Nguyên tắc quảnlý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nguyên tắc quảnlý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010, nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Quản lý an toàn thực phầm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1.4.1. Xây dựng bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP đến nay đã được xây dựng hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.

Bố trí nguồn lực cho bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Đến nay, hệ thống quản lý nhà nước về VSATTP đều được trang bị các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động như: máy tính, laptop, Projector, màn chiếu, máy ảnh, máy quay, bộ tuyên truyền.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh ăn uống việc trang bị các thiết bị, máy móc phù hợp trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, phản ánh tính chính xác, giúp cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.

Hệ thống phòng kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm trung ương và trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố được trang bị máy móc hiện đại. Các phòng kiểm nghiệm này phần lớn được công nhận đạt chuẩn ISO 17025, thường xuyên tham gia các chương trình kiểm nghiệm thành thạo với các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia và quốc tế đạt kết quả tốt, nâng cao kết quả kiểm nghiệm.

2.1.4.2. Vận dụng, ban hành hệ thống chính sách pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định về chứng nhận y tế trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1.4.3. Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền và phổ biến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSTP theo các hình thức sau:

+ Đào tạo chứng chỉ. + Đào tạo thường xuyên.

+ Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

+ Đào tạo sau đại học về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thông vào các dịp cao điểm.

- Tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp quy định về điều kiện VSATTP cho các nhóm đối tượng là cơ sở sản xuất, chế biến và người tiêu dùng.

- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1.4.4. Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các cơ sở, các nhà máy sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này.

Quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Bước 1: Tổ chức, cá nhân đến lấy mẫu hồ sơ;

Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;

Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định là cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;

Bước 4: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho tổ chức, cá nhân.

Chú ý: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

2.1.4.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong phạm vi ngành y tế thành phố

Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước, luôn thể hiện quyền lực của nhà nước, và là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra như một tác động tích cực nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm, để thực hiện đúng các quy định của luật pháp.

Đối với lĩnh vực ATVSTP, thanh tra là để đánh giá thực trạng việc bảo đảm ATVSTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố, đánh giá thực trạng về chất lượng VSATTP của một số nhóm mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm phát hiện và cảnh bảo các mối nguy ảnh hưởng đến ATVSTP. Thông qua việc thanh tra tại các cơ sở thực phẩm và xem xét các hồ sơ liên quan từ đó tiến hành đánh giá công tác quản lý của các

cơ quan quản lý nhà nước về ATVSTP các cấp trong việc quản lý và cấp các giấy tờ liên quan đến ATVSTP (Trần Quang Trung, 2013).

2.1.4.6. Công tác giám sát, điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm

Giám sát, điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm là vấn đề rất quan trọng. Thực hiện tốt công tác giám sát, điều tra và xử lý NĐTP góp phần kiểm soát, giảm thiểu khả năng và những thiệt hại do NĐTP gây ra, đồng thời sớm có những biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Hệ thống giám sát NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm từ thành phố đến cơ sở được thành lập và duy trì hoạt động, cảnh báo được các nguy cơ về ATTP. Các cơ quan chuyên môn đã triển khai thực hiện các hoạt động giám sát tình hình ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật để phân tích tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, có biện pháp giải quyết kịp thời các hậu quả do ngộ độc thực phẩm gây ra (Trần Quang Trung, 2013). 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1.5.1. Chính sách, pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm

Chính sách, pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hệ thống từ trung ương đến địa phương. Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là lĩnh vực rộng, trong quá trình hoạt động có nhiều sự việc phải giải quyết. Với hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống sẽ triệt để và nhanh chóng kịp thời.

2.1.5.2. Nguồn nhân lực làm công tác Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm làm trong các cơ quan từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Chính phủ, Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm, UBND tỉnh/thành phố, Sở y tế tỉnh/thành phố, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố, UBND các quận thành phố, Trung tâm Y tế các quận thành phố, UBND các xã, phường, trạm y tế các xã, phường cán bộ chuyên trách, CTV ATTVSATP các xã, phường.

Cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là toàn bộ những người được phân công làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện thông qua bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà họ được đào tạo. Việc phân công nhiệm vụ phù hợp hay không phù hợp với chuyên môn được đào tạo cũng ảnh hưởng đến kết quả công việc được giao.

Ngoài ra ý thức trách nhiệm đối với công việc của người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc có chuyên môn thì ý thức trách nhiệm quyết định chính trong việc hoàn thành nhiệm vụ hay không và hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào (Nguyễn Công Khẩn, 2011). Một số chỉ tiêu thể hiện trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Số lượng cán bộ.

- Trình độ chuyên môn được đào tạo.

- Kết quả công tác của mỗi cán bộ.

Nguồn nhân lực là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi lẽ yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong sự thành công của mọi vấn đề. Khi đã sử dụng yếu tố con người hợp lý với năng lực, sở trường với chuyên môn của họ thì mới đạt được mục đích và nâng cao kết quả trong công việc nói chung và trong quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng (Nguyễn Công Khẩn, 2011).

