trang 18-21.
19. Lê Quốc Nghị (2005), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tạp chí ngân hàng,số 12, trang 16-18.
20. NHCSXH Việt Nam (2016), Công văn 3815/NHCS-KHNV ngày 30 tháng 9 năm 2016 hướng dẫn tạm thời quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã,Hà Nội.
21. NHCSXH (2013), Quyết định 2312/QĐ-NHCS của NHCSXH, ngày 27/6/2013
về việc ban hành quy định về hoạt động thông tin tín dụng của ngân hàng
CSXH,Hà Nội.
22. Hoàng Đình Phi (2011, Quản trị công nghệ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 23. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6
năm 2010, Hà Nội.
24. Trung tâm đào tạo NHCSXH (2013), Tài liệu giảng dạy nghiệp vụ cho cán bộ
NHCSXH,Hà Nội.
25. Trung tâm đào tạo NHCSXH (2013), Tài liệu tập huận cán bộ tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV, Hà Nội.
26. Lương Khắc Trung (2012), Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê: Hà Nội.
27. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên