VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH 4.3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Nâng cao năng lực quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Mục tiêu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Bắc Ninh được đầu tư xây dựng cơ sử hạ tầng và cung cấp các trang thiết bị thiết yếu, 100% các nhóm sản phẩm thực phẩm có quy chuẩn kỹ thuật được cập nhật, hài hòa và phù hợp với phân công quản lý nhà nước, trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Mục tiêu 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩn, 80% người quản lý, 70% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm. Sẽ duy trì tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản. Mục tiêu đặt ra 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, thủy sản thực phẩm được kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo các Thông tư quy định về kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản v.v. Tiến hành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, liên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, kiểm tra từ gốc tại các nước xuất khẩu nông lâm thủy sản vào Việt Nam theo quy định tại các thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm ngành công thương: Mục tiêu 80% cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm trong diện quản lý được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, 100% cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm công nghiệp được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP) và HACCP v.v
4.3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Để nâng cao hiệu quả quản lý VSATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thì những vấn đề cần phải can thiệp hiện nay chủ yếu là tăng cường truyền thông các kiến thức, quy định bảo đảm VSATTP cho người sản xuất, chế biến, người tiêu dùng, quản lý chặt chẽ cả dây truyền thực phẩm với sự phối hợp của các ngành và sự tham gia của cả cộng đồng. Trong việc truyền thông, cần chú trọng cung cấp các thông tin hữu ích như: đưa tin về thực trạng, hướng dẫn chọn lựa thực phẩm an toàn, các thông tin về các loại hóa chất có trong thực phẩm, đưa tin về kiểm ra, xử lý vi phạm, thực trạng, hướng dẫn chọn lựa thực phẩm an toàn, các thông tin về các loại hóa chất có trong thực phẩm. Những vấn Nhà nước cần ưu tiên giải quyết là phải tăng cường thanh kiểm tra, giám sát cả quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông; quản lý tốt các nguyên lưu liệu đầu vào, phụ gia thực phẩm, các hóa chất và thuốc dùng trong nông nghiệp. Song song với vấn đề đó, các cơ quan quản lý cần phải tập huấn, hướng dẫn cho người sản xuất, dịch vụ ăn uống về quy trình sản xuất thực phẩm an toàn, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Một vấn đề quan trọng khác là cần phải xây dựng và hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh.
4.3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách
- Các văn bản hướng dẫn đã ban hành còn nhiều chồng chéo, bất cập: Một cơ sở thực phẩm do nhiều ngành cùng quản lý thì khó thống nhất, gây chồng chéo, khó
thực hiện. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
- Rà soát và tổ chức xây dựng mới, chuyển đổi để hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo phủ kín toàn bộ chuỗi quản lý theo phân công, đảm bảo hài hòa với các quy định quốc tế và phù hợp với thực tế sản xuất của Việt Nam.
- Nghiên cứu, đề nghị cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của ngành Y tế như thu phạt, thu lệ phí về VSATTP phải có cơ chế trích lại một phần kinh phí để hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống quản lý VSATTP và phục vụ công tác chuyên môn.
- Xây dựng văn bản quy định về trang phục, chế độ cho cán bộ thanh tra chuyên ngành về VSATTP.
4.3.2.2. Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP chưa hình thành đồng bộ từ tỉnh đến địa phương, do đó chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động thanh kiểm tra. Cần bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về VSATTP đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ.
- Xây dựng kế hoạch quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành VSATTP hàng năm nhằm đáp ứng được khối lượng công việc và phù hợp với mức độ gia tăng, phát triển của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh ăn uống, thực phẩm.
- Bổ sung các chức danh còn thiếu đối với Chi cục ATVSTP.
- Bổ sung đội ngũ cộng tác viên cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Đào tạo nâng cao trình độ, hiểu biết và thực hành của đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP tại cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Đào tạo nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các kiểm nghiệm viên ở tuyến thành phố, đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của thanh tra viên, kiểm tra viên trong sử dụng trang thiết bị.
- Đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP trong những trường hợp khẩn cấp.
Xác định việc cung cấp thông tin các vụ việc vi phạm là hết sức quan trọng vì vậy trong thời gian tới cần lập đường dây nóng cung cấp thông tin về vi phạm ATTP qua đó khi mọi người tiêu dùng phát hiện các hành vi vi phạm cung cấp kịp thời cho lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xử lý, nhờ vậy trong năm qua người tiêu dùng đã tố giác hàng trăm vụ vi phạm, hỗ trợ rất lớn trong việc kiểm tra xử lý.
- Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cộng đồng dân cư để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác ATTP đến đông đảo quần chúng nhân dân, để người dân không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ vận động, thuyết phục thu nạp, tập hợp đội ngũ “Cộng tác viên ATTP” trực tiếp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn, cách nhận biết thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, tạo ra mạng lưới công tác viên ATTP rộng khắp toàn thành phố. Đồng thời đội ngũ cộng tác viên ATTP đã tuyền truyền vận động người dân tẩy chay thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Giải pháp về cập nhật thông tin công khai các hành vi vi phạm, khuyến cáo người tiêu dùng.
Cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm vi phạm về vệ sinh ATTP và các hình thức xử lý, cơ quan QLNN phối hợp với các cơ quan truyền hình, báo chí tăng cường các bài viết, chuyên mục về ATTP, đưa tin, tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời về thực phẩm an toàn, nhất là các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và đặc biệt là các vụ việc vi phạm ATTP, để khuyến cáo cho người tiêu dùng cập nhật được thông tin, biết lựa chọn ở đâu kinh doanh thực phẩm sạch, ở đâu kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, để sử dụng tiêu dùng hoặc tẩy chay (trong thực tế triển khai chúng tôi tiến hành kiểm tra xử lý hàng trăm vụ việc vi phạm ở nhiều nhà hàng, khách sạn, có nhiều vụ xử phạt hàng trục triệu đồng, các cơ sở vi phạm đều chấp nhận nộp phạt nhưng sợ nhất là đưa lên truyền hình, báo chí, thì sau này các nhà hàng khách sạn này sẽ không có khách đặt ăn uống, cưới hỏi, sinh nhật, hội họp .v.v). Đây có thể nói là giải pháp hiệu quả nhất.
4.3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm về vệ sinhan toàn thực phẩm
* Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thanh tra giám sát
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý cấp thành phố về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhanh chóng kiện toàn và ổn định tổ chức thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về VSATTP.
- Công tác thanh kiểm tra cần được xây dựng kế hoạch cụ thể, khi triển khai cần thực hiện theo nguyên tắc:
+ Tăng cường kiểm tra cơ sở thực hiện không tốt, cơ sở vi phạm, cả về tần suất/năm, và kiểm tra toàn diện, chi tiết, các cơ sở thực hiện tốt sẽ ít kiểm tra hơn.
+ Đối với cơ sở kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên.
+ Đối với các lễ hội có ăn uống cần có cán bộ theo dõi, kiểm tra trong cả giai đoạn từ khâu chuẩn bị đến lúc ăn uống.
- Các đơn vị quản lý phải thiết lập hồ sơ cơ sở thực phẩm trên địa bàn phụ trách và xác định tần suất thanh, kiểm tra đối với mỗi cơ sở.
+ Đối với thanh, kiểm tra liên ngành cần tập trung vào các cơ sở thực phẩm chưa được quản lý VSATTP, đưa các cơ sở này vào diện quản lý về VSATTP.
+ Cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng VSATTP của thực phẩm chế biến đưa từ ngoài vào thị trường trong thành phố, đặc biệt là sản phẩm của cơ sở nhỏ, chưa có thương hiệu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kết hợp giữa kiểm tra, xử lý và thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các địa phương để xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm (ngoài hình thức xử phạt bằng tiền có thể đình chỉ hoạt động kinh doanh các cửa hàng ăn uống, giết mổ gia súc gia cầm tái phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm).
- Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP. Hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong trường hợp xảy ra NĐTP nhằm báo cáo nhanh và tìm ra nguyên nhân chính xác.
* Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm
UBND tỉnh, các ngành chức năng đã xây dựng kế hoạch chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm cụ thể như: Kế hoạch số 86/KH- UBND ngày 31/3/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh về tháng hành động ATTP năm 2016; Kế hoạch số 114/KH-BCĐ 389 ngày 20/4/2016 của Ban Chỉ đạo 389 thành phố Bắc Ninh về việc tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống sản xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 02/8/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; Kế hoạch số 507/KH-BCĐ ngày 31/3/2016 của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP tỉnh về hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016; đặc biệt ngành Công Thương đã có Kế hoạch số 04/KH-SCT ngày 04/01/2016 về đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó giao cho bộ phận chuyên môn rà soát tham mưu phương pháp, xây dựng cẩm nang chuyên sâu kiểm tra lĩnh vực ATTP, kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Nhờ vậy kết quả bước đầu thu được rất khả quan, nhiều vụ việc phát hiện có hành vi vi phạm lớn, xử lý nghiêm, có tính lan tỏa răn đe cao, do đó tình hình chấp hành về ATTP được nâng lên một bước, từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong kinh doanh thực phẩm.
4.3.2.4. Nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn vốn phục vụ quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
* Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩmtại các cơ sở kinh doanh ăn uống.
- Nâng cấp cơ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc, kiểm tra, thanh tra, bổ sung trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm hiện tại đáp ứng yêu cầu trở thành các phòng kiểm chứng cấp quốc gia.
- Bổ sung trang thiết bị cần thiết cho đội ngũ cộng tác viên cơ sở nhằm đáp ứng thu nhập nhanh và chính xác thông tin, mẫu thức ăn trong các trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Xây dựng cơ chế gắn kết các phòng kiểm nghiệm trong ngành; tận dụng trang thiết bị, tay nghề kiểm nghiệm viên, hiệu quả sử dụng thiết bị, máy móc
* Huy động nguồn lực từ bên ngoài tham gia QLNN về ATVSTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống.
* Nâng cao kiến thức hiểu biết, thực hành, của các chủ cơ sở kinh doanh ăn uống. 4.3.2.5. Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông
Giáo dục truyền thông được coi là nhiệm vụ trung tâm, đi trước một bước và xuyên suốt trong các hoạt động quản lý vì chất lượng VSATTP.
Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về kiến thức, hiểu biết an toàn vệ sinh thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất , kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.
Bằng các hình thức trực tiếp hay gián tiếp, cơ quan quản lý nhà nước cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các hình thức trực tiếp hay gián tiếp truyền đạt cho cơ sở sản xuất kinh doanh ăn uống thực phẩm về nội dung chính sách pháp luật liên quan, đồng thời để các cơ sở sản xuất kinh doanh ăn uống thực phẩm hiểu và triển khai thực hiện theo mục đích, nội dung quy định.
Cập nhật đầy đủ các quy định của nhà nước về vấn đề đảm bảo ATTP xây dựng cẩm nang. Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền đến từng người tiêu dùng và cơ sở sản xuất kinh doanh như: phát tờ rơi, in băng đĩa, pha nô, áp phích. Tận dụng tối đa hệ thống thông tin, truyền thông sẵn có ở địa phương, xã phường tổ chức một cách thường xuyên, liên tục; đặc biệt đưa công tác giáo dục truyền thông về ATTP vào các dịp lễ, tết, các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội hàng năm của đất nước, của tỉnh. Phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện