Mục tiêu phát triển cơng tác tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ đối với NGHIỆP vụ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 100)

PHẦN I MỞ ĐẦU

3.1.Mục tiêu phát triển cơng tác tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.Mục tiêu phát triển cơng tác tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế

3.1.1. Mục tiêu chung

- Về công tác nguồn vốn: Tranh thủ tối đa việc bổ sung nguồn vốn từ Hội sở

chính để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng khi có thể. Đẩy mạnh huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV, huy động tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã. Đặc biệt tích cực đề xuất HĐND, UBND cùng cấp tiếp tục bổ sung thêm nguồn vốn ủy thác từ ngân sách hàng năm, trong đó chủ động đề xuất trước và trong kỳ họp HĐND các cấp. Nguồn vốn huy động từ ngân sách địa phương phấn đấu từ nay đến 2020 bình quân tăng hàng năm 10-12 tỷ đồng.

- Về tham mưu phân giao và quản lý chỉ tiêu kế hoạch dư nợ: Kịp thời tham mưu cho Ban đại diện HĐQT các cấp phân bổ vốn theo hướng ưu tiên cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016-2020 cao, các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, huyện nghèo, xã nghèo...; ưu tiên nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm tại các vùng đơ thị hóa.

- Về giải ngân cho vay: Bám sát chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm để giải ngân nhanh kịp thời các chỉ tiêu vốn mới, đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ tiêu kế hoạch được giao ngay từ đầu năm. Việc giải ngân cho vay các chương trình tín dụng phải tuân thủ đúng quy trình, đúng đối tượng thụ hưởng. Kịp thời tổ chức triển khai tốt việc cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP và cho vay khắc phục sự cố môi trường biển theo Quyết định số 12/QĐ-TTg khi được TW bố trí vốn.

- Về công tác xử lý nợ: Chú trọng làm tốt hơn nữa công tác quản lý và xử lý nợ đến hạn, nợ rủi ro; chấm dứt tình trạng nợ quá hạn tăng đột biến sau phiên giao dịch tại xã, phấn đấu nợ quá hạn duy trì thường xuyên dưới 0,1%/tổng dư nợ. Kịp thời làm thủ tục xử lý nợ bị rủi ro theo cơ chế xử lý đã được ban hành; thực hiện tốt

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

công tác quản lý nợ đối với những khoản vay trong thời gian khoanh nợ, đồng thời kịp thời hoàn thiện thủ tục xử lý nợ sau khoanh. Rà soát, thực hiện bàn giao và nhận bàn giao đối với những hộ bỏ đi khỏi địa phương nơi vay vốn.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

Căn cứ kết quả thực hiện chiến lược phát triển NHCSXH tỉnh TT-Huế; phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục các khó khăn, tồn tại, trong cơng tác tín dụng, NHCSXH xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển đến năm 2022 như sau:

- Phấn đấu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định của Chính phủ có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp;

- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%, riêng nguồn vốn huy động từ Ngân sách địa phương bình quân hàng năm tăng 10 đến 12 tỷ đồng;

- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%, tất cả các khoản nợ đến hạn, quá hạn, nợ rủi ro bất khả kháng được xử lý kịp thời theo quy định;

- Phấn đấu tỷ lệ thu lãi bình quân các chương trình đều đạt trên 95% lãi phải thu; - Trên 98% Tổ TK&VV hoạt động được xếp loại tốt, khá; 100% Tổ TK&VV được ủy nhiệm thu tiết kiệm. Các chỉ tiêu về doanh số giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch xã đạt trên 95%;

- Thực hiện tốt công tác phối hợp, lồng ghép với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ,... nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế

3.2.1. Giải pháp xây dựng mơi trƣờng kiểm sốt tốt

Kết quả phân tích trực trạng cho thấy, mơi trường kiểm sốt tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn bộc lộ hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới để hoàn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT- Huế, cần tạo mơi trường kiểm sốt tốt bằng các giải pháp sau:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thứ nhất, thống nhất mơ hình tổ chức hoạt động của bộ máy KSNB. Phải có

quy định pháp lý về Ban kiểm sốt. Khẳng định vai trị, thẩm quyền của Ban kiểm soát, hạn chế việc Ban kiểm sốt có thể bị vơ hiệu. Kiểm sốt nội bộ có thể đặt tại các chi nhánh nhưng biên chế thuộc hội sở chính để đảm bảo tính độc lập với chi nhánh.

Thứ hai, chuẩn hóa và văn bản hóa các quy trình nghiệp vụ, phổ biến cho tồn thể nhân viên phải thực hiện đúng quy trình đó. Đồng thời liên tục đánh giá, cải tiến quy trình nghiệp vụ giúp tăng cường kiểm tra kiểm sốt hoạt động. Hồn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay.

Thứ ba, xây dựng bảng mơ tả cơng việc cho từng vị trí một cách rõ ràng,

chi tiết, phân định trách nhiệm cần đảm đương và nhiệm vụ cần thực hiện để giảm sai sót và đùn đẩy trách nhiệm khi sự cố xảy ra và làm căn cứ chấm điểm đánh giá hiệu quả cơng việc. Chính sách phát triển nguồn nhân lực để có đội ngũ cán bộ có năng lực, đạo đức nghề nghiệp, khai thác được tính năng mới của cơng nghệ cao phục vụ cho công tác quản trị. Bước đầu là nâng cao chất lượng tuyển dụng, xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn. Liên kết với các trường đại học, cao đẳng để tuyển dụng và đào tạo. Đánh giá đúng năng lực nhân viên để tạo cơ hội thăng tiến, trả lương theo hiệu quả cơng việc, đồng thời có chính sách kỷ luật, khen thưởng rõ ràng.

Thứ tư, định kỳ 1 năm một lần chi nhánh nên tổ chức kiểm tra, đánh giá lại

trình độ cán bộ đặc biệt là CBTD. Nếu kết quả khơng đạt cán bộ đó sẽ phải được đào tạo lại. Ngân hàng cũng nên giao khốn cơng việc rõ ràng đến từng cán bộ để nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong việc mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro và căn cứ vào kết quả đó để bình xét thi đua theo tháng, quý, năm. Nâng cao tính trung thực và các giá trị đạo đức nghề nghiệp của tồn thể nhân viên thơng qua việc xây dựng văn hóa ngân hàng. Trong đó cấp trên phải làm gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực, phổ biến các quy định đến mọi thành viên bằng các hình thức để nhân viên ý thức được đúng, sai. Xây dựng bộ quy

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm hạn chế hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây tổn thất cho ngân hàng, khách hàng, các bên liên quan.

Thứ năm, đặc điểm của NHCSXH là ủy thác một số công đoạn cho các đơn

vị ủy thác, trong đó có khâu bình xét đối tượng đủ điều kiện được vay vốn tại các Tổ TK&VV. Do đó ngồi tổ chức hoạt động của các phòng ban chuyên môn, NHCSXH cũng cần thường xuyên củng cố kiện toàn các Tổ TK&VV, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức nhận ủy thác và các tổ trưởng Tổ TK&VV kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng; kiểm tra, giám sát; phát hiện, phòng ngừa rủi ro; tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các đối tượng chính sách,… nhằm đảm bảo các khâu đã ủy thác cho các tổ chức xã hội được thực hiện đúng quy trình tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV, đưa tổ thành một tổ chức quy củ, có kết cấu chặt chẽ và có tính kỷ luật hoạt động cao, kết hợp việc đánh giá phân loại hàng tháng. Đào tạo, tập huấn liên tục để nâng cao năng lực cho ban quản lý Tổ TK&VV, trưởng thôn, đối tượng phục vụ.