2.1.5.3. Trang thiết bị và phương tiện

Đến nay, hệ thống quản lý nhà nước về VSATTP đều được trang bị các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động như: máy tính, laptop, Projector, màn chiếu, máy ảnh, máy quay, bộ tuyên truyền.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm việc trang bị các thiết bị, máy móc phù hợp trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, phản ánh tính chính xác, giúp cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.

Hệ thống phòng kiểm nghệm của Viện kiểm nghiệm trung ương và trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố được trang bị máy móc hiện đại. Các phòng kiểm nghiệm này phần lớn được công nhận đạt chuẩn ISO 17025, thường xuyên tham gia các chương trình kiểm nghiệm thành thạo với các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia và quốc tế đạt kết quả tốt, nâng cao kết quả kiểm nghiệm (Nguyễn Công Khẩn, 2011).

2.1.5.4. Sự phối hợp của cơ quan Quản lý Nhà nước

Liên kết, phối kết hợp là cùng nhau làm việc theo một kế hoạch chung để đạt mục đích chung. Đó là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Bởi lẽ mỗi người, mỗi đơn vị chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, không thể bao quát tất cả các lĩnh vực. Cơ quan y tế trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan thường trực, đầu mối của ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP. Vì vậy giữa cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm với các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp với nhau để việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đạt được kết quả tốt, thông qua các cuộc thanh tra liên ngành được tổ chức thường xuyên, liên tục vào các dịp cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán, tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tết Trung thu hay thanh tra theo chuyên đề phối kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu khoa học hay trong hoạt động kiểm nghiệm. Thường xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thông tin như: Đài, báo, truyền hình đưa tin các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật (Nguyễn Công Khẩn, 2011).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.2.1. Thực tiễn ở nước ngoài 2.2.1. Thực tiễn ở nước ngoài

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan được ban hành lần đầu tiên vào năm 1963, sau đó được sửa đổi vào năm 1978. Pháp lệnh gồm có 8 chương với 78 điều quy định vê; Hội đồng thực thẩm; xin cấp giấy phép và cấp giấy phép; trách nhiệm của người được cấp phép liên quan đến thực phẩm; việc kiểm soát thực; vấn đề đăng ký và quảng cáo thực phẩm; cán bộ có thẩm quyền về an toàn thực phẩm; việc đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép; các chế tài xử phạt. Theo Pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan, một số vấn đề về an toàn thực phẩm được quy định như sau:

- Về phạm vi điều chỉnh

Theo quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh thực phẩm Thái Lan thì Pháp lệnh này điều chỉnh đối với những thứ có thể ăn được và duy trì sự sống, bao gồm: chất không kể hình dạng có thể dùng để ăn, uống, ngậm hoặc đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc đường khác nhưng không bao gồm thuốc, các chất an thần, chất gây nghiện; chất có ý định sử dụng hoặc xây dựng như thành phần trong sản xuất thực phẩm bao gồm phụ gia thực phẩm, chất tạo màu hay chất tạo mùi.

- Về phân công cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan quy định rõ Bộ Y tế công cộng chịu trách nhiệm quản lý đối với công tác an toàn thực phẩm (Điều 5- Pháp lệnh Thái Lan). Theo đó, Bộ trưởng Bộ y tế công cộng được uỷ quyền quy định về: thực phẩm được kiểm soát và thực phẩm khác với thực phẩm được kiểm soát; tỷ lệ các thành phần được sử dụng trong sản xuất thực phẩm; nguyên tắc, điều kiện và phương pháp của việc sử dụng các chất bảo quản và các phương pháp bảo quản, pha trộn tạo màu hoặc các chất khác có trong thực phẩm; chất lượng và tiêu chuẩn bao bì và việc sử dụng bao bì; các phương pháp sản xuất, dụng cụ và thiết bị xây dựng trong sản xuất và bảo quản thực phẩm; thực phẩm bị cấm sản xuất, nhập khẩu hay bán; các nguyên tắc, điều kiện và phương pháp kiểm tra, bảo quản, lưu giữ và phân tích thực phẩm; yêu cầu về nhãn, nội dung ghi nhãn, điều kiện và cách trình bày nhãn, các nguyên tắc và phương pháp quảng cáo trên nhãn mác (Điều 6- Pháp lệnh Thái Lan).

- Về vấn đề kiểm soát thực phẩm

Theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan thì không ai được sản xuất, nhập để bán hoặc phân phối thực phẩm không sạch, thực phẩm giả mạo, thực phẩm không đủ tiêu chuẩn, thực phẩm khác với thực phẩm đã được Bộ trưởng Bộ y tế công cộng quy định (Điều 25). Trên cơ sở 4 loại thực phẩm này, pháp lệnh cũng đã mô tả đối với từng loại thực phẩm cụ thể. Tuy nhiên, việc mô tả này chỉ dừng ở chỗ mô tả chung mà không quy định rõ các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể (các Điều 26, 27, 28 và 29 pháp lệnh Thái Lan).

- Về vấn đề thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm

Để bảo đảm cho công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan trao cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm những thẩm quyền nhất định. Cụ thể, khi thực hiện nhiệm vụ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)