Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

* Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài

VSATTP đang là đề tài nóng bỏng của chúng ta hiện nay, từ kinh nghiệm quản lý VSATTP của EU, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong vấn đề này là:

Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống kiểm soát thực phẩm theo nguyên tắc: phân tích mối nguy, tiếp cận quản lý hệ thống “ngăn ngừa, phòng chống, kiểm soát và xử lý” và kiểm soát toàn bộ chu trình thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”.

Thứ hai, nhất thiết phải xây dựng được hệ thống quy định pháp luật đồng bộ từ các biện pháp VSATTP đến các biện pháp kiểm dịch động vật theo tiêu chuẩn chung quốc tế (có tính đến điều kiện cụ thể của đất nước). Hệ thống này phải đầy đủ trên các khía cạnh về luật thực phẩm, phụ gia thực phẩm, vấn đề hoá chất bảo vệ thực vật, vấn đề kiểm dịch và việc cụ thể hoá các quy định pháp luật bằng những biện pháp cụ thể trong từng hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, lưu thông thực phẩm đóng vai trò quan trọng khi thực thi chúng.

Thứ ba, trên cơ sở nguyên tắc tiếp cận hệ thống và toàn bộ chu trình thực phẩm, xây dựng bộ máy quản lý và kiểm soát VSATTP, phân công trách nhiệm các bộ ngành, địa phương liên quan và cơ chế phối hợp giữa chúng bởi năng lực của bộ máy là yếu tố quyết định hiệu quả công tác quản lý thực phẩm.

Thứ tư, công tác thanh tra là biện pháp quan trọng nhất trong kiểm soát thực phẩm, vì vậy cần có một đội ngũ thanh tra đủ lớn và bảo đảm đủ năng lực chuyên môn mới kiểm soát và xử lý được tất cả các khâu của chu trình thực phẩm.

Thứ năm, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn VSATTP mang tính khả thi, hiệu quả cao trong phòng ngừa và xử lý khắc phục những vi phạm an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đặc biệt là phù hợp về mức thu nhập và tập quán ăn uống. Tuy nhiên, trong công tác xây dựng tiêu chuẩn vẫn cần lấy chuẩn quốc tế làm cơ sở để từng bước điều chỉnh quy định trong nước, nhất là các quy định liên quan đến thực phẩm xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu.

Thứ sáu, xác định hệ thống HACCP là điều kiện tiên quyết để thâm nhập được vào thị trường quốc tế, phát triển kinh doanh, do đó các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu cần hết sức chú trọng điều này.

Thứ bảy, hệ thống kiểm nghiệm, phân tích thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính chính xác, khoa học của hoạt động thanh tra, kiểm tra chất

lượng VSATTP để từ đó rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định cho phù hợp thực tế, vì vậy Việt Nam nhất thiết cần xây dựng, quy định cụ thể chức năng, quyền hạn của các phòng thí nghiệm, hệ thống phòng phân tích chuẩn kiểm nghiệm chất lượng VSATTP ở trung ương và các trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh.

Thứ tám, hoàn thiện hệ thống phân phối và bán lẻ trong nước để không bỏ sót một loại thực phẩm nào cho người dân mà không được kiểm soát chất lượng VSATTP.

Thứ chín, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về nguy cơ ngộ độc thực phẩm, sự lan truyền bệnh dịch trong nhân dân. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực VSATTP như tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh lây truyền qua biên giới.

* Bài học kinh nghiệm từ các địa phương trong nước

- Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh liên tiếp xảy ra các

vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô ngày càng rộng, tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cũng tăng cao, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của con người, mà còn thiệt hại về kinh tế đối với cá nhân người mắc bệnh, gia đình họ và cả cộng đồng. Các bệnh này đã tạo ra một gánh nặng lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và giảm đáng kể năng suất kinh tế. Chính vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là một trong những vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thế kỷ 21.

- Các cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ này cần đẩy mạnh

các hoạt động (thanh tra, kiểm tra, giám sát; thông tin, truyền thông, giáo dục), nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, chế biến và người tiêu dùng, góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm xẩy ra, tăng cường bảo vệ sức khỏe nhân dân, từng buớc nâng cao chất lượng cuộc sống. Xây dựng mô hình điểm chợ điểm về VSATTP, khuyến khích người dân sản xuất, chăn nuôi sạch bằng cách quy hoạch các điểm trồng rau sạch và xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn.