3.2.2. Giải pháp xây dựng hệ thống nhận diện, đánh giá rủi ro hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, xây dựng mục tiêu tổng quát trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu chi

tiết cho từng bộ phận một cách rõ ràng, dễ hiểu và phổ biến rộng rãi đến từng nhân viên để họ thực sự hiểu và có căn cứ để thực hiện cơng việc. Căn cứ mục tiêu hoạt động đã đề ra nhà quản lý có thể nhận dạng, phân tích và có biện pháp phịng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.

Thứ hai, duy trì thường xuyên các buổi thảo luận, trao đổi giữa các nhân viên, các phịng ban để qua đó nhà quản lý có cái nhìn tổng thể và hiểu rõ hơn những gì đã, đang, sẽ diễn ra với đơn vị để có giải pháp, kế hoạch, quy trình cụ thể nhằm hạn chế rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Nhanh chóng triển khai hệ thống cảnh báo để ngăn chặn rủi ro, theo dõi các thay đổi rủi ro để nhận thấy các thủ tục kiểm tra kiểm sốt bị thất bại khi khơng phát hiện, ngăn chặn, phịng ngừa được rủi ro đó.

Thứ ba, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả cần chú trọng đến năm yếu tố chính con người, kiểm tra hiệu quả, chính sách và quy định, đánh giá, phối

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hợp hoạt động. Ngoài ra cũng phải quan tâm đến sự đồng thuận, thống nhất trong chính sách quản lý rủi ro, vai trị trách nhiệm giữa các bộ phận phải rõ ràng, liên tục thông tin và đào tạo các nhà quản lý, nâng cao nhận thức rủi ro cho tất cả các cán bộ thông qua các bài học thực tế xảy ra trong và ngoài đơn vị.

Thứ tư, thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, xây dựng

quy trình xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động.

3.2.3. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động kiểm soát

Duy trì hệ thống kiểm tra kiểm sốt nội hữu hiệu là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của hoạt động quản lý ngân hàng, là nền tảng cho hoạt động ngân hàng an tồn và lành mạnh, tăng tính tin cậy của các thơng tin. Hệ thống kiểm tra kiểm soát tốt giúp ngân hàng tuân thủ luật lệ, quy định của các cơ quan quản lý. Để hệ thống kiểm tra kiểm sốt thực sự có hiệu quả, ý nghĩa thì các thủ tục kiểm tra kiểm soát phải sát thực, đi vào hoạt động hàng ngày của mọi cá nhân và phải được nhà quản lý giám sát tính hiệu lực một cách liên tục. Các giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm soát cụ thể là:

Thứ nhất, chú trọng đến việc xây dựng hệ thống các văn bản nội bộ hướng

dẫn, điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ theo đặc điểm riêng của ngân hàng dựa trên các văn bản hướng dẫn của NHNN. Ngoài ra ngân hàng nên tổ chức các buổi hội thảo rà sốt, xây dựng các sơ đồ quy trình nghiệp vụ, cẩm nang hướng dẫn chi tiết các phần hành, nghiệp vụ để nhân viên dễ thực hiện. Qua quá trình lập sơ đồ quy trình nghiệp vụ giúp ngân hàng phát hiện ra rủi ro tiềm ẩn để đặt các chốt kiểm tra kiểm sốt thích hợp đồng thời sửa đổi, bổ sung thêm các chốt kiểm tra kiểm soát để tăng khả năng hỗ trợ kiểm soát tự động.

Thứ hai, tăng cường cài đặt các cơ chế kiểm tra, tự kiểm tra trên phần mềm

thực hiện các nghiệp vụ và các kênh báo cáo sự cố tại các cấp để phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời các tồn tại trong quá trình tác nghiệp. Xây dựng các chương trình hỗ trợ khai thác dữ liệu nhập để giám sát từ xa giúp cho nhà quản lý chủ động kiểm tra kiểm sốt được thơng tin, hoạt động của đơn vị.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thứ ba, phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm trên nguyên tắc không để một cá nhân thực hiện tất cả các bước của một quy trình nghiệp vụ. Điều này làm giảm thiểu cơ hội dẫn đến sai sót, nguy cơ xảy ra gian lận do cá nhân có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát đã lạm dụng quyền hạn hoặc nhân viên thông đồng với nhau hoặc bộ phận bên ngoài đơn vị.

