Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý nhà nướcvề an toàn thực phẩm trên
4.2.2. Nguồn lực quảnlý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn
bàn thành phố Bắc Ninh
4.2.2.1. Nguồn nhân lực
Là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trình độ của cán bộ làm công tác phù hợp với chuyên ngành được quản lý, giúp cho cán bộ quản lý cư xử đúng mực, nhanh nhẹn nắm bắt các thông tin, khả năng phân tích thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Bởi vậy việc lựa chọn cán bộ có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp giúp cho hoạt động quản lý có hiệu quả. Hiện nay, nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP ở Bắc Ninh đã được hình thành đầy đủ ở các tuyến, tuy nhiên do trình độ cán bộ, kinh nghiệm công tác có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động quản lý.
Trong nhưng năm qua đội ngũ cán bộ chuyên trách VSATTP Thành phố Bắc Ninh đã được bổ sung, đào tạo tập huấn hàng năm. Tuy nhiên, đánh giá mức độ hoàn thành công việc chưa được cao và số lượng, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về chất lượng cán bộ quản lý VSATTP Thành phố Bắc Ninh
Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)
Tổng số mẫu lấy ý kiến 90 100
- Rất tốt 7 7,78
- Tốt 30 33,33
- Trung bình 52 57,78
- Kém 1 1,11
- Rất kém 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra (2017)
Kết quả khảo sát người dân (người kinh doanh thực phẩm, người sản xuất, người chế biến và người tiêu dùng) về chất lượng cán bộ quản lý VSATTP thành phố Bắc Ninh được đánh giá ở mức tốt và trung bình với tỷ lệ cao: hơn 40% đánh giá ở mức tốt và rất tốt, 57,78% được đánh giá ở mức trung bình, ở mức kém chỉ có 1,11% và mức rất kém là 0%. Điều đó cho thấy về trình độ chuyên môn cũng như tác phong làm việc của cán bộ địa phương đã được đa số nhân dân nhìn nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có những lớp tập huấn về nghiệp vụ để có thể đáp ứng tốt hơn nữa trong quản lý nhà nước về VSATTP.
4.2.2.2. Cơ chế tài chính
Nguồn tài chính là điều kiện cần thiết để duy trì bộ máy quản lý nhà nước và triển khai các hoạt động trong quản lý nhà nước về VSATTP. Nguồn kính phí để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Cơ chế tài chính phù hợp không những khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ làm có nhiệt tình, hăng say, yên tâm trong công tác từ đó nâng cao hiệu quả quản lý mà còn phát triển và đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như mở rộng hệ thống kiểm nghiệm về VSATTP, đầu tư trang thiết bị cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, tập huấn, thanh kiểm tra.
Ngoài ra, nguồn kinh phí cho duy trì bộ máy quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm qua các năm chủ yếu đầu tư cho bộ máy quản lý hành chính, mua sắm trang thiết bị và chưa có nguồn vốn chi cho các hoạt động thường xuyên hàng năm. Thiếu kinh phí hoạt động đã làm giảm hiệu quả QLNN.
4.2.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc của cán bộ làm công tác quản lý. Cơ sở vật chất tốt, cán bộ làm việc hiệu quả hơn, chính xác hơn. Tránh được tình trạng lãng phí thời gian và công sức. Các thông tin truyền thông được truyền đạt nhanh hơn, chính xác hơn. Các cán bộ có điều kiện tìm hiểu thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công việc của mình.
Hiện tại, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý. Mặc dù, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm chưa có trụ sở làm việc riêng nhưng đã được bố trí tiếp quản 1 tầng nhà A4 (Khoa nội của Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh) với 14 phòng làm việc lớn nhỏ, trong đó có 02 hội trường (01 hội trường tập huấn kiến thức cho các cơ sở thực phẩm và giao ban, họp thì được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy chiếu, màn chiếu, còn 01 hội trường để trống vì không có bàn ghế). Tuy nhiên, số lượng phòng làm việc đã đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
Trang bị máy móc phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về VSATTP chưa đảm bảo, thiếu hụt số lượng và chủng loại trang thiết bị đã gây khó khăn cho công tác thanh kiểm tra, giám sát điều tra đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả các hoạt động trên.
