Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 52)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.3. Bài học kinh nghiệm

* Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài

VSATTP đang là đề tài nóng bỏng của chúng ta hiện nay, từ kinh nghiệm quản lý VSATTP của EU, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong vấn đề này là:

Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống kiểm soát thực phẩm theo nguyên tắc: phân tích mối nguy, tiếp cận quản lý hệ thống “ngăn ngừa, phòng chống, kiểm soát và xử lý” và kiểm soát toàn bộ chu trình thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”.

Thứ hai, nhất thiết phải xây dựng được hệ thống quy định pháp luật đồng bộ từ các biện pháp VSATTP đến các biện pháp kiểm dịch động vật theo tiêu chuẩn chung quốc tế (có tính đến điều kiện cụ thể của đất nước). Hệ thống này phải đầy đủ trên các khía cạnh về luật thực phẩm, phụ gia thực phẩm, vấn đề hoá chất bảo vệ thực vật, vấn đề kiểm dịch và việc cụ thể hoá các quy định pháp luật bằng những biện pháp cụ thể trong từng hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, lưu thông thực phẩm đóng vai trò quan trọng khi thực thi chúng.

Thứ ba, trên cơ sở nguyên tắc tiếp cận hệ thống và toàn bộ chu trình thực phẩm, xây dựng bộ máy quản lý và kiểm soát VSATTP, phân công trách nhiệm các bộ ngành, địa phương liên quan và cơ chế phối hợp giữa chúng bởi năng lực của bộ máy là yếu tố quyết định hiệu quả công tác quản lý thực phẩm.

Thứ tư, công tác thanh tra là biện pháp quan trọng nhất trong kiểm soát thực phẩm, vì vậy cần có một đội ngũ thanh tra đủ lớn và bảo đảm đủ năng lực chuyên môn mới kiểm soát và xử lý được tất cả các khâu của chu trình thực phẩm.

Thứ năm, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn VSATTP mang tính khả thi, hiệu quả cao trong phòng ngừa và xử lý khắc phục những vi phạm an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đặc biệt là phù hợp về mức thu nhập và tập quán ăn uống. Tuy nhiên, trong công tác xây dựng tiêu chuẩn vẫn cần lấy chuẩn quốc tế làm cơ sở để từng bước điều chỉnh quy định trong nước, nhất là các quy định liên quan đến thực phẩm xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu.

Thứ sáu, xác định hệ thống HACCP là điều kiện tiên quyết để thâm nhập được vào thị trường quốc tế, phát triển kinh doanh, do đó các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu cần hết sức chú trọng điều này.

Thứ bảy, hệ thống kiểm nghiệm, phân tích thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính chính xác, khoa học của hoạt động thanh tra, kiểm tra chất

lượng VSATTP để từ đó rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định cho phù hợp thực tế, vì vậy Việt Nam nhất thiết cần xây dựng, quy định cụ thể chức năng, quyền hạn của các phòng thí nghiệm, hệ thống phòng phân tích chuẩn kiểm nghiệm chất lượng VSATTP ở trung ương và các trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh.

Thứ tám, hoàn thiện hệ thống phân phối và bán lẻ trong nước để không bỏ sót một loại thực phẩm nào cho người dân mà không được kiểm soát chất lượng VSATTP.

Thứ chín, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về nguy cơ ngộ độc thực phẩm, sự lan truyền bệnh dịch trong nhân dân. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực VSATTP như tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh lây truyền qua biên giới.

* Bài học kinh nghiệm từ các địa phương trong nước

- Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh liên tiếp xảy ra các

vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô ngày càng rộng, tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cũng tăng cao, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của con người, mà còn thiệt hại về kinh tế đối với cá nhân người mắc bệnh, gia đình họ và cả cộng đồng. Các bệnh này đã tạo ra một gánh nặng lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và giảm đáng kể năng suất kinh tế. Chính vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là một trong những vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thế kỷ 21.

- Các cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ này cần đẩy mạnh

các hoạt động (thanh tra, kiểm tra, giám sát; thông tin, truyền thông, giáo dục), nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, chế biến và người tiêu dùng, góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm xẩy ra, tăng cường bảo vệ sức khỏe nhân dân, từng buớc nâng cao chất lượng cuộc sống. Xây dựng mô hình điểm chợ điểm về VSATTP, khuyến khích người dân sản xuất, chăn nuôi sạch bằng cách quy hoạch các điểm trồng rau sạch và xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn.

Hiện nay tỉnh Bắc Ninh cũng như nhiều tỉnh trong cả nước đã có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, tập trung ở khu vực thành phố Bắc Ninh và một số thành phố. Trong tương lai hai điểm này sẽ cung cấp rau xanh cho toàn thành phố.

Thành phố Bắc ninh là một thành phố có rất nhiều khu công nghiệp phát triển, nhiều làng nghề truyền thống, nhiều lễ hội hàng năm, thu hút số lượng lao

động lớn đến làm việc, thăm quan. Đảm bảo VSATTP để hạn chế ngộ độc thực phẩm xẩy ra trong các bếp ăn tập thể và trong dịp lễ hội truyền thống, luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xây dựng các mô hình điểm về VSATTP là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này. Hiện tại, thành phố Bắc Ninh vẫn chưa thực hiện xây dựng được mô hình tiên tiến về VSATTP, chưa có lò giết, mổ gia súc tập trung việc quy hoạch 2 điểm trồng rau sạch cũng chưa thực hiện được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)