Thứ tư, vấn đề quan trọng, then chốt nhất trong hoạt động kiểm tra kiểm sốt

chính là con người. Ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống tuyển dụng chặt chẽ, tập huấn đào tạo nghiệp vụ thường xuyên kết hợp với việc kiểm tra kiểm soát, giám sát chặt chẽ. Xây dựng cơ chế tố giác bí mật giúp nhà quản lý phát giác được cán bộ tha hóa, biến chất, gian lận.

Thứ năm, dựa trên danh mục các rủi ro được tổng hợp, ngân hàng xây dựng

chương trình kiểm sốt rủi ro và phổ biến tới nhân viên các cấp. Đặt các chốt kiểm tra kiểm soát chặt chẽ ở các khâu trong quy trình cấp tín dụng, tránh rủi ro, sai sót xảy ra. Phải có sự thống nhất và phân định rõ ràng trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp trong việc xét duyệt danh sách đối tượng là hộ nghèo, đối tượng chính sách. Tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện HĐQT để giảm bớt các sai sót và chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện lệch lạc trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Thiết lập các bước kiểm tra kiểm soát chéo.

Thứ sáu, tăng cường ứng dụng tin học trong công tác quản trị điều hành, xây

dựng cơ chế giám sát tự động, thường xuyên, liên tục, hoạt động thống nhất có khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai sót phát sinh.

Thứ bảy, nghiên cứu hồn thiện mơ hình tổ chức và chức năng của Ban kiểm

soát thuộc HĐQT và Ban kiểm tra nội bộ thuộc Tổng Giám đốc đảm bảo sự phối hợp hài hòa, tránh chồng chéo để hạn chế tối đa rủi ro kiểm tra kiểm soát. Về lâu dài xây dựng Ban kiểm soát độc lập với HĐQT và Tổng Giám đốc để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của cơ chế giám sát. Tăng thêm biên chế làm cơng tác kiểm tra kiểm sốt cho phịng giao dịch.

3.2.4. Giải pháp đầu tƣ mở rộng hệ thống thông tin và truyền thông

Thứ nhất, xây dựng hệ thống văn bản, quy định của nhà nước, ngành, nội bộ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nhân viên mọi cấp đều có thể chủ động tìm kiếm các văn bản, quy định liên quan đến phần hành nhiệm vụ được giao. Hệ thống này được cập nhật kịp thời tất cả các văn bản phát sinh để hàng ngày cán bộ có thể tự truy cập và nhận các công văn liên quan. Đồng thời minh bạch thơng tin nội bộ như các quy định, chính sách, chỉ thị của cấp trên để tất cả các nhân viên đều hiểu rõ và thực thi đúng.

Thứ hai, xây dựng kho dữ liệu chung, có giới hạn quyền hạn truy cập. Kho

dữ liệu này bao gồm các thông tin về khách hàng, tài chính, hoạt động của ngân hàng. Căn cứ kho dữ liệu này ngân hàng xây dựng hệ thống thông tin báo cáo, hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc kiểm tra kiểm soát, cảnh báo chênh lệch giữa hoạt động thực tế và kế hoạch thông qua các chỉ tiêu báo cáo để nhà quản lý kịp thời đưa ra các quyết định. Vì tính quan trọng nên kho dữ liệu này phải được lắp đặt hệ thống bảo vệ để tránh sự truy cập của các đối tượng với mục đích lợi dụng và được lưu trữ cẩn thận đảm bảo khơi phục được khi có sự cố mất thơng tin, phải đáng tin cậy, phải được kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra liên tục. Việc gian lận thông tin của nhân viên ngân hàng sẽ dẫn đến những tổn thất không thể lường trước được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong mỗi cán bộ trong NHCSXH và các bên liên quan đến hoạt động ủy thác với NHCSXH. Xây dựng kênh thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ đối với NGHIỆP vụ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 100)