Hiện nay tỉnh Bắc Ninh cũng như nhiều tỉnh trong cả nước đã có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, tập trung ở khu vực thành phố Bắc Ninh và một số thành phố. Trong tương lai hai điểm này sẽ cung cấp rau xanh cho toàn thành phố.

Thành phố Bắc ninh là một thành phố có rất nhiều khu công nghiệp phát triển, nhiều làng nghề truyền thống, nhiều lễ hội hàng năm, thu hút số lượng lao

động lớn đến làm việc, thăm quan. Đảm bảo VSATTP để hạn chế ngộ độc thực phẩm xẩy ra trong các bếp ăn tập thể và trong dịp lễ hội truyền thống, luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xây dựng các mô hình điểm về VSATTP là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này. Hiện tại, thành phố Bắc Ninh vẫn chưa thực hiện xây dựng được mô hình tiên tiến về VSATTP, chưa có lò giết, mổ gia súc tập trung việc quy hoạch 2 điểm trồng rau sạch cũng chưa thực hiện được.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐĂC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Bắc Ninh 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Ninh nằm trong vùng đất Vũ Ninh - Kinh Bắc xưa, là một trong những vùng đất cổ của Việt Nam, nơi sản sinh ra nền văn hoá Quan họ đặc sắc, chiếc nôi của nền văn minh lúa nước Đại Việt. Trải qua bao biến động của lịch sử, cho đến nay, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vùng đất đã từng một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của người Việt cổ.

Thành phố Bắc Ninh với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có các tuyến giao thông huyết mạch: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, có hệ thống núi đồi tạo nên vị trí quốc phòng quan trọng, là lá chắn bảo vệ cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội. Với vị trí cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 Km, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km. Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Yên Phong, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời (Sở GTVT Bắc Ninh, 2015).

Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính cấp thành phố thuộc tỉnh Bắc Ninh. Thành phố Bắc Ninh là 1 trong 10 đô thị sạch năm 2009.

Hình 3.1 Bản đồ thành phố Bắc Ninh

Nguồn: Sở GTVT Bắc Ninh (2015)

3.1.1.2. Đặc điểm văn hóa

Một trong những nét văn hiến đặc sắc của xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh đó là truyền thống khoa bảng nổi danh và có nhiều đình chùa, lễ hội dân gian. Văn miếu Bắc Ninh tại phường Đại Phúc được biết đến là một di tích lịch sử quan trọng của thành phố, của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, vinh danh 677 vị tiến sĩ từ thời Lý đến hết thời Nguyễn, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước. Người dân thành phố vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, các lễ hội giàu truyền thống như hội Đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh), hội thi hát Quan họ (làng Liêm Xá, xã Hoà Long), hội Đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, hội rước nước làng Thị Cầu (phường Thị Cầu), hội hát Quan họ làng Ó (khu Xuân ổ), Khả Lễ, Bồ Sơn (phường Võ Cường).

Là một thành phố trẻ nhưng giàu truyền thống văn hoá, thành phố Bắc Ninh có điều kiện quy hoạch, xây dựng đô thị bài bản theo hướng hiện đại, phát triển tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp. Những năm gần đây, thành phố Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo cấu trúc của một đô thị hiện đại, đời sống nhân dân, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Bắc Ninh được thành lập năm 2006, trên cơ sở nâng cấp và mở rộng thị xã Bắc Ninh. Thành phố Bắc Ninh có địa hình của một vùng đồng bằng châu thổ, nằm ở bờ Nam sông Cầu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy công nghiệp và là đầu mối giao thông của tỉnh. Quốc lộ 1 và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi ngang qua địa bàn thành phố. Quốc lộ 18 từ Hà Nội đi Quảng Ninh cũng ngang qua thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 18 từ Bắc Ninh đi Hưng Yên.

3.1.2.1. Kinh tế

Là một trong những trung tâm kinh tế tác động trực tiếp đến quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của tỉnh nói riêng và cả vùng nói chung, Thành phố Bắc Ninh luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bình quân 5 năm (2011-2016) đạt 15,7%, vượt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành ủy đề ra. Trong đó, công nghiệp- dịch vụ từng bước phát triển nhanh theo hướng hiện đại và bền vững với tốc độ tăng bình quân là 21,7%, được xác định là ngành kinh tế chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nâng chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người 4.955USD/người năm 2014 đứng thứ 9 so với cả nước. Xây dựng cơ cấu Kinh tế toàn thành phố trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; từng bước chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp sau năm 2030 của thế kỷ XXI (Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh, 2014).

Bảng 3.1. Mức tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội của thành phố qua các giai đoạn 2006-2016

TT

Các khu vực kinh tế

Năm 2006 Năm 2011 Năm 2016

Tổng sản phẩm xã hội (tỷ đồng) Tăng trưởng bình quân (%/năm) Tổng sản phẩm xã hội (tỷ đồng) Tăng trưởng BQ (%/năm) Tổng sản phẩm xã hội (tỷ đồng) Tăng trưởng bình quân (%/năm) 1 Nông, lâm, thủy sản 119 3,5 121 3,4 127 3,1 2 Công nghiệp - Xây dựng 661 15,8 908 16,50 1.789 14,5 3 Dịch vụ 552 14,6 1.622 13,2 3.101 13,8 Tổng 1.332 11,8 2.651 11,1 5.017 10,7

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh (2006, 2011, 2016)

Tuy là thành phố có diện tích nhỏ nhất cả nước, với dân số ít người (đứng thứ 8 trong khu vực), nhưng thành phố Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng GDP cao, gần gấp đôi tốc độ trung bình của cả nước và đứng thứ 2 trong số các thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ (Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh, 2016).

Cơ cấu kinh tế của thị xã chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Hết năm 2016, tỷ trọng Công nghiệp thương mại, dịch vụ ước chiếm 95%; nông-lâm nghiệp-thủy sản giảm còn 2.5%, giảm 6,9% so với năm 2006.

Bảng 3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn 2006 -2016

Đơn vị tính: %

Năm Các ngành

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2006 9.4 49.8 40.8

2011 4.1 49.6 46.3

2016 2.5 47.1 50.4

Cơ cấu kinh tế của thành phố Bắc Ninh có sự chuyển dịch khá nhanh, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cũng như Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Đó là tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch của cơ cấu lao động của toàn thành phố trong các ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng giảm dần lao động Nông - Lâm - Ngư, tăng dần lao động Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

3.1.2.2. Quy mô dân số a, Đặc điểm dân số

Thành phố Bắc Ninh có số dân thành thị cao đứng thứ nhất ở trong tỉnh Bắc Ninh. Năm 2005, dân số thành thị trên địa bàn mới chỉ có 3.944 người (chiếm 3,4% tổng dân số của khu vực). Năm 2006, được nâng nâng cấp thành thành phố trở thành đô thị loại II thì quy mô dân thành Phố Bắc Ninh tăng lên nhanh chóng, đạt 88.212 người vào năm 2009 (chiếm 61,6% tổng dân số của tỉnh và 32,9% dân số thành thị của toàn tỉnh Bắc Ninh). Đến năm 2016, dân số trung bình của thành phố là 186.450 người, trong đó dân số nông nghiệp là 68.322 người, chiếm 36,64%. Hiện nay, số người trong độ tuổi lao động của thành phố có 118.128 người, chiếm 63,36% dân số toàn thành phố. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 106.446 người, chiếm 58,7% lao động trong độ tuổi (Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh, 2016).

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động Chỉ tiêu ĐVT 2016 Tổng dân số Nam Nữ Người 186.450 Người 92.431 Người 94.019

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,97

Dân số trong độ tuổi lao động Người 102.361

Mật độ dân số Người/km2 1.398,17

Tốc độ tăng dân số tự nhiên % 0,96

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh (2016)

Số dân thành phố tăng nhanh đã làm cho mức độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố ngày càng tăng cao. Thành phố Bắc Ninh có tỷ lệ đô thị hóa tương đối

cao so với các khu vực khác trong tỉnh. Thành phố Bắc Ninh có mức độ đô thị hóa năm 2011 là 71,6%), cao hơn so với mức trung bình của toàn tỉnh và cao hơn nhiều so với các huyện, thị xã khác trong tỉnh.

b, Nguồn nhân lực

Ước tính 2015, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 102.361 người chiếm 54,90% tổng dân số, giai đoạn 2010-2015 trung bình mỗi năm lao động qua đào tạo chiếm 63%. Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực thành phố Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Năm 2015, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của thành phố Bắc Ninh là 63%, trong đó số người có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 53.7% Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực thành phố Bắc Ninh cao hơn mức trung bình của tỉnh Bắc Ninh (Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh, 2015).

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động được phản ánh hết sức rõ nét, xu hướng lao động tham gia vào lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng chiếm 53.7 %; Thương mại, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn 41.5%, trong khi đó lao động thuộc lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp ngày càng giảm chỉ còn 4.8%.

3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

- Thuận lợi: Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt nam. Là vùng văn hóa rất đặc trưng của đất nước, là cái nôi của lễ hội vẫn được duy trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)