Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý nhà nướcvề an toàn thực phẩm trên
4.2.4. Nhận thức của người tiêu dùng
* Hiểu biết của người dân về an toàn thực phẩm
Bảng 4.21. Hiểu biết của người dân về an toàn thực phẩm
Nội dung đánh giá Số lượng
(người)
Tỷ trọng (%)
Tổng số mẫu lấy ý kiến 90
Thực phẩm không có hóa chất vượt quá giới
hạn cho phép 72 80,00
Thực phẩm sạch và tươi 82 91,11
Thực phẩm không ôi thiu, dập nát 70 77,77
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
Bảng 4.21 cho thấy, hầu hết người chế biến tại nhà hàng quán ăn đều biết đến khái niệm thực phẩm an toàn, trong đó biết về thực phẩm sạch và tươi chiếm tỷ lệ cao nhất (91,11%).
* Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây ra thực phẩm không an toàn Bảng 4.22. Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây ra thực phẩm không
an toàn
Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Thực phẩm bị ô nhiễm bởi sinh học 63 70,00
Thực phẩm bị ô nhiễm bởi hoá học 72 80,00
Thực phẩm bị ô nhiễm bởi vật lý 24 26,67
Không biết 20 22,22
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
Đa số người kinh doanh thực phẩm hiểu được nguyên nhân gây ra thực phẩm không an toàn, trong đó số người hiểu do thực phẩm bị ô nhiễm bởi tác nhân hóa học chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), do tác nhân vật lý còn ở mức thấp (26,67%), đặc biệt vẫn còn 22,22% số người không biết về nguyên nhân gây ra thực phẩm không an toàn.
Bảng 4.23. Hiểu biết của người dân về tác hại của thực phẩm không an toàn Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Nôn mửa 86 95,56
Tiêu chảy 88 97,78
Gây các bệnh mãn tính (suy gan, thận, ung
thư, độc thần kinh) 43 47,78
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
Đối với tác hại của thực phẩm không an toàn, hầu hết mọi người chỉ biết đến biểu hiện cấp tính thông thường như nôn mửa (95,56%), tiêu chảy (97,78%), còn các ảnh hưởng mạn tính như suy gan thận, ung thư, gây độc thần kinh thi được ít người biết đến (47,78%).
* Kiến thức về các thông tin trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn
Bảng 4.24. Kiến thức về các thông tin trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn
Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Mẫu điều tra 90
Tên thực phẩm 76 84,44
Địa chỉ nơi sản xuất 84 93,33
Trọng lượng 62 68,88
Thành phần cấu tạo 63 70,00
Chỉ tiêu chất lượng 70 77,78
Ngày sản xuất, hạn dùng 86 95,56
Hướng dẫn sử dụng 72 80,00
Hướng dẫn bảo quản 66 73,33
Không biết/không trả lời 0 0,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
Bảng 4.24 cho thấy, đa số các hộ điều tra biết đến các tiêu chí phải ghi trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn. Trong đó, đa số hộ điều tra đều quan tâm đến ngày sản xuất và hạn dùng của thực phẩm (95,56%). Thông số quan trọng tiếp theo trên nhãn mà người chế biến quan tâm là địa chỉ nơi sản xuất (93,33%); tên thực phẩm (84,44%); chỉ tiêu chất lượng (77,78%); hướng dẫn sử dụng (80,00%); hướng dẫn bảo quản (73,33%). Trong khi đó, thông số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến ATTP như thành phần cấu tạo chỉ được 63 người chú ý đến (70%).
* Kiến thức về cách chọn thịt, cá tươi
Bảng 4.25 cho thấy, tất cả các hộ điều tra đều có kiến thức tương đối tốt khi lựa chọn thịt, cá tươi. Trong đó, có tới 89 người (chiếm 98,89%) hiểu biết về thịt tươi là thịt phải có màu đỏ tươi và cá tươi là cá còn sống, mang cá hồng tươi. Tuy nhiên, số người quan tâm đến mùi tanh ươn của cá chưa cao (62,22%). Đây là một trong các yếu tố quan trọng góp phần cho bữa ăn được an toàn.
Bảng 4.25. Kiến thức về cách chọn thịt, cá tươi
Tiêu chí Chỉ số Số cơ sở kinh doanh
đạt yêu cầu (người)
Tỷ lệ (%) Cách chọn thịt tươi Màu đỏ tươi 89 98,89 Dính, dẻo 72 80,00
Ấn tay căng, không để lại vết lõm 83 92,22
Không có mùi hôi 80 88,89
Khác (ghi rõ) 56 62,22
Cách chọn cá tươi
Cá còn sống 89 98,89
Cá cứng không bị thõng khi cầm trên tay 58 64,44
Mang hồng tươi 89 98,89
Không có mùi tanh ươn 56 62,22
Bụng bình thường 65 72,22
Khác (ghi rõ) 56 62,22
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời