Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ đối với NGHIỆP vụ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 94 - 96)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3. Đánh giá chung về cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tạ

2.3.2. Những tồn tại hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh TT-Huế vẫn còn bộc lộ những hạn chế như:

Thứ nhất, mơi trường KSNB cịn nhiều yếu tố khơng thuận lợi cho cơng tác kiểm sốt nội bộ như: Thành viên Ban đại diện HĐQT chủ yếu là kiêm nhiệm nên

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

chưa thực hiện hết quyền hạn và chức năng của mình. Đa số những vấn đề phát sinh tại ngân hàng phải được sự cho phép của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính. Điều này gây khó khăn cho cơng tác kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm sốt quản lý bởi trách nhiệm quyết định khơng thuộc phạm vi nội bộ của ngân hàng. Bộ phận kiểm sốt nội bộ có mặt tại các chi nhánh mức độ độc lập khách quan không cao do chịu ảnh hưởng, chi phối bởi chi nhánh. Do đó, chưa đạt mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Điều này có nguy cơ dẫn đến rủi ro kiểm soát.

Thứ hai, chưa văn bản hóa đầy đủ các quy trình hoạt động và phân công trách nhiệm. Đa số các văn bản được ban hành về các quy trình nghiệp vụ chính tuy nhiên chưa cụ thể, chi tiết. Bên cạnh đó chưa quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, công việc của nhân viên, đặc biệt là quy định nhiệm vụ tạm thời cho nhân viên làm thay nhân viên nghỉ phép hay nghỉ việc vì thế nhân viên khơng có cơ sở thực hiện tốt cơng việc, khó nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Thứ ba, sự yếu kém về nguồn lực con người và thiết bị đã hạn chế khả năng

KSNB. Trình độ của cán bộ làm cơng tác kiểm sốt không theo kịp sự phát triển khá nhanh của các hoạt động ngân hàng. Kiểm soát viên chưa được đào tạo bài bản, thiếu kinh nghiệm, sự cả nể … đã làm vơ hiệu hóa hoạt động giám sát và KSNB. Số lượng cán bộ làm cơng tác kiểm sốt có dấu hiệu thiếu hụt do đặc thù của công việc như cần sự tỉ mỉ, cẩn thận, nhàm chán, đi lại nhiều, va chạm; Chế độ dành cho cán bộ kiểm sốt khơng cao.

Thứ tư, nhận thức của cán bộ cấp cơ sở, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong hoạt động vay vốn chưa được quy định rõ ràng. Một số BGN, cấp hội, Tổ TK&VV vẫn coi việc cho vay là của NHCSXH nên trách nhiệm khơng cao, bình xét sai đối tượng, nể nang, không phân vốn đến cơ sở, chính quyền địa phương không nắm được đối tượng vay vốn, đầu tư vốn vào đâu.

Thứ năm, công tác nhận diện đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế, bởi khối lượng khách hàng lớn, thực hiện quản lý khách hàng thông qua các Tổ TK&VV, các hội đoàn thể nên các đánh giá mang tính định tính chất lượng khách hàng, chất lượng khoản vay có khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tế.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thứ sáu, hoạt động kiểm soát chưa được thiết lập đầy đủ, chưa làm tốt chức

năng ngăn chặn và giám sát mà mới chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý các vấn đề đã phát sinh. Cơ chế kiểm soát quá tập trung vào các cuộc kiểm tra đột xuất trong khi đáng ra cơ chế kiểm tra thường xuyên cần được thực hiện.

Thứ bảy, chưa quan tâm đến việc cải tiến và phát triển hệ thống thông

tin, việc thu thập thơng tin từ bên ngồi hạn chế, hệ thống nhận diện, cảnh báo rủi ro chưa hiệu quả. Chưa quan tâm nhiều đến việc nhận thông tin phản hồi thông qua các cuộc thăm dị ý kiến, góp ý… Vì vậy, các cấp lãnh đạo sẽ khơng có thơng tin đánh giá về việc điều hành để có biện pháp điều chỉnh, thay đổi thích hợp, nhân viên không mạnh dạn đưa ra ý kiến sáng tạo, cải tiến, những nghi ngờ về sai phạm.

Thứ tám, cơng tác kiểm tốn nội bộ chủ yếu vẫn là kiểm tra tính tuân thủ

của nhân viên đối với các quy định của Nhà nước và ngân hàng, tìm ra những gian lận, sai sót đã phát sinh. Trong khi đó vai trị quan trọng của kiểm tốn nội bộ là đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB và đưa ra đề xuất cải tiến thì lại bị lãng quên. Hình thức và phương thức đơn thuần sử dụng phương pháp định tính. Phương pháp định lượng bằng cách tính tốn các chỉ số chưa được áp dụng nhiều.

- Thứ chín, trình độ cán bộ làm cơng tác kiểm tốn nội bộ khơng theo kịp sự phát triển quá nhanh của các hoạt động kinh doanh ngân hàng, hầu hết kiểm tra theo phương pháp truyền thống như rà sốt, đối chiếu chưa có khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động, kỹ năng, kinh nghiệm kiểm soát. Thiếu hụt về nguồn nhân lực trong cơng tác kiểm tốn nội bộ ngân hàng và cá biệt có trường hợp cán bộ kiểm sốt kiểm tra đúng đơn vị mình đã từng làm việc, thậm chí kiểm tra cả những gì mình đã từng làm, từng chỉ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ đối với NGHIỆP vụ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)