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ QLNN về VSATTP
Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)
Tổng số mẫu lấy ý kiến 43 100
- Rất tốt 2 4,65
- Tốt 15 34,88
- Trung bình 20 46,51
- Kém 6 13,95
- Rất kém 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra (2017)
Theo đánh giá của đội ngũ cán bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thấy gần 40% cán bộ cho rằng hệ thống cơ sở vật chất tốt và rất tốt. Ngoài ra cũng có tới 13,95% cán bộ cho rằng hệ thống trang thiết bị phục vụ QLNN và VSATTP kém, trong đó Chi cục ATVSTP là đơn vị có tỷ lệ đánh giá trang thiết bị đầy đủ thấp nhất. Là đơn vị trực tiếp thực hiện nên cán bộ tại Chi cục hiểu rõ nhất về tính phù hợp, đầy đủ của các loại trang thiết bị phục vụ cho quản lý. 4.2.3. Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước
Việc phân cấp chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến quản lý chồng chéo trong quản lý. Nhiều cơ quan cùng quản lý 1 cơ sở, cùng 1 lúc tiến hành thanh tra, kiểm tra, cấp phép đã gây khó khăn, tạo áp lực cho cơ sở thực phẩm.
Sự phối hợp giữa các ngành còn mang tính bị động, chưa có quy chế phối hợp, chưa có kế hoạch chủ động phối hợp, sự phối hợp không thường xuyên, liên tục. Sở Y tế là cơ quan thường trực của BCĐ liên ngành về ATVSTP, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về sự thống nhất quản lý nhà nước. Tuy nhiên, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan ngang cấp, nên khi có sự cố mất an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra trên địa bàn, Sở Y tế phải báo cáo UBND tỉnh đề nghị UBND chỉ đạo sự phối hợp của các ngành liên ngành gây mất thời gian trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay.
4.2.4. Nhận thức của người tiêu dùng
* Hiểu biết của người dân về an toàn thực phẩm
Bảng 4.21. Hiểu biết của người dân về an toàn thực phẩm
Nội dung đánh giá Số lượng
(người)
Tỷ trọng (%)
Tổng số mẫu lấy ý kiến 90
Thực phẩm không có hóa chất vượt quá giới
hạn cho phép 72 80,00
Thực phẩm sạch và tươi 82 91,11
Thực phẩm không ôi thiu, dập nát 70 77,77
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
Bảng 4.21 cho thấy, hầu hết người chế biến tại nhà hàng quán ăn đều biết đến khái niệm thực phẩm an toàn, trong đó biết về thực phẩm sạch và tươi chiếm tỷ lệ cao nhất (91,11%).
* Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây ra thực phẩm không an toàn Bảng 4.22. Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây ra thực phẩm không
an toàn
Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Thực phẩm bị ô nhiễm bởi sinh học 63 70,00
Thực phẩm bị ô nhiễm bởi hoá học 72 80,00
Thực phẩm bị ô nhiễm bởi vật lý 24 26,67
Không biết 20 22,22
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
Đa số người kinh doanh thực phẩm hiểu được nguyên nhân gây ra thực phẩm không an toàn, trong đó số người hiểu do thực phẩm bị ô nhiễm bởi tác nhân hóa học chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), do tác nhân vật lý còn ở mức thấp (26,67%), đặc biệt vẫn còn 22,22% số người không biết về nguyên nhân gây ra thực phẩm không an toàn.
Bảng 4.23. Hiểu biết của người dân về tác hại của thực phẩm không an toàn Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Nôn mửa 86 95,56
Tiêu chảy 88 97,78
Gây các bệnh mãn tính (suy gan, thận, ung
thư, độc thần kinh) 43 47,78
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
Đối với tác hại của thực phẩm không an toàn, hầu hết mọi người chỉ biết đến biểu hiện cấp tính thông thường như nôn mửa (95,56%), tiêu chảy (97,78%), còn các ảnh hưởng mạn tính như suy gan thận, ung thư, gây độc thần kinh thi được ít người biết đến (47,78%).
* Kiến thức về các thông tin trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn
Bảng 4.24. Kiến thức về các thông tin trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn
Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Mẫu điều tra 90
Tên thực phẩm 76 84,44
Địa chỉ nơi sản xuất 84 93,33
Trọng lượng 62 68,88
Thành phần cấu tạo 63 70,00
Chỉ tiêu chất lượng 70 77,78
Ngày sản xuất, hạn dùng 86 95,56
Hướng dẫn sử dụng 72 80,00
Hướng dẫn bảo quản 66 73,33
Không biết/không trả lời 0 0,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
Bảng 4.24 cho thấy, đa số các hộ điều tra biết đến các tiêu chí phải ghi trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn. Trong đó, đa số hộ điều tra đều quan tâm đến ngày sản xuất và hạn dùng của thực phẩm (95,56%). Thông số quan trọng tiếp theo trên nhãn mà người chế biến quan tâm là địa chỉ nơi sản xuất (93,33%); tên thực phẩm (84,44%); chỉ tiêu chất lượng (77,78%); hướng dẫn sử dụng (80,00%); hướng dẫn bảo quản (73,33%). Trong khi đó, thông số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến ATTP như thành phần cấu tạo chỉ được 63 người chú ý đến (70%).
* Kiến thức về cách chọn thịt, cá tươi
Bảng 4.25 cho thấy, tất cả các hộ điều tra đều có kiến thức tương đối tốt khi lựa chọn thịt, cá tươi. Trong đó, có tới 89 người (chiếm 98,89%) hiểu biết về thịt tươi là thịt phải có màu đỏ tươi và cá tươi là cá còn sống, mang cá hồng tươi. Tuy nhiên, số người quan tâm đến mùi tanh ươn của cá chưa cao (62,22%). Đây là một trong các yếu tố quan trọng góp phần cho bữa ăn được an toàn.
Bảng 4.25. Kiến thức về cách chọn thịt, cá tươi
Tiêu chí Chỉ số Số cơ sở kinh doanh
đạt yêu cầu (người)
Tỷ lệ (%) Cách chọn thịt tươi Màu đỏ tươi 89 98,89 Dính, dẻo 72 80,00
Ấn tay căng, không để lại vết lõm 83 92,22
Không có mùi hôi 80 88,89
Khác (ghi rõ) 56 62,22
Cách chọn cá tươi
Cá còn sống 89 98,89
Cá cứng không bị thõng khi cầm trên tay 58 64,44
Mang hồng tươi 89 98,89
Không có mùi tanh ươn 56 62,22
Bụng bình thường 65 72,22
Khác (ghi rõ) 56 62,22
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
4.2.5. Kiến thức hành vi của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm Bảng 4.26 cho thấy trên 70% hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm Bảng 4.26 cho thấy trên 70% hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm sử dụng trang phục chuyên dụng khi làm việc, cao nhất là đeo khẩu trang khi sản xuất chế biến thực phẩm (94%), thấp nhất là đeo găng tay (70%).
Bảng 4.26. Tình hình ăn sử dụng trang phục chuyên dụng khi làm việc
Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Mẫu điều tra 50
Mũ 40 80,00
Khẩu trang 47 94,00
Găng tay 35 70,00
Tạp dề 37 74,00
Quần áo chuyên dụng 39 78,00
Bảng 4.27 cho thấy, trên 70% các hộ điều tra đều biết được các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm trong quá trình chế biến. Trong đó, số hộ điều tra cho rằng nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm trong quá trình chế biến do rửa nguyên liệu thực phẩm không sạch chiếm tỷ lệ cao nhất (96%), số người hiểu được nguyên nhân do cho thêm các chất độc vào thực phẩm chiếm tỷ lệ thấp nhất (70%).
Bảng 4.27. Kiến thức về các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm trong quá trình chế biến
Các nguyên nhân
Số chủ cơ sở kinh doanh đạt yêu cầu
(người)
Tỷ lệ (%)
Mẫu điều tra 50
Do rửa nguyên liệu TP không sạch 48 96,00
Do dụng cụ chế biến không đảm bảo vệ sinh 47 94,00
Do nấu nướng không đúng quy định 46 92,00
Do bàn tay NV chế biến bị nhiễm bẩn 40 80,00
Do cho thêm các chất độc vào thực phẩm 35 70,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời
Biểu đồ 4.1 cho thấy, chỉ có 12 hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm (chiếm tỷ lệ 24%) biết và nêu đúng ví dụ về quy định đảm bảo ATTP trong nhà hàng quán ăn như: Luật ATTP, Pháp lệnh VSATTP, Nghị định 163/2004/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Pháp lệnh VSATTP, quy tắc bếp 1 chiều, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh người chế biến. Tuy
nhiên, vẫn còn tới 38 hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm khôngbiết về
các quy định trên (chiếm tỷ lệ 76%).
Biểu đồ 4.2 cho thấy, chỉ có 39 hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm (chiếm tỷ lệ 78%) có kiến thức chung về ATTP đạt yêu cầu cao gấp hơn
3,5 lần số hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có kiến thức chung không đạt yêu cầu (22%).
Biểu đồ 4.2. Kiến thức chung về an toàn thực phẩm
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH 4.3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Nâng cao năng lực quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Mục tiêu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Bắc Ninh được đầu tư xây dựng cơ sử hạ tầng và cung cấp các trang thiết bị thiết yếu, 100% các nhóm sản phẩm thực phẩm có quy chuẩn kỹ thuật được cập nhật, hài hòa và phù hợp với phân công quản lý nhà nước, trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Mục tiêu 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩn, 80% người quản lý, 70% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm. Sẽ duy trì tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản. Mục tiêu đặt ra 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, thủy sản thực phẩm được kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo các Thông tư quy định về kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản v.v. Tiến hành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, liên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, kiểm tra từ gốc tại các nước xuất khẩu nông lâm thủy sản vào Việt Nam theo quy định tại các thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm ngành công thương: Mục tiêu 80% cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm trong diện quản lý được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, 100% cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm công nghiệp được áp